III. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Pin
1. Thực trạng công tác quản lý:
1.5. Quản lý hoạt động bán hàng:
Như đã nói ở trên, hoạt động tiêu thụ sản phẩm Pin của công ty chủ yếu thực hiện qua khách hàng là các đại lý và các nhà buôn lớn. Mà chủ yếu ở đây là các đại lý.
Do đó ở đây quản lý hoạt động bán hàng chủ yếu xét về khía cạnh bán hàng qua các đại lý của công ty.
Công ty cổ phần Pin Hà Nội Đại lý Cửa hàng bán lẻ Người tiêu dùng Nhà buôn
Hoạt động bán hàng giữa công ty và các đại lý diễn ra như sau:
Tất cả các khách hàng đều phải kí hợp đồng đại lý bao tiêu (mua đứt, bán đoạn) mua bán Pin “Con Thỏ” theo năm thường bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm.
Ngoài ra cửa hàng bán lẻ kí hợp đồng mua bán hàng hoá trong năm (thanh toán ngay).
Hợp đồng đại lý bao tiêu mua bán Pin “Con Thỏ” được chia thành hai loại:
−Hợp đồng đại lý thanh toán tiền ngay
−Hợp đồng đại lý thanh toán tiền chậm
Trong số 100 đại lý, có 73 đại lý thanh toán tiền ngay còn lại 27 đại lý thanh toán tiền chậm.
+Đối với hợp đồng mua bán tiền ngay: khách hàng đến mua hàng hoặc uỷ quyền cho người đến nhận hàng thì phải thanh toán tiền ngay theo giá trị ghi trên hoá đơn cho mỗi lô hàng.Thanh toán tiền ngay có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng sau đó fax về cho công ty, bên mua phải chịu trách nhiệm pháp lý về bản fax đó.
Căn cứ vào số lượng, chủng loại khách hàng yêu cầu, phòng tiêu thụ lập hoá đơn và xuất hàng cho khách hàng.
+Đối với đại lý thanh toán tiền chậm: có 2 trường hợp Hợp đồng đại lý thanh toán tiền chậm có thế chấp
Hợp đồng thoả thuận bán sản phẩm gồm các điều kiện: chủng loại, số lượng, giá)
Do đó công tác quản lý hoạt động bán hàng của công ty chính là công tác quản lý việc tiến hành kí kết các hợp đồng và việc kiểm tra việc thực hiện hợp đồng đó của các đại lý như thế nào.
Song trên thực tế của công ty cho thấy hoạt động này vẫn còn nhiều vấn đề như khách hàng nợ còn nhiều, điều này ảnh hưởng đến vòng quay của vốn, ứ đọng vốn , tăng chi phí tồn kho lên. Giảm hiệu quả kinh doanh,
do đó trong thời gian tới lãnh đạo công ty và phòng chức năng cần có biện pháp điều chỉnh tình trạng nợ đọng này.
Nhận xét: hoạt động tiêu thụ được thực hiện bởi các nhân viên phòng thị trường và tiêu thụ, bộ phận quản lý phòng thị trường sẽ có trách nhiệm quản lý các hoạt động này của các nhân viên mình qua hệ thống chứng từ, hoá đơn mua bán, chứng từ thanh toán, fax khách hàng gửi đến.
Song do công tác quản lý còn kém hiệu quả dẫn đến nhiều hợp đồng còn ứ đọng nợ, dẫn đến khách hàng chiếm dụng vốn của công ty ảnh khả năng thu hồi vốn kinh doanh cho kì sau.
Bên cạnh đó là trình độ nhân viên trực tiếp bán hàng cho đại lý còn chưa đủ chuyên môn nghiệp vụ, còn thiếu trách nhiệm dẫn đến kém hiệu quả trong kí kết hợp đồng và thanh toán cho công ty.
Công tác quản lý bán hàng của công ty cần được chú trọng, quan tâm hơn nữa vì đây là giai đoạn quan trọng đảm bảo thu hồi vốn ,lợi nhuận của doanh nghiệp.