3 Hoàn thiện pháp luật kinh doanh nhà ở hướng tới mục tiêu xây dựng thị trường nhà ở nói riêng và thị trường bất động sản nói chung phát triển

Một phần của tài liệu Pháp luật kinh doanh nhà ở, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 50 - 52)

thị trường nhà ở nói riêng và thị trường bất động sản nói chung phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch.

Phát triển và xây dựng thị trường nhà ở nói riêng và thị trường bất động sản nói chung phát triển lành mạnh, công khai, minh bạch là rất cần thiết, bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, thị trường BĐS là một thành phần không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, cùng với thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ tạo thành một chu trình khép kín các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy phát triển và quản lý tốt thị trường BĐS nói chung và thị trường nhà ở nói riêng sẽ góp phần vào việc hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Thứ hai, giữa thị trường vốn và thị trường nhà ở có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường nhà ở sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn, tạo điều kiện cho ngân hàng các tổ chức tín dụng mở rộng địa bàn hoạt động, huy động thêm nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhà ở. Từ đó nâng cao năng lực tài chính cho nền kinh tế. Thị trường nhà ở hoạt động công khai, minh bạch sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh.

Thứ ba, thực tế cho thấy khi tính công khai, minh bạch của thị trường thấp sẽ làm nẩy sinh nạn đầu cơ, mua bán, chuyển nhượng nhà ở trái phép, vấn nạn tham nhũng, tiêu cực; ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng của nền kinh tế, ngân sách nhà nước bị thất thu; nảy sinh tình trạng bất công trong việc tiếp cận và sử dụng nhà ở, gây bất bình trong dư luận.

Thứ tư, trong điều kiện nước ta chủ động hội nhập từng bước vững chắc vào quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế nước ta đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Để đối phó với sự cạnh tranh gay gắt về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên trường quốc tế, thì một trong những biện pháp là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, huy động mọi nguồn lực cho sản xuất

kinh doanh, trong đó phát triển và quản lý thị trường nhà ở, thị trường bất động sản nói chung theo hướng công khai, minh bạch là một biện pháp cần thiết.

Thứ năm, xây dựng thị trường BĐS hoạt động công khai minh bạch sẽ đem lại

những lợi ích vô cùng to lớn trên nhiều phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, và pháp luật. Cụ thể:

- Thị trường BĐS hoạt động công khai, minh bạch đảm bảo cho tài sản đầu tư được pháp luật bảo hộ. Mặt khác, thị trường BĐS hoạt động công khai minh bạch sẽ xác lập sự bình đẳng cho các nhà đầu tư, giới kinh doanh trong và ngoài nước. Điều này sẽ khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh góp phần tăng cường tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở nước ta.

- Việc công khai hóa các quyền tài sản đối với BĐS của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sẽ ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ phát sinh các tranh chấp dân sự phức tạp. Hơn nữa, công khai hóa các quyền tài sản đối với BĐS sẽ giúp Nhà nước bảo hộ được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu và chủ sử dụng trong các giao dịch về BĐS .

- Thị trường BĐS hoạt động công khai, minh bạch sẽ triệt tiêu các điều kiện tồn tại của thị trường ngầm, thị trường không có tổ chức, ngăn ngừa rủi ro về quyền lợi cho người dân. Đồng thời xóa bỏ các điều kiện cho hoạt động đầu cơ “rửa tiền” thông qua đầu tư BĐS.

Để xây dựng một thị trường BĐS nói chung và thị trường nhà ở nói riêng hoạt động công khai, minh bạch đòi hỏi Nhà nước phải xác lập đồng bộ, tổng thể các giải pháp về cơ chế, chính sách, tài chính, quản lý, quy hoạch… trong đó không thể thiếu các giải pháp pháp lý. Việc xác lập các giải pháp pháp lý đảm bảo tính minh bạch của thị trường dựa trên những cơ sở chủ yếu sau đây:

- Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, Nhà nước phải đảm bảo thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân cững như quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư có được do bỏ vốn đầu tư

kinh doanh BĐS. Điều này chỉ có thể thực hiện khi thị trường BĐS hoạt động công khai, minh bạch. Bởi lẽ, sự công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu thông tin về BĐS cũng như các cơ chế, chính sách, pháp luật Nhà nước liên quan đến kinh doanh BĐS. … trên cơ sở đó nhà đầu tư cân nhắc có bỏ vốn đầu tư hay không. Hơn nữa, thị trường công khai, minh bạch sẽ loại bỏ sự tồn tại của hoạt động đầu cơ, tham nhũng, tiêu cưc…

- Thị trường BĐS muốn hoạt động công khai, minh bạch đòi hỏi các tổ chức trung gian làm nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh Nhà ở và kinh doanh BĐS phải được thành lập có giấy phép đăng kí kinh doanh và phù hợp với pháp luật. Hơn nữa đội ngũ chuyên gia, tư vấn của các tổ chức này cần được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, có phong cách làm việc chuyên nghiệp và có chứng chỉ hành nghề… Điều này chỉ có thể khi Nhà nước xác lập và ban hành hệ thống khung pháp lý đồng bộ nhằm điều chỉnh mọi hoạt động của thị trường BĐS vận hành theo quỹ đạo quản lý của Nhà nước. Mặt khác, các tổ chức trung gian có nhiệm vụ hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của thị trường BĐS như tổ chức môi giới BĐS, tổ chức định giá BĐS, tổ chức tư vấn BĐS, tổ chức quản lý sàn giao dịch BĐS ... chỉ có thể thành lập và đi vào hoạt động khi có các quy chế pháp lý cụ thể, đồng bộ được Nhà nước ban hành nhằm xác lập cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ liên quan đến sự vận hành của các tổ chức này.

- Thị trường BĐS Việt Nam có chỉ số công khai, minh bạch thấp và việc thiếu các giải pháp pháp lý nhằm nâng cao chỉ số này đang là rào cản lớn nhất trong việc thu hút nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài và người dân tham gia kinh doanh. Đây cũng là thách thức lớn đối với nước ta trong quá trình thực thi các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO cũng như việc thực hiện hiệp định thương mại song phương ký kết giữ Việt Nam với các nước khác.

Một phần của tài liệu Pháp luật kinh doanh nhà ở, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w