Thiệt hại về tài sản

Một phần của tài liệu BTTH do vi phạm quyền lợi NTD (Trang 48 - 81)

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2.4.1.Thiệt hại về tài sản

Theo Điều 608 Bộ luật Dân sự thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1)Tài sản bị mất;

2) Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;

3) Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

4) Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Việc xác định các thiệt hại này phải dựa trên cơ sở khách quan, do vậy việc xác định thiệt hại phải đặt thiệt hại đó trong mối quan hệ về mặt không gian và thời gian của thiệt hại (1). Do cơ chế đặc trưng của nền kinh tế theo cơ chế thị trường ngày nay là sự điều tiết phụ thuộc vào khả năng cung cầu của thị trường và được thể hiện thông qua giá cả. Như vậy tuỳ thuộc vào vào địa điểm xảy ra thiệt hại và thời điểm xảy ra thiệt hại mà cách tính chi phí thiệt hại xảy ra trên thực tế có sự khác nhau tuỳ thuộc vào giá cả của tài sản là vật cùng loại đó trên thị trường ở thời điểm và địa điểm xảy ra thiệt hại.

Ví dụ: gia đình anh A có 4 ha đất trồng lúa. Khi thấy lúa có hiện tượng bị sâu bệnh tấn công thì anh đã mua thuốc trừ sâu tại của hàng của chị B để phun. Nhưng do thuốc trừ sâu của cửa hàng chị B bán không đảm bảo chất lượng nên không có tác dụng diệt trừ sâu bệnh như thông tin ghi trên bao bì thuốc. Vì vậy mà toàn bộ diện tích lúa của gia đình anh A đã bị sâu bệnh tấn công và mất trắng. Như vậy thiệt hại mà anh A có thể được bồi thường bao gồm những gì?

Theo chúng tôi do đặc trưng của cây trồng vật nuôi nên trước hết ta cần phải xét đến độ lớn của lúa, thời gian sinh trưởng, tính thời vụ, điều kiện tự nhiên...của vùng, miền mà cây trồng- lúa nhà anh A bị thiệt hại.Vì lúa của gia đình anh A mới chỉ gieo cấy, thì mức bồi thường thiệt hại khác với lúa đã 1 TS Phùng Trung Tập, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khoẻ và tính mạng.

ở vào giai đoạn làm đòng, chuẩn bị trổ bông. Nếu lúa ở trong giai đoạn mới gieo cấy mà thời vụ còn cho phép gieo cấy lại thì thiệt hại được xác định ở đây là chi phí để mua giống và chi phí trả tiền công lao động để gieo cấy lại diện tích lúa trên, chi phí mua phân bón cần thiết cho lúa đến giai đoạn bị thiệt hại xảy ra...Còn nếu lúa đã ở trong giai đoạn làm đòng, chuẩn bị trổ bông thì không còn thời vụ để có thể gieo cấy lại; mà ở đây nếu được phun thuốc trừ sâu bệnh kịp thời và thời tiết diễn ra bình thường như mọi năm thì sản lượng lúa mà gia đình anh A thu được sẽ là căn cư để tính thiệt hại xảy ra – hoa lợi sẽ thu được từ tài sản. Ngoài ra ta còn phải căn cứ vào giá lúa của địa phương đó tại thời điểm thiệt hại đã xảy ra để tính được mức bồi thường cụ thể của người gây thiệt hại (chủ thể có lỗi trong việc cung cấp ra thuốc trừ sâu không đảm bảo chất lượng cho gia đình anh A).

2.4.2.Thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm

Tính mạng sức khoẻ của con người vô cùng quý giá và khác với tài sản thiệt hại này không thể xác định được giá trị đã bị thiệt hại, không thể quy đổi thành vật chất dưới bất cứ hình thức nào. Vì vậy bản chất của việc BTTH này là tạo điều kiện cho người bị thiệt hại và gia đình của họ khắc phục khó khăn do thiệt hại đó gây ra và trong một số trường hợp nó chỉ có ý nghĩa như là sự trợ cấp cho người bị thiệt hại và gia đình của họ.

2.4.2.1. Xác định thiệt hại về sức khoẻ

Thiệt hại về sức khoẻ đã được khoản 1 Điều 609 Bộ luật Dân sự và khoản 1 Mục 2 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP xác định bao gồm :

Một là chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và các chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người đi cấp cứu, tiền thuốc và tiền mùa các thiết bị y tế, chi phí chiếu chụp Xquang, chụp cắt lớp, siêu âm...theo chỉ dẫn của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người

bị thiệt hại theo chỉ dẫn của bác sĩ, việc lắp chân tay giả... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị giảm sút của người bị thiệt hại nếu có.

Hai là thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Cách xác định thu nhập thực tế bị mất bị giảm sút này đã được Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn cách tính chi tiết.

Ba là chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị (tiền tàu xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình của địa phương nơi thực hiện việc chi phí cho một người chăm sóc cho người bị thiệt hại theo thời gian điều trị do cần thiết hoặc do yêu cầu của cơ sở y tế); thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Bốn là trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phi hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

Năm là ngoài việc bồi thường thiệt về vật chất thì người gây thiệt hại về sức khoẻ cho NTD còn phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho họ. Khoản tiền này được bồi thường cho chính bản thân người bị thiệt hại về sức khoẻ.(1)

2.4.2.2. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Cũng như thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm thực chất chỉ mang tính hỗ trợ cho gia đình người bị thiệt hại khắc phục khó khăn do bị thiệt hại gây nên.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm hại được quy định trong Điều 610 Bộ luật Dân sự và được Khoản 2 Mục II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết. Theo đó thiệt hại do tính mạng bị xâm hại bao gồm:

Một là chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp Xquang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, ...theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; thu nhập bị thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại trong thời gian người đó điều trị; chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Hai là chi phí hợp lý cho việc mai táng phù hợp với phong tục tập quán bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung.

Ba là khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết. Đó là khoản tiền bồi thường cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và trước khi tính mạng bị xâm hại thì thực tế thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.Các đối tượng được hưởng khoản tiền cấp dưỡng này bao gồm: vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và đang được chồng hoặc vợ đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng; cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; .... được quy định tại điểm b tiểu mục 2.3. Mục 2 Phần II Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP.

Bốn là khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm hại. Những người được hưởng khoản tiền này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Trong trường hợp không có người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại thì người được nhận khoản tiền này là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. Việc xác định tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và người thân thích của người bị thiệt hại....

2.5. Thủ tục tố tụng

Trình tự thủ tục: Ở nước ta chưa có tòa án chuyên trách về bảo vệ quyền lợi NTD, các vụ kiện đòi BTTH do hành vi xâm phạm quyền lợi NTD được xếp vào loại các vụ kiện dân sự. Cụ thể trình tự thủ tục như sau :

Về quyền khởi kiện:

NTD có quyền và lợi ích bị xâm phạm thì có quyền tiến hành khởi kiện người có hành vi vi phạm đến tòa án để bồi thường. Hội bảo vệ quyền lợi NTD cũng có quyền khởi kiện nếu được NTD ủy quyền bằng văn bản. Tinh thần này đã được quy định tại Điều 4 và Điều 16 Bộ luật tố tụng Dân sự năm 2006.

Trong quá trình giải quyết vụ kiện, NTD và doanh nghiệp bị kiện bình đẳng với nhau trước Tòa án (Điều 8 Bộ luật tố tụng dân sự ) có quyền thỏa thuận, hòa giải với nhau về giải quyết vụ kiện ( Điều 5 và Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cả hai bên đương sự, khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ kiện người bị kiện, NTD phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của mình. Tòa án chỉ xác minh thu thập chứng cứ trong những trường hợp Bộ luật tố tụng quy định ( Điều 6, Điều 85 Bộ luật tố tụng Dân sự ).

Về thẩm quyền giải quyết vụ kiện: Vụ kiện về bảo vệ quyền lợi NTD thuộc thẩm quyền giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện ( thường là nơi cá nhân, doanh nghiệp bị kiện có trụ sở hoặc nơi cư trú ).

Về thủ tục khởi kiện: NTD muốn tiến hành khởi kiện đối tượng đã gây thiệt hại cho mình phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng dân sự kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi cho Tòa án các tài liệu chứng cứ chứng minh mình đã mua hàng hóa của doanh nghiệp bị kiện, các loại chứng cứ chứng minh doanh nghiệp bị kiện đã có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD; người khởi kiện có thể gửi đơn, các tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án bằng cách trực tiếp nộp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi; Tòa án án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện và ghi nhận vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn khởi kiện Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau:

Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;

Trường hợp Tòa án thụ lý vụ án, các thủ tục sau đó được thực hiện theo quy định cảu Bộ luật tố tụng dân sự.

Quy định về nộp tạm ứng án phí và chi phí tố tụng khác: Người khởi kiện tiến hành khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí theo quy định của Nhà nước ( Điều 130 Bộ luật tố tụng Dân sự ). NTD khi yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định thì phải nộp tiền tạm ứng giám định.

Vấn định áp dụng biện pháp khẩn cấp: NTD có thể yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có thể buộc bên bị khởi kiện thu hồi sản phẩm nếu việc tiếp tục cho lưu thông hàng hóa gây hậu quả nghiêm trọng nhất là các loại thiệt hại không thể khắc phục được ( khoản 2 Điều 99, Điều 102 và Điều 115 Bộ luật tố tụng dân sự ).

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

BTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NTD

3.1. Thực trạng pháp luật về BTTH do vi phạm quyền lợi NTD trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Pháp luật về bảo vệ NTD Việt Nam trong đó có các quy định về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD nhìn chung đã quy định khá đầy đủ các quy chế pháp lý để bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên quy chế về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD bên cạnh những mặt đã được còn rất nhiều tồn tại cần khắc phục.

3.1.1. Những thành tựu đã đạt được.

Pháp luật đã ghi nhận những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ quyền lợi của NTD nói chung trên thế giới trong đó có nguyên tắc NTD được bồi thường một cách thoả đáng.Trên cơ sở nguyên tắc này đã cụ thể hoá thành quyền được bồi hoàn và bồi thường thiệt hại của NTD quy định tại Điều 4 và Điều 22 Pháp lệnh Bảo vệ NTD.Và cơ sở để thực thi quyền này của NTD là các quy định về quyền trách nhiệm của cá nhân tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; NTD có quyền được bồi thuờng khi mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo và bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản.

Các nguyên tắc chung về bảo vệ quyền lợi NTD được bắt nguồn từ bản hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về bảo vệ NTD được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn ngày 9/4/1985. Trong bản hướng dẫn đã đưa ra những nguyên tắc chung sau :

Những nhu cầu pháp lý mà bản hướng dẫn hướng tới đó là:

Thứ nhất: Bảo vệ NTD tránh khỏi những mối nguy hại về sức khỏe và an toàn;

Thứ hai: Ủng hộ và bảo vệ các quyền lợi kinh tế của NTD;

Thứ ba: Thông tin đầy đủ cho NTD để họ có thể lựa chọn hàng hóa theo nguyện vọng và nhu cầu;

Thứ tư: Giáo dục cho NTD bao gồm giáo dục về các tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường đối với sự lựa chọn cho NTD;

Thứ năm: Cho phép tự do thành lập các nhóm các tổ chức NTD thích hợp và tạo điều kiện cho các tổ chức trình bày các quan điểm của mình trong các quá trình ra quyết định có ảnh hưởng tới họ.

Thứ sáu: Thúc đẩy tiêu dùng bền vững;

Thứ bảy: là đền bù một cách hữu hiệu cho NTD.

Ngoài ra bản hướng dẫn còn nhấn mạnh vai trò của chính phủ các nước trong việc phát triển, củng cố hoặc giữ vững các chính sách mạnh mẽ bảo vệ NTD; vai trò của chính phủ trong việc phát triển, củng cố và duy trì cơ sở hạ tầng để phát triển, trong việc thực hiện điều hành các chính sách bảo vệ

Một phần của tài liệu BTTH do vi phạm quyền lợi NTD (Trang 48 - 81)