Nội dung của quan hệ pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD

Một phần của tài liệu BTTH do vi phạm quyền lợi NTD (Trang 44 - 45)

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2.3.Nội dung của quan hệ pháp luật về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD

lợi NTD

2.3.1. Quyền được BTTH của NTD

Nước ta đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Một trong những chính sách tiên quyết có tính quyết định để đạt được mục tiêu này là việc phát triển kinh tế. Bên cạnh việc xây dựng một khung pháp lý để quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh đồng thời nhà nước cũng cần xây dựng một khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi của NTD. Trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước ngày nay, vai trò của NTD trong quan hệ kinh tế-xã hội, đóng vai trò vô cùng quan trọng và là trung tâm mà mọi hoạt động kinh tế, chính sách kinh tế hướng tới. Vì vậy NTD là đối tượng mà các nhà sản xuất kinh doanh hướng tới, và ngày nay quyền lợi của NTD ngày càng được coi trọng hơn tuy nhiên cũng không ít các nhà sản xuất kinh doanh lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước cùng sự kém hiểu biết của NTD đã có các hành vi vi phạm pháp luật và xâm phạm đến quyền lợi của NTD. Do đó cần có hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi của NTD, và khi quyền lợi của họ bị vi phạm thì cần có cơ chế hợp lý để khắc phục hậu quả- BTTH cho NTD. Đây là một trong tám quyền được Liên hiệp quốc công nhận

và Việt Nam cũng đã thừa nhận trong các văn bản pháp luật. Hiến pháp với vai trò là đạo luật cao nhất, chung nhất cũng đã có quy định điều chỉnh, ghi nhận quyền này của NTD (Điều 28 và Khoản 3, Điều 74 Hiến pháp 1992). Theo đó thì nhà nước có chính sách bảo hộ các quyền cơ bản của NTD, khi họ bị thiệt hại thì họ có quyền được bồi thường vật chất và phục hồi danh dự. Từ những quy định mang tính định hướng đó thì rất nhiều các văn bản pháp luật khác đã quy định điều chỉnh và bảo vệ quyền lợi NTD trong các lĩnh vực cụ thể. Nhưng văn bản thể hiện tập trung nhất đánh dấu sự quan tâm của nhà nước đến quyền lợi NTD là Pháp lệnh số 13/1999/PL- UBTVQH quy định về bảo vệ quyền lợi NTD. Trong đó có quy định về quyền được BTTH của NTD tại các điều: Điều 9, Điều 22). Theo đó thì các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nếu gây thiệt hại cho NTD thì phải BTTH, bồi hoàn theo quy định của pháp luật và NTD có quyền khiếu nại, tố cáo tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm quyền lợi của NTD này thực hiện nghĩa vụ BTTH cho NTD. Quyền được BTTH này của NTD cũng đã được quy định cụ thể trong một số văn bản pháp luật có liên quan khác như Điều 34, Nghị định số 163/2004/NĐ-CP quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó hành vi vi phạm pháp luật của nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm có thể bị điều chỉnh bởi nhiều ngành luật khác nhau như hành chính, hình sự.. tuỳ vào mức độ lỗi; và nếu gây thiệt hại cho NTD thì ở cách điều chỉnh của luật Dân sự thì họ phải có TNBTTH cho NTD. Hoặc ở mức độ chung hơn thì luật chất lượng sản phẩm hàng hoá cũng đã đề cập tới quyền được BTTH của NTD tại Khoản 4, Điều 17 ...

Một phần của tài liệu BTTH do vi phạm quyền lợi NTD (Trang 44 - 45)