5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.3.2. TNBTTH của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ phục vụ cho
dịch vụ phục vụ cho NTD
Như đã phân tích ở phần trên thì TNBTTH của nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hoá dịch vụ làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ giữa nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hành vi vi phạm pháp luật gây
thiệt hại cho NTD- người có nghĩa vụ BTTH với NTD- người bị thiệt hại do hành vi đó gây ra. Đây là một quan hệ đối nhân; nên tương ứng với quyền được BTTH của NTD là TNBTTH của các nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho NTD. Cụ thể TNDS này đã được quy định ở Đoạn 1 Điều 28, Đoạn 3 Điều 74, Hiến pháp 1992. Đây là những quy định mang tính định hướng cho việc xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân khác được pháp luật bảo vệ.
Từ quy định chung mang tính định hướng này các luật cụ thể khác đã điều chỉnh, và phương pháp xử lý khác nhau đối với nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có hành vi vi phạm pháp luật và gây thiệt hại tuỳ vào mức độ lỗi, tính nguy hiểm của việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến các quyền lợi, lợi ích được pháp luật bảo vệ. Chẳng hạn luật hình sự xử lý các hành vi sản xuất buôn bán hàng giả, hàng nhái.... gây tổn hại lớn đến nền kinh tế; luật hành chính xử lý ở mức độ chưa đến mức xác định tội phạm cũng với những hành vi đó nhưng cần có chế tài xử lý để mang tính răn đe và phòng ngừa việc phạm tội xảy ra. Còn ở trong khía cạnh luật dân sự thì do thực hiện các hành vi đó mà các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ đó đã gây phương hại đến NTD thì họ phải có TNBTTH còn có thể bị xử lý cả TNHS hoặc TNHC.
Hiện nay TNBTTH của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ do vi phạm quyền lợi NTD được điều chỉnh bởi một số luật, pháp lệnh như: theo pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH về bảo vệ quyền lợi NTD thì TNBTTH của nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ vi phạm quyền lợi NTD và gây thiệt hại cho họ thì có TNBTTH, bồi hoàn thiệt hại theo quy định của pháp luật (Điều 4, Điều 17 và Điều 26). Tuỳ thuộc vào sự vi phạm trong các lĩnh vực cụ thể mà TNBTTH này của họ chịu sự tác động của các
văn bản pháp luật khác có liên quan tương ứng. Trong vấn đề bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hoá thì trách nhiệm này chịu sự điều chỉnh của luật chất lượng sản phẩm hàng hoá, cụ thể: đối với các nhà sản xuất thì có TNBTTH theo quy định tại Khoản 10 Điều 10-nghĩa vụ của nhà sản xuất; tại Khoản 13 Điều 12- nghĩa vụ của nhà nhập khẩu quy định TNBTTH của nhà nhập khẩu do không đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hoá; tại Khoản 12 Điều 16- nghĩa vụ của người bán hàng thì nhà làm luật cũng đã quy định TNBBTH của nhà bán hàng cho NTD trong trường hợp thiệt hại của NTD do lỗi của nhà bán hàng. Hoặc trong lĩnh vực quảng cáo thì tại điểm d Khoản 2 Điều 24 và Khoản 1 Điều 33 của pháp lệnh quảng cáo quy định về TNBTTH do hành vi vi phạm pháp luật quảng cáo gây thiệt hại cho NTD ....
Tóm lại, khi các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và gây thiệt hại cho NTD thì họ phải có TNBTTH cho NTD bị thiệt hại. Ngoài ra còn tuỳ thuộc vào tính chất lỗi và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà các tổ chức cá nhân này còn có thể phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác.