Một số khía cạnh pháp lý quy định của một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền

Một phần của tài liệu BTTH do vi phạm quyền lợi NTD (Trang 28)

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.6. Một số khía cạnh pháp lý quy định của một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền

giới về bảo vệ quyền lợi NTD và TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD.

Vấn đề bảo vệ quyền lợi của NTD được các nước trên thế giới quan tâm từ rất sớm, tuy nhiên tuỳ từng quốc gia cụ thể mà hệ thống pháp luật về

bảo vệ quyền lợi NTD nói chung và quy định về TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD nói riêng có sự khác biệt và cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Sau đây chúng tôi đưa ra một vài hệ thống pháp luật như pháp luật Mỹ, của Đài Loan, của Malaysia về bảo vệ quyền lợi NTD nói chung và TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD nói riêng để qua đó đối chiếu và hiểu rõ hơn về pháp luật Việt Nam trong việc quy định về vấn đề này.

Một là hệ thống Pháp luật bảo vệ NTD của Hoa kỳ.

Theo pháp luật Mỹ: “Luật bảo vệ NTD là luật của bang hoặc liên bang được ban hành nhằm bảo vệ NTD trước những hành vi thương mại hoặc hoạt động tín dụng không lành mạnh có liên quan đến hàng tiêu dùng, đồng thời bảo vệ NTD trước những hàng hóa nguy hại hoặc hành giả”(1).

Vấn đề bảo vệ NTD của Mỹ đã được đề cập đến trong Luật “Magnuson Moss” năm 1975. Đây là luật về các đảm bảo và thẩm quyền của ban thương mại Liên bang; trong đó nêu rõ những yêu cầu đối với những nhà sản xuất và phân phối cũng như cung cấp cho NTD những danh mục chuẩn tối thiểu của Liên bang để tự bảo vệ mình. Luật này quy định nghĩa vụ BTTH tổn thất hay đền bù, thay thế hàng hóa của doanh nghiệp khi xảy ra khiếu nại về hàng hóa của NTD như việc cấm các doanh nghiệp đưa ra các điều khoản bảo lưu bất lợi cho NTD, miễn trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hàng hóa của mình hay làm giảm đi trách nhiệm đó. Do vậy, doanh nghiệp không thể từ bỏ các đảm bảo tương đương hoặc biến đổi chúng cho hàng hóa mình sản xuất hay phân phối.

Pháp luật Hoa Kỳ còn xem xét đến khả năng cần phải quy định trong văn bản quy định về nghĩa vụ bảo đảm và người mua phải sử dụng thể thức đó trước khi thưa kiện tại tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ còn có một hệ thống các văn bản quy định khá chi tiết và cụ thể các khái niệm hành vi để NTD có thể tham khảo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình; ví dụ như trong Luật đảm bảo khi bán hàng hóa tiêu dùng, Luật bảo

hộ tín dụng tiêu dùng, Luật an toàn hàng hóa tiêu dùng, Luật về nghĩa vụ đóng gói bao bì bảo đảm tránh sự thâm nhập của chất độc hại, Luật cấm tiêu dùng các chất gây hại sức khỏe con người…..

Theo pháp luật Hoa Kỳ cơ bảo vệ quyền lợi NTD thuộc Quốc hội. Một trong số các cơ quan đó là Ủy ban an toàn sản phẩm tieu dùng Hoa Kỳ. Đây là một cơ quan Liên bang được thành lập theo Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSC ). Bằng luật này, Quốc hội giao trách nhiệm cho CPSC “bảo vệ công chúng tránh nguy cơ bị thương hay tử vong liên quan đến các sản phẩm tiêu dùng”. Không phải tất cả các sản phẩm tiêu dùng đều thuộc thẩm quyền của CPSC, song cơ quan này chịu trách nhiệm quản lý hơn 15 ngàn sản phẩm. Nhìn lại hệ thống pháp luật Hoa Kỳ ta thấy pháp luật về bảo vệ NTD của Hoa Kỳ rất cụ thể chi tiết vì vậy quyền lợi của NTD Hoa Kỳ được đảm bảo. Đạt được điều này không chỉ vì Hoa kỳ có một hệ thống pháp luật hoàn hảo mà còn vì ý thức tiêu dùng của NTD Hoa kỳ rất cao.

Hai là Pháp luật của Đài Loan. Do sự hạn chế về tư liệu nên chúng tôi chỉ nêu ra các quy định về bảo vệ quyền lợi NTD và TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD trong Luật Bảo vệ NTD của Đài Loan năm 1994 và sửa đổi bổ sung vào các năm 2003 và 2005. Trong Luật này, cũng xác định NTD là những người tham gia vào các giao dịch, sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ vì mục đích tiêu dùng; còn các nhà doanh nghiệp kinh doanh là những doanh nghiệp tham gia vào quá trình đặt kế hoạch, chế tạo sản xuất, nhập khẩu hay phân phối hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ(1)1. Trong luật, lợi ích của người tiêu dùng được thể hiện qua chương II - Lợi ích của NTD, với các quy định về quyền đựơc bảo vệ về sức khỏe và sự an toàn, qua hợp đồng hàng loạt, qua mua bán đặc biệt và qua các điều lệ quản lý thông tin tiêu dùng. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết chúng tôi đề cập tới quyền được đòi bồi hoàn, BTTH ngoài hợp đồng nên chúng tôi chỉ tập chung phân tích các lợi ích của NTD 1 (1),(2),(3) Xem Luật Bảo vệ NTD Đài Loan 1994 sửa đổi bổ sung 2003 và 2005

thông qua quyền đựơc bảo vệ về sức khoẻ, an toàn và các điều lệ cung cấp thông tin tiêu dùng. Pháp luật Đài Loan đã nêu ra các quy định chi tiết về trách nhiệm đảm bảo về sức khoẻ, an toàn cho NTD và nếu các doanh nghiệp kinh doanh không đảm bảo các yêu cầu đó thì phải có TNBTTH vô hạn định. Tương tự trong quy định về điều lệ cung cấp thông tin thì Luật Bảo vệ NTD của Đài Loan cũng yêu cầu các nhà doanh nghiệp kinh doanh phải cung cấp thông tin trung thực và họ phải chịu mọi trách nhiệm về các thông tin đã công bố. Chẳng hạn theo quy định tại Điều 22 Mục 4, chương II Luật Bảo vệ NTD

Đài Loan quy định: “Doanh nghiệp kinh doanh phải đảm bảo độ chính xác

trong nội dung của quảng cáo và nghĩa vụ của họ đối với khách hàng không nhỏ hơn những gì họ đã tuyên bố trong quảng cáo.”(2) Đoạn 2 Điều 23: “xác định TNBTTH của các doanh nghiệp liên quan đến quản cáo là không hạn định và không bị từ chối bởi bất kỳ thoả thuận nào trước đó”.(3) Như vậy so với các quy định của pháp luật bảo vệ NTD Việt Nam thì các quy định của Pháp luật Đài Loan đã xác định trách nhiệm và mức chịu TNBTTH của các doanh nghiệp kinh doanh có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho NTD là vô hạn định nếu họ không có các biện pháp ngăn chặn khắc phục. Ngoài ra thủ tục khiếu nại, kiện tụng của NTD khi quyền lợi của họ bị xâm phạm cũng được nêu rõ và được chỉ dẫn các văn bản pháp luật liên quan đến, đây là điều mà pháp luật Việt Nam chưa làm được chỉ nêu ra ở mức chung chung: “và các văn bản pháp luật khác có liên quan” gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Theo Pháp luật Đài Loan họ ưu tiên hoà giải và các nội dung trong quá trình hoà giải được giữa kín, khi không hoà giải được thì thủ tục tiến hành tố tụng được nêu ra chi tiết và cụ thể góp phần thuận tiện cho người tiến hành dệ đơn tố tụng lên Toà án đúng cấp đúng thẩm quyền. Các quy định này được nêu cụ thể trong Chương V- xử lý các tranh chấp trong tiêu dùng, của Luật Bảo vệ NTD của Đài Loan.(1)

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TNBTTH DO VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG 2.1. Điều kiện phát sinh TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD

Như đã phân tích ở trên thì TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD là một dạng cụ thể của TNBTTH ngoài hợp đồng vì vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm của TNBTTH ngoài hợp đồng và chịu sự điều chỉnh chung của các quy định pháp luật về TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung trong đó có quy định về điều kiện phát sinh trách nhiệm này. Quy định này được Nghị quyết của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 07 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật Dân sự 2005 về BTTH ngoài hợp đồng (sau đây gọi tắt là NQ số 03/2006/NQ-HĐTP) quy định cụ thể tại Điều 1, Mục I. Cụ thể nó bao gồm bốn điều kiện sau:

2.1.1. Có thiệt hại xảy ra

Đây là điều kiện cơ bản của TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung và TNBTTH do vi phạm quyền lợi NTD nói riêng, là điều kiện bắt buộc để xác định có phát sinh TNBTTH hay không. Như ta đã biết bản chất của việc BTTH là nhằm khắc phục các hậu quả đã xảy ra; hoặc khôi phục lại toàn bộ, một phần tình trạng tài sản như lúc trước khi có hành vi gây thiệt hại xảy ra; hoặc bù đắp những tổn thất, mất mát do tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm phạm. Vì vậy việc xác định TNBTTH sẽ là vô nghĩa nếu không có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại như đã trình bày ( ở phần 1.1.1. Khái niệm về thiệt hại) thì đó là “những tổn thất, hư hao về người và của”, đó là sự giảm sút những lợi ích vật chất, tinh thần của cá nhân, tổ chức do cá nhân tổ chức khác có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và được xác định bằng một khoản tiền nhất định. Thiệt hại là một sự phản ánh thực tế, nó là kết quả của hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Việc xác định thiệt hại đúng đắn, khách quan là là cơ

sở pháp lý để xác định TNBTTH và phạm vi bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại. Nó được biểu hiện qua hai mặt: vật chất và tinh thần như quy định tại Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP: “Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.”

2.1.1.1 Thiệt hại về vật chất.

Thiệt hại về vật chất là những tổn thất vật chất thực tế, xác định được bằng một khoản tiền cụ thể nó đã được quy định trong hầu hết một số điều luật liên quan đến TNBTTH. Cụ thể những thiệt hại về vật chất do vi phạm quyền lợi NTD là những tổn thất vật chất thực tế do NTD đã sử dụng hàng hoá dịch vụ của các nhà sản xuất, kinh doanh không tuân thủ các quy định của pháp luật gây ra bao gồm:

Thiệt hại về tài sản được biểu hiện cụ thể là những mất mát về tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản được Điều 608 BLDS năm 2005 xác định:

Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. Những thiệt hại này được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 609 và Điều 610 BLDS năm 2005;

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất bị giảm sút do danh dự nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và được quy định tại Khoản 1, Điều 611 BLDS năm 2005.

2.1.1.2. Thiệt hại về tinh thần

Thiệt hại về tinh thần là một thuật ngữ pháp lý ra đời muộn hơn rất nhiều thuật ngữ thiệt hại về vất chất, nó chưa được đề cập tới trong luật La Mã cổ đại. Trong pháp luật phong kiến Việt Nam thì thuật ngữ này chưa được đề cập tới một cách trực tiếp nhưng thông qua một số điều luật cụ thể ta thấy

các nhà làm luật phong kiến cũng đã quan tâm tới những thiệt hại thuộc về yếu tố “tình cảm, tâm linh” này.Trong QTHL, Điều 472 quy định trong trường hợp người nào đánh các quan chức bị thương, thì ngoài tiền bồi thường thương tích còn phải bồi thường một khoản tiền gọi là tiền tạ; Điều 473 quy định về trường hợp một người lăng mạ quan chức thì ngoài tiền bồi thường người đó còn phải chi thêm một khoản tiền phạt....(1)

Ngày nay, theo quan niệm pháp lý của luật châu Âu và pháp luật Anh - Mỹ thì thiệt hại tinh thần là loại thiệt hại không được biểu đạt bằng việc mất mát tài sản, vật hoặc các quyền định giá được bằng tiền. Còn theo quan điểm của pháp luật Việt Nam hiện tại thì quy định thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm hoặc những suy sụp tình cảm, tâm lý của cá nhân; và được xác định cụ thể tại Điểm b, Khoản 1.1, Điều 1, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP:

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm... và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin... vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.

Như vậy thiệt hại về tinh thần do vi phạm quyền lợi NTD là NTD do sử dụng hàng hoá dịch vụ với mục đích sinh hoạt gây ra những tổn thất về sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, uy tín hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà những 1 Ts. Phùng Trung Tập, TNBTTH ngoài hợp đồng về tài sản, tính mạng, sức khoẻ, sđ d. tr 37

người thân của NTD phải chịu đau thương buồn phiền mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu lầm.

Ví dụ anh A mua mỹ phẩm đến tặng cô B nhân kỉ niệm ngày họ chia tay tròn 2 năm nhưng do mỹ phẩm đó không đảm bảo chất lượng làm cho cô B bị nhiễm trùng da và làm biến dạng khuôn mặt. Vì vậy mà anh A bị cô B và bạn bè xa lánh do hiểu lầm anh cố tình huỷ hoại dung nhan cô B vì vẫn còn thù hận cô B đã bỏ rơi anh.

Hiện nay thực trạng NTD Việt Nam bị thiệt hại do nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ vi phạm quyền lợi của họ rất phổ biến nhưng họ thường không có yêu cầu các cá nhân tổ chức này có TNBTTH một phần vì do thiệt hại thông thường không có giá trị lớn lắm, hai là do tâm lý ngại tranh đấu, kiện tụng của người dân, ngoài ra còn do sự thiếu hiểu biết về quyền lợi của NTD.

2.1.2. Phải có hành vi trái pháp luật.

Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật. Trong TNBTTH ngoài hợp đồng, thì sự kiện do hành vi cố ý hoặc vố ý gây thiệt hại là một trong những cơ sở pháp lý phát sinh trách nhiệm này. Hành vi này được xác định là cơ sở pháp lý cho việc xác định TNBTTH khi nó phải là hành vi trái pháp luật, nếu là hành vi mà pháp luật cho phép thì dù có gây ra thiệt hại thì chủ thể của hành vi gây thiệt hại đó cũng không phải chịu TNBTTH như trong trường hợp bất khả kháng...Như vậy xét trong trường hợp BTTH do vi phạm quyền lợi của NTD thì hành vi trái pháp luật là cơ sở phát sinh TNBTTH là hành vi các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh không tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho NTD mà dẫn đến làm phương hại đến lợi ích của NTD thì phải BTTH.Cụ thể đó là các hành vi:

Một phần của tài liệu BTTH do vi phạm quyền lợi NTD (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w