So sánh hành vi bán phá giá và hành vi gièm pha đã được phân tích cụ thể trong chương 3(trang 29) và chương 4(trang 38).

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH (Trang 49 - 54)

chương 3(trang 29) và chương 4(trang 38).

Sau đây là một số khác biệt cơ bản:

* Bán phá giá: là hành vi bán hàng hoá, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam.

Mục đích của chủ thể bán phá giá là nhằm chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh là đối thủ cạnh tranh.

Vị trí của doanh nghiệp thực hiện hành vi bán phá giá thường là độc quyền hoặc có quyền lực thị trường (có thị phần thống trị thị trường) thực hiện;

Kết quả:gây thiệt hại đến lợi ích của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước.

*Gièm pha doanh nghiệp khác: Gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Mục đích: Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh.

Vị trí: Tất cả các doanh nghiệp tham gia trên thị trường

Kết quả:gây thiệt hại đến lợi ích của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước .

II. Nhận Xét

Qua phân tích nội dung cơ bản luật cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ lành mạnh và khả năng phát triển tự thân của nền kinh tế nội địa, bảo vệ quyền tự do kinh doanh, khơi thông dòng chảy của cạnh tranh trên thị trường và thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng, hiệu quả trên tinh thần phát triển lợi thế so sánh của từng thị trường thành viên

Các quy định của Luật Cạnh tranh về các hành vi hạn chế cạnh tranh mới chỉ dừng lại ở việc gọi tên hoặc mô tả các dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm. Tình trạng đó làm hiệu quả thực thi Luật Cạnh tranh sẽ phụ thuộc vào khả năng chi tiết hóa của các văn bản dưới luật.

Nhận Xét vụ Xét xử hành vi hạn chế cạnh tranh đầu tiên tại VN (trang 32): “Bài

quan trọng khẳng định vai trò của pháp luật cạnh tranh trong trật tự thị trường lành mạnh.

Thứ nhất, việc xử lý vụ việc đã khẳng định giá trị của khoản 1 Điều 2 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định luật cạnh tranh áp dụng đối với tổ chức cá nhân kinh doanh bao gồm cả những DN sản xuất, cung ứng sản phẩm công ích, DN hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và DN nước ngoài hoạt động tại VN. Những quan ngại về môi trường kinh doanh không bình đẳng do sự tồn tại của các DN độc quyền nhà nước được trấn an bằng việc thẳng thắn và nghiêm túc xử lý hành vi vi phạm của các DN này. Dưới góc độ ý thức kinh doanh, việc xử lý DN độc quyền về hành vi lạm dụng quyền lực thị trường sẽ buộc các DN này phải nhận thức lại về trách nhiệm của mình đối với

thị trường và xã hội.

Thứ hai, vụ việc này là vụ việc đầu tiên về hành vi hạn chế cạnh tranh và cũng là lần đầu tiên các cơ quan cạnh tranh VN tiến hành tố tụng cạnh tranh. Hệ thống cơ quan cạnh tranh VN (bao gồm Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh ) còn khá non trẻ. Lực lượng điều tra viên chưa mạnh cả về số lượng và kinh nghiệm điều tra, xử lý vụ việc. Các nhà khoa học đã chờ đợi sự vận hành đạo luật này vào thực tế suốt hơn 4 năm( từ năm 2000, Việt Nam đã triển khai dự án xây dựng Luật Cạnh tranh với 15 dự thảo) có hiệu lực của nó để có thể bình luận về giá trị và những góc khuất của đạo luật này đối với thực tiễn. Vụ việc đã thể hiện được bản lĩnh và năng lực của các cơ quan cạnh tranh, của người tiến hành tố tụng và là những kinh nghiệm đầu tiên cho các cơ quan này trong việc thực thi chức năng của mình.

Thứ ba, các cơ quan cạnh tranh đã bước đầu mở rộng phân tích ảnh hưởng của một hành vi lạm dụng tình trạng cạnh tranh của nhiều vùng thị trường có liên quan. Từ đó có thể thấy rằng tình trạng độc quyền và thống lĩnh thị trường của các tập đoàn kinh tế lớn hiện nay (đặc biệt là các tập đoàn nhà nước) khá phức tạp. Vị trí độc quyền không chỉ còn phản ánh qua thị phần hoặc qua tình trạng độc chiếm thị trường mà chúng hoạt động mà còn có thể là khả năng chi phối các nguồn đầu

vào và các lực lượng khác trên thị trường. Chỉ cần có hành vi kiểm soát được một vài nguồn đầu vào thiết yếu là có thể chi phối những thị trường thứ cấp tiếp theo. Do đó, giải pháp xử lý hành vi vi phạm chỉ có thể tác động đến ý thức pháp luật của DN thực hiện hành vi mà chưa thể giải quyết triệt để tình trạng cạnh tranh trên các vùng thị trường đang có độc quyền và đang có nguy cơ

xuất hiện hành vi lạm dụng.

Cùng với việc mạnh dạn xử lý DN độc quyền nhà nước, các cơ quan cạnh tranh đã chính thức cảnh báo về những tác động của việc lạm dụng độc quyền để gây hại cho môi trường cạnh tranh, coi thường người tiêu dùng và cản trở sự phát triển lành mạnh của thị trường và khuyến nghị các cơ quan có thẩm quyền chú trọng hơn nữa đến việc xây dựng môi trường cạnh tranh trong những ngành không cần thiết phải duy trì độc quyền.

Thứ tư, việc xử lý vụ việc đã khẳng định khả năng can thiệp của pháp luật cạnh tranh bằng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với các giao dịch tưởng chừng thuần túy chỉ là sự tự do thỏa thuận của các DN. Cần khẳng định rằng pháp luật cạnh tranh không can thiệp vào các quan hệ thương mại- dân sự của các chủ thể trên thị trường nếu hợp đồng được hình thành từ các giao dịch đó không là công cụ hoặc phương tiện để thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc hành vi hạn chế cạnh tranh. Trong trường hợp này, hành vi ngừng thực hiện hợp đồng của DN độc quyền không còn là sự vi phạm hợp đồng mà đã cấu thành hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Có thể do pháp luật cạnh tranh còn mới mẻ đối với các DN cho nên nhiều DN VN chưa ý thức được khả năng kiềm tỏa và sự can thiệp của nó đối với hành vi ứng xử của DN trên thị trường. Mặt khác, nhiều DN chưa biết sử dụng pháp luật cạnh tranh để bảo vệ mình trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc hạn chế cạnh tranh. Do đó, việc xử lý một DN độc quyền có hành vi xâm hại đến khách hàng chắc chắn sẽ có tác động mạnh đến ý thức tự vệ của các DN khác và của người tiêu dùng trên thị trường VN. Có thể do chưa làm quen với pháp luật cạnh tranh nên một bộ phận DN VN vẫn còn có quan niệm cho rằng các hành cạnh tranh không lành mạnh hoặc hành vi hạn chế cạnh

tranh chỉ làm phát sinh tranh chấp giữa các DN có liên quan với nhau. Một khi người bị thiệt hại chưa lên tiếng thì các cơ quan có thẩm quyền chưa thể can thiệp. Vì thế, việc tự tiến hành điều tra của Cục quản lý cạnh tranh và việc Hội đồng xử lý không căn cứ vào thiệt hại của PA để xử lý vụ việc chắc chắn sẽ có những tác động tích cực đến ý thức pháp luật của các DN.

Thứ năm, quyết định xử lý vụ việc của Hội đồng xử lý và quyết định giải quyết khiếu nại có nội dung diễn giải khá sinh động về các quy định tương ứng trong Luật cạnh tranh và Nghị định 116/2005/NĐ-CP. Đặc tính của pháp luật cạnh tranh là không có những định lượng hoặc mô tả chi tiết về từng dấu hiệu cấu thành của hành vi vi phạm luật cạnh tranh. Các quy định của pháp luật cạnh tranh được diễn tả bằng những nguyên lý kinh tế và các luận thuyết pháp lý liên quan đến hành vi vi phạm. Vì thế, trong các quy định của Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn chỉ đưa ra những định nghĩa hoặc những hướng dẫn khá chung. Việc tổ chức thực hiện phụ thuộc vào khả năng áp dụng các công cụ kinh tế của cơ quan có thẩm quyền và người tiến hành tố tụng. Ở các nước, các quy định của Luật cạnh tranh còn được diễn giải bằng những án lệ. Chúng ta chưa có những minh chứng cụ thể để hiểu rõ và thấy được khả năng áp dụng của các chế định

trong Luật cạnh tranh.

Thiết nghĩ, việc xử lý vụ việc đầu tiên về hành vi hạn chế cạnh tranh tại VN đã tăng thêm niềm hi vọng về sức sống của Luật cạnh tranh sau hơn 4 năm có hiệu lực, bổ sung thêm công cụ pháp lý để Nhà nước quản lý thị trường hiệu quả mà vẫn tôn trọng quyền tự do. Hi vọng rằng từ một vụ việc cụ thể các DN độc quyền ngay cả khi muốn khai thác quyền lực sẵn có để kiếm lợi ích, cũng không dám công nhiên coi thường khách hàng mà phải e dè và nể sợ trước pháp luật cạnh tranh.kinh doanh của DN.

Tài Liệu Tham Khảo:

- Giáo Trình Luật Cạnh Tranh, Đại Học Quốc Gia TPHCM, PGS.TS.LÊ DANH VĨNH(Chủ Biên).

- Pháp Luật về kinh tế-Trường Đại học Lao động – Xã hội. - CIDA-Bộ Thương mại Việt Nam

- Theo website Cục Quản Lý Cạnh Tranh - Viet Nam Competition Administration Department. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các trang wed, báo chí kinh tế: Báo kinh tế Việt Nam ngày 21/7/2003…., nguồn dẫn từ các luật cạnh tranh Canađa và Đài Loan.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH (Trang 49 - 54)