Kinh nghiệm của các nước trong việc tổ chức cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH (Trang 46 - 49)

I. Tổ chức, điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh(1).

II. Kinh nghiệm của các nước trong việc tổ chức cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh. tranh.

Ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, tên gọi và mô hình tổ chức của thiết chế thực thi Luật Cạnh tranh khá khác nhau, ví dụ ở Australia là Ủy ban người tiêu dùng và cạnh tranh, ở Belarus là Bộ Đầu tư và Doanh nghiệp, ở Đan Mạch là Hội đồng Cạnh tranh, ở Pháp là Hội đồng Cạnh tranh và Tổng Cục cạnh tranh và chống gian lận thương mại197. Dù có những tên gọi khác nhau nhưng về cơ bản, những thiết chế thực thi Luật Cạnh tranh đều cần có các yếu tố sau:

- Phải được trao đầy đủ quyền hạn,

- Hoạt động phải đảm bảo tính tin cậy cao,

- Phải đảm bảo việc hoạt động và ra quyết định một cách độc lập - Phải đảm bảo tính minh bạch trong thực thi nhiệm vụ198.

Mô hình Cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh trực thuộc Chính phủ - Kinh nghiệm của Đài Loan.

Luật Thương mại lành mạnh của Đài Loan đã được ban hành ngày 4/2/1991. Tuy nhiên Luật có hiệu lực sau một năm để cho phép cộng đồng doanh nghiệp điều chỉnh hành vi của mình. Luật Thương mại lành mạnh đã được sửa đổi ba lần vào năm 1999, năm 2000 và năm 2002.

Trên cơ sở của Luật, Ủy ban Thương mại lành mạnh đã được thành lập ngày 27/1/1992 để thực thi luật. Ủy ban Thương mại lành mạnh là cơ quan ngang Bộ. Khi một vấn đề được Luật Thương mại lành mạnh quy định liên quan đến các cơ quan liên quan khác, Ủy ban có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan đó để xử lý vụ việc. Ủy ban cũng đồng thời chịu trách nhiệm điều chỉnh hay giám sát việc thực

thi Luật Thương mại lành mạnh của các cơ quan có thẩm quyền khác ở cấp địa phương.

Để đảm bảo việc thực thi luật, Ủy ban có quyền ra quyết định đình chỉ và buộc chấm dứt hành vi, để yêu cầu người bị khiếu nại sửa chữa những hành vi bất hợp pháp của mình, quyền ấn định mức phạt hành chính lên đến 50 triệu đô la Đài Loan (khoảng 1.450.000 đô la).

Ủy ban có quyền điều tra để phát hiện những hành vi bất hợp pháp, với những chức năng và thẩm quyền bán tư pháp nhất định (semi-judicial power). Bất chấp thực tế là toà án và công tố viên ( kiểm sát viên) có đầy đủ thẳm quyền trong

những vấn đề này, việc thực thi luật cạnh tranh chủ yếu do Ủy ban thi hành. Các vi phạm hình sự sẽ được đưa sang Cơ quan công tố (Viện Kiểm sát) nếu người vi phạm không chấp hành quyết định của Ủy ban. Các chế tài hình sự có thể là phạt tù hay phạt tiền (tối đa là 100 triệu đô la Đài Loan) hoặc cả hai.

Ủy ban có các nhiệm vụ chính sau đây:

- Xây dựng văn bản quy phạm liên quan đến chính sách cạnh tranh

- Xác định và rà soát các vấn đề cạnh tranh liên quan đến Luật Thương mại lành mạnh.

- Điều tra các hoạt động của doanh nghiệp và các điều kiện kinh tế. - Điều tra và xử lý các vụ việc vi phạm luật.

- Giám sát các vấn đề khác liên quan đến cạnh tranh.

Cuộc họp các ủy viên là cơ quan quyết định cao nhất của Ủy ban. Cuộc họp có các chức năng sau đây:

- Cân nhắc, thảo luận về chính sách cạnh tranh;

- Thảo luận và đánh giá kế hoạch quản lý hoạt động cạnh tranh;

- Đánh giá các tuyên bố, các quyết định liên quan đến việc thực thi Luật; - Cân nhắc, thảo luận các luật lệ liên quan đến cạnh tranh;

- Thảo luận các đề xuất của các Ủy viên nêu ra; - Thảo luận các vấn đề khác mà Luật quy định. Đặc điểm của cuộc họp các ủy viên bao gồm:

- Ủy ban làm việc theo chế độ tập thể. Các quyết định của Ủy ban được thông qua theo chế độ bỏ phiếu của các ủy viên.

- Ủy ban có 9 uỷ viên chuyên trách. Các ủy viên này có nhiệm kỳ 3 năm, và có thể được tái bổ nhiệm. Một ủy viên giữ vị trí Chủ tịch và chịu trách nhiệm điều hành chung công việc của Ủy ban.

- Các ủy viên làm việc hoàn toàn độc lập theo Luật.

- Mỗi uỷ viên phải có chuyên môn trong một trong các lĩnh vực sau: luật, kinh tế, tài chính và thuế, kế toán, quản lý…

Mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ - Kinh nghiệm của Canađa

Cục Cạnh tranh Canađa là cơ quan trực thuộc Bộ Công nghiệp Canađa. Người đứng đầu Cục là Cục trưởng được bổ nhiệm theo Luật Cạnh tranh. Bên cạnh thực thi Luật Cạnh tranh, Cục trưởng Cục Cạnh tranh còn có trách nhiệm thực thi các luật sau: Luật nhãn hiệu và đóng gói hàng hoá, Luật nhãn hiệu hàng dệt may, Luật ký mã hiệu kim loại quý.

Cơ cấu tổ chức của Cục Cạnh tranh Canađa như sau:

a. Cục trưởng Cục Cạnh tranh: là người đứng đầu Cục Cạnh tranh, chịu trách

nhiệm theo dõi và thực thi Luật Cạnh Tranh, Luật về nhãn mác và đóng gói hàng hóa, Luật nhãn mác kim loại quý và Luật Nhãn hiệu hàng dệt may.

b. Phòng Sáp nhập: chịu trách nhiệm xem xét, đánh giá hoạt động sáp nhập. Với

các vụ sáp nhập mà tổng giá trị tài sản trên 400 triệu đô la, giá trị chuyển nhượng lớn hơn 35 triệu đô la, thì cần phải có hồ sơ gửi trước cho Phòng Sáp nhập.

c. Phòng Chấp hành và thực thi: Có nhiệm vụ phát triển các chương trình điều phối,

thực thi có hiệu quả các chính sách của Cục, tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng. Đồng thời Phòng còn chịu trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý và xử lý thông tin.

d. Phòng Kinh tế và các vấn đề quốc tế: điều phối các hoạt động hợp tác quốc tế

trong các diễn đàn quốc tế về chính sách cạnh tranh và là kênh liên lạc với đại diện các cơ quan chính phủ khác. Phòng cũng cung cấp các phân tích, tư vấn về kinh tế cho cán bộ phận khác để thực thi luật trong từng trường hợp cụ thể, từng vụ việc

về chính sách cụ thể, về các thay đổi của luật pháp, và cả những can thiệp có tính chất điều tiết. Phòng cũng đưa ra các tư vấn về chính sách cạnh tranh và các đề xuất nhằm hỗ trợ chính phủ các nước khác.

đ. Phòng Các vấn đề dân sự: chịu trách nhiệm điều tra những hành động nghi vấn

có yếu tố hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, nhà sản xuất khống chế người tiêu dùng, như là việc từ chối cung cấp hàng, giữ độc quyền kinh doanh, hay bán kèm điều kiện khắt khe. Trách nhiệm của Phòng là phải ra tay can thiệp trước khi các cơ quan điều tiết hay toà cấp tỉnh, cấp liên bang tham gia vào.

e. Phòng Các vấn đề hình sự: có trách nhiệm điều tra các hành vi vi phạm có tính

hình sự, chẳng hạn như thông đồng để định giá trên thị trường, móc ngoặc - gian lận trong đấu thầu, cơ chế phân biệt giá, phá giá, duy trì giá... Ngoài ra, Phòng còn phụ trách cả bộ phận Sửa đổi bổ sung Luật để đảm bảo là các điều khoản trong Luật Cạnh tranh và những chế định về dán nhãn mác thích hợp với thực tiễn.

g. Phòng Thương mại lành mạnh: có nhiệm vụ khuyến khích cạnh tranh lành mạnh

trên thị trường thông qua các hướng dẫn chấp hành, các chương trình đào tạo cho cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. Phòng sẽ áp dụng những điều khoản trong Luật Cạnh tranh để giải quyết những vi phạm trong quảng cáo và những vụ gian lận khác. Ngoài ra còn quản lý việc thực thi Luật Cạnh tranh, cũng như Luật Đóng gói, nhãn hiệu, Luật nhãn mác kim loại và Luật nhãn hiệu hàng dệt may.

PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH (Trang 46 - 49)