Gièm pha doanh nghiệp khác

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH (Trang 37 - 39)

II. HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 1.Chỉ dẫn gây nhầm lẫn

4.Gièm pha doanh nghiệp khác

Gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Từ khái niệm trên, cấu thành pháp lý của hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bao gồm các yếu tố sau đây:

Thứ nhất,hình thức của hành vi là việc trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác. Việc đưa thông tin có thể được thực hiện một

cách trực tiếp từ doanh nghiệp vi phạm, hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí. Doanh nghiệp vi phạm có thể thực hiện hành vi công khai hoặc không công khai.

Nội dung của thông tin về doanh nghiệp khác được đưa ra rất đa dạng

thông tin về chất lượng sản phẩm, tình hình tài chính, uy tín và đạo đức của người quản lý, về cổ phiếu…. Những thông tin này tác động đến nhận thức và đánh giá của khách hàng về sản phẩm, về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khác. Qua đó, khách hàng sẽ quyết định có hay không việc giao dịch hoặc tiếp tục giao dịch với doanh nghiệp bị gièm pha.

Doanh nghiệp vi phạm có thể là tác giả hoặc chỉ là người tuyên truyền những thông tin mà họ thu thập được những thông tin về doanh nghiệp khác. Vấn đề mà pháp luật quan tâm là tính trung thực (đúng hay sai so với thực tế) của thông tin. Nếu những thông tin được đưa ra là thông tin trung thực thì không cấu thành hành vi gièm pha bởi bằng hành vi của mình doanh nghiệp đã giúp cho người tiêu dùng, các thành viên khác của thương trường có cơ sở để giám sát doanh nghiệp và lựa chọn đúng đắn sản phẩm theo nhu cầu của họ. Ngược lại, sẽ là cạnh tranh không lành mạnh nếu những thông tin được đưa ta là không trung thực về doanh nghiệp khác. Trong trường hợp này, quyền được thông tin của khách hàng đã bị xâm phạm để qua đó các quyết định không giao dịch hoặc không tiếp tục giao dịch với doanh nghiệp bị gièm pha không còn đúng đắn.

Thứ hai, hậu quả của hành vi là gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính

và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị thông tin nói đến. Uy tín của doanh

nghiệp phản ảnh niềm tin và sự yêu thích của khách hàng đối với doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Sự giảm sút uy tín của doanh nghiệp bị xâm hại thể hiện ở sự giảm sút một cách bất thường các giao dịch, doanh số bán ra, doanh thu của doanh nghiệp, số lượng khách hàng so với trước đó. Những ảnh hưởng xấu của hành vi gièm pha đối với tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh thể hiện ở các số liệu kế toán thống kê, những biến động bất thường của tình hình tài chính, những sự kiện làm rối loạn hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp…. Khi điều

tra về hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, hậu quả phải được xác định là hiện thực, tức là chúng phải xảy ra trong thực tế, doanh nghiệp bị gièm pha đã phải gánh chịu những bất lợi về uy tín, về tài chính và về tình hình kinh doanh do thông tin không trung thực gây ra. Đối với hành vi này, mọi sự suy đoán về hậu quả đều không được coi là cơ sở để kết luận về sự vi phạm.

Ví dụ cụ thể như: Thị trường Việt Nam trong những năm qua đã xuất hiện nhiều dấu hiệu của hành vi gièm pha, được lưu truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng, các biện pháp như tin đồn, rỉ tai. Vụ việc về hành vi gièm pha Ngân hàng Cổ phần thương mại Á Châu (viết tắt là ACB) trong năm 2003, đầu tháng 10/2003, có tin đồn Ông Nguyễn Văn Thiệt - Giám đốc ACB bỏ trốn, sau đó nâng cấp thành ông giám đốc ACB đã bị bắt. Nhiều khách hàng của ACB đã đến các điểm giao dịch của ngân hàng này để rút tiền gửi. Để chế ngự được tin đồn thất thiệt, ACB phối hợp cùng với Ngân hàng Nhà nước giải quyết mọi yêu cầu rút tiền của khách hàng và trấn an dư luận. Theo Báo cáo của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh Trần Ngọc Minh ngày 14/10/2003, hành vi tung tin đồn nhảm nói trên đã xâm hại nghiêm trọng đến uy tín của ACB, gây tâm lý hoang mang cho rất nhiều khách hàng và làm ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh(1).

Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

đã ra thông báo khẳng định thông tin về vụ việc của Ngân hàng ACB là tin đồn thất thiệt có tính chất phá hoại an ninh tiền tệ và an ninh kinh tế, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến nay, hậu quả của sự việc đã được giải quyết rốt ráo, nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra ánh sáng người đã tung tin đồn cho khách hàng của ACB và mục đích của họ(2)

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH (Trang 37 - 39)