Một số giải pháp nhằm làm hoàn thiện pháp luật HĐTD

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn (Trang 55 - 58)

4 vietbao.com/ Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN (QĐ 09)

3.1.2. Một số giải pháp nhằm làm hoàn thiện pháp luật HĐTD

3.1.2.1. Cần quy định điều kiện cho vay, hạn mức cho vay phù hợp với thực tế thị trường

Nhà nước cần sớm sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng thuộc diện cấm cho vay theo quyết định 1627 theo đó nếu các cán bộ trực tiếp cho vay, thành viên và người nhà thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát tổng giám đốc, phó tổng giám đốc có tài sản thuộc quyền sở hữu hay sử dụng hợp pháp thì vẫn được vay vốn ngân hàng nơi mình trực tiếp công tác. Trong trường hợp cần thiết, phải sửa đổi luật các TCTD để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc mở rộng đối tượng vay vốn của TCTD. Lý do cho đề xuất này đã được phân tích ở phần trên.

Nhà nước cũng cần sửa đổi quy định giới hạn tỷ lệ vốn cho một khách hàng vay không quá 15% vốn tự có của TCTD. Đối với các dự án của quốc gia, có Chính phủ bảo lãnh, có thể nâng tỷ lệ này lên 20% hoặc 25% nhằm giảm thiểu những thủ tục rườm rà khi chủ dự án phải liên tục xin phép Chính phủ như trong thời gian qua. Sửa đổi này cũng cần thể hiện ngay trong Luật các TCTD.

3.1.2.2Phát triển hệ thống dịch vụ thông tin về khách hàng

Trong quan hệ tín dụng, một bên thường không biết tất cả các thông tin về bên kia. Sự không cân bằng về thông tin đó gọi là thông tin không đối xứng. Để giải quyết được tình trạng này, có nhiều bịên pháp đặt ra.Về phía các TCTD, để thoả mãn các nhu cầu thông tin về khách hàng, thường dựa trên cơ sở giấy tờ, tài liệu mà khách hàng cung cấp hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hay sử dụng một số biện pháp khác để thu thập. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động cấp tín dụng ngày càng mở rộng, các khách hàng của TCTD ngày càng đa dạng và phong phú, cùng với nó việc nắm bắt các

thông tin về khách hàng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Do nhu cầu thông tin lớn, trong khi bộ phận chuyên môn của TCTD không thể giải quyết được hết nhu cầu đó, nên hình thành các doanh nghiệp chuyên thu thập và cung cấp thông tin về khách hàng là giải pháp hữu ích và phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đó góp phần giảm thiểu những rủi ro về thông tin cuả TCTD khi có một tổ chức chuyên nghiệp thực hiện. Việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của loại doanh nghiệp này là rất cần thiết, sao cho doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về độ trung thực và tính chính xác của các thông tin mà mình cung cấp, bên cạnh đó cần phải giới hạn các thông tin mà doanh nghiệp này được phép cung cấp đảm bảo không vi phạm các quy định của pháp luật về chế độ thông tin.

3.1.2.3. Giải pháp hạn chế nợ quá hạn

Thứ nhất, về giải pháp ngăn ngừa nợ quá hạn: đây là một trong những giải pháp cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, một cách có chủ ý bởi người điều hành, lãnh đạo TCTD và toàn bộ công nhân viên chức trong các TCTD, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ tín dụng. Để thành công trong việc nâng cao chất lượng thực hiện HĐTD cần thực hiện biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn ngay từ lúc phát sinh món vay cho đến khi thu hồi hết nợ gốc và lãi. TCTD cần thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay, tăng cường công tác tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ngân hàng. Chấm dứt tình trạng cho vay đảo nợ để giảm nợ quá hạn một cách giả tạo. Trong quá trình thực hiện HĐTD cán bộ tín dụng cần đi sâu đi sát khách hàng, theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, nếu phát hiện dấu hiệu không lành mạnh từ phía người vay cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Bên cạnh đó, các TCTD cũng cần phải nghiên cứu kỹ càng hơn tính đúng đắn về ý nghĩa của việc chuyển nợ quá hạn theo Điều 13 Quyết định 1627, được sửa đổi, bổ sung bằng khoản 4 điều 1 quyết định 127/2005/QĐ- NHNN, từ đó đề ra kế hoạch hành động nhất quán, phù hợp với hoàn cảnh

đổi mới và tiến trình hội nhập. Đặc biệt là nhanh chóng thay đổi tư duy và ứng dụng kịp thời các chuẩn mực hoạt động của ngân hàng thương mại quốc tế vào chuẩn mực hoạt động của ngân hàng mình, tránh tình trạng chạy đua với các thành tích mang tính bề nổi, chẳng hạn như tìm mọi cách để giảm tỷ lệ về nợ quá hạn càng thấp càng tốt mà bỏ qua những nguy cơ tiềm ẩn đang rình rập và đe doạ ngân hàng đằng sau các khoản nợ quá hạn đó.

Thứ hai ,về biện pháp xử lý nợ quá hạn: việc TCTD phân tích nợ quá hạn theo định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng, giúp TCTD nắm được thực trạng chung của đơn vị và của từng loại cho vay, từng nhóm khách hàng cụ thể, trên cơ sở đó có thể xử lý nợ một cách thích hợp và có hiệu quả cao. Thông qua phân tích nợ, TCTD cần đề ra hướng giải quyết hay biện pháp xử lý thích hợp với TCTD, với từng nhóm khách hàng, và từng món vay cụ thể.

Xử lý quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để lành mạnh hoá tài chính của các TCTD. Để thực hiện đúng đối tượng và có hiệu quả biện pháp này, TCTD cần quan tâm: thực hiện nghiêm túc và chính xác việc phân loại tài sản “có”, trích lập qũy dự phòng theo đúng quy định; rà soát các khoản nợ khó đòi, có khả năng tổn thất để xác định đúng các khoản nợ thuộc đối tượng xử lý bù đắp rùi ro; áp dụng triệt để các biện pháp tận thu; lập hồ sơ xử lý tài sản bảo đảm đầy đủ, chính xác, hợp pháp, hợp lệ, đúng thời gian quy định; xử lý bù đắp rủi ro theo đúng quy định và thẩm quyền giải quyết của từng cấp.

Khai thác các tài sản bảo đảm tiền vay được coi là biện pháp quan trọng trong việc xử lý nợ quá hạn của TCTD. Vì tài sản bảo đảm nợ vay là nguồn thu hồi nợ thứ hai của TCTD khi phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả không có khả năng trả nợ. Trong trường hợp đó, TCTD cần tiến hành rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục bảo đảm tiền vay, thực hiện biện pháp xử lý tài sản phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Việc xử lý cần phải tiến hành khẩn trương nhanh chóng, tranh thủ sự giúp đỡ của cơ quan hữu quan.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w