pháp luật trong hoạt động cho vay của các Tổ chức tín
dụng và pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay. cho vay.
3.1.Một số đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng
3.1.1.Những mặt tích cực và một số bất cập trong hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng
Trong những năm vừa qua,các quy định của pháp luật đối với hoạt động vay vốn tín dụng tại các tổ chức tín dụng,không ngừng được hoàn thiện .Tuy nhiên,những vấn đề pháp lý nảy sinh trong quá thực hiện các quy định của pháp luật trong thực tế đã gây ra không ít khó khăn cho các TCTD nói riêng ,cũng như các cơ quan liên quan .
3.1.1.1.Những mặt tích cực trong hoạt động cho vay của các TCTD
Một là ,nội dung của pháp luật đối với hoạt động cho vay của các TCTD,về cơ bản dã được quy định rõ ràng như quy định về nguyên tắc cho vay vốn ,loại cho vay;những điều khoản căn bản của một HĐTD cũng được ghi nhận tại điều 49 đến 64 của Luật các Tổ chức tín dụng,cũng như tại Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN,Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005…
Hai là, những đối tượng không được giao kết HĐTD, các tỷ lệ giới hạn an toàn trong cho vay của TCTD; tỷ lệ vốn tự có trên tài sản có rủi ro quy đổi cũng được Ngân hàng Nhà nước quy định rõ theo điều 79, Điều 81 Luật các TCTD (đã sửa đổi, bổ sung năm 2004).
Trong những năm qua, chất lượng hoạt động cho vay của các TCTD tăng đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tăng trưởng tín dụng
qua các thời kỳ nhìn chung rất mạnh mẽ. Trong thời kỳ 1996-2000, dự nợ cho vay tăng 24-27%/năm. Trong thời kỳ 2001-2005, vốn huy động qua hệ thống ngân hàng tăng 23,5% (năm 2001 tăng 23,5%; năm 2002 tăng 22,5%; năm 2003 tăng 24,7%; năm 2004 tăng 22,8%; năm 2005 ước tính tăng 24%). Dư nợ cho vay của toàn nền kinh tế trong giai đoạn này cũng ở mức cao, bình quân đạt 26%/năm (năm 2001 tăng 23,1%; năm 2002 tăng 30,4%; năm 2003 tăng 27,3%; năm 2004 tăng 26,9%). Hiện nay lượng vốn cho vay hàng năm của hệ thống ngân hàng khoảng trên 100 nghìn tỷ đồng., bằng khoảng 12- 14% GDP mỗi năm. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đến nay đạt gần 500 nghìn tỷ đồng. Tổng lượng vốn vay qua hệ thống ngân hàng chiếm khoảng 30-35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Những con số trên cho thấy hoạt động vay vốn tín dụng từ các TCTD trong thời gian vừa qua đã thực sự góp phần thúc đầy sự phát triển kinh tế đất nước.
3.1.1.2. Một số bất cập điển hình của pháp luật HĐTD
Một là, một số quy định cho vay chưa phù hợp với thực tiến của hoạt động tín dụng ngân hàng.
Thứ nhất, Điều 19 quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN quy định những đối tượng không được giao kết HĐTD với TCTD còn cứng nhắc. Trong nhiều trường hợp, cán bộ ngân hàng, thành viên và người nhà thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm toán, tổng giám đốc … Nếu có tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp và muốn dùng những tài sản này để cầm cố, thế chấp tại chính ngân hàng mà họ đang trực tiếp quản lý và công tác thì việc cho vay đối với những đối tượng này không có gì mất an toàn, miễn là họ không sử dụng vốn vay một cách phạm pháp. Hiện nay pháp luật lại cấm TCTD giao kết HĐTD với những đối tượng này trong khi họ hoàn toàn có khả năng trả nợ là điều bất hợp lý và không công bằng. Quy định này đã loại
bỏ một bộ phận không nhỏ những khách hàng tiềm năng của các TCTD( vấn đề này đã được đề cập tại tiểu mục 2.2.4 .các trường hợp hạn chế cho vay)
Thứ hai, bất cập trong việc quy định giới hạn cho vay đối với một khách hàng. Điều 20 luật các TCTD quy định TCTD không được phép cho một khách hàng vay quá 15% vốn điều lệ của TCTD, nếu vượt quá phải xin phép Chính phủ; Luật cũng quy định tổng dư nợ cho vay đối với 10 khách hàng vay lớn nhất không vượt quá 30% tổng dư nợ của TCTD. Quy định này quá khắt khe và không thực tế, làm hạn chế khả năng giao kết HĐTD. Với giới hạn cho vay thấp như vậy trong khi có dự án có nhu cầu vay tới hàng nghìn tỷ đồng, đã gây không ít khó khăn cho các TCTD khi muốn tài trợ cho những dự án lớn..
Một vi dụ điển hình trong thời gian qua ,đang gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lại lâm vào khó
khăn mới sau khi các ngân hàng (NH) thực hiện qui định mới của NH Nhà nước về hạn chế cho vay ngoại tệ. Trước đây, DN xuất khẩu có thể chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu để vay ngoại tệ và bán lại cho NH lấy VND để kinh doanh nhưng nay nhiều NH không thực hiện nghiệp vụ này nữa.
Trong khi đó NH vẫn hạn chế cho vay VND khiến DN rơi vào thiếu vốn. Theo các DN, việc NH khóa cả tín dụng VND lẫn ngoại tệ chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu.Nhiều NH cổ phần lớn tại TP.HCM cho biết hai ngày gần đây lượng tiền gửi giảm nhiều, nhất là của các DN. Trong khi đó, NH Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) cho biết lượng tiền gửi huy động bằng ngoại tệ của NH lại có dấu hiệu phục hồi, chỉ trong hai ngày nơi này đã huy động trên 6 triệu USD, trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm từ dân cư.Trong ngày 23-4, các NH cho biết lại diễn ra tình trạng khó mua
ngoại tệ. Những ngày qua, tỉ giá VND/USD đã được NH Nhà nước "neo" cứng ở mức 16.120 đồng/USD.Theo pháp luật hiện này, nếu TCTD cho vay đối với một dự án vượt quá giới hạn luật định thì phải xin phép Chính phủ.Trên thực tế, khoảng thời gian cần thiết từ khi TCTD đề nghị qua Ngân hàng Nhà nước, lên tới Chính phủ, đến khi có được quyết định được phép cho vay thường kéo dài vài tháng, làm lỡ nhiều cơ hội kinh doanh của TCTD và không phù hợp với xu hướng cải cách hành chính hiện nay.4
Hai là,việc chấp hành chưa đầy đủ các quy định về kiểm tra ,giám sát cho vay,cũng như việc đánh giá các thông tín .Tại chỉ thị mới nhất về việc tăng cường quản lý ,giám sát ,nhằm đảm bảo hoạt động tin dụng an toàn – hiệu quả -bền vững ,Thống đốc NHNN Việt Nam đã cảnh báo các TCTD trong việc chấp hành quy chế cho vay ,quy định kiểm tra ,giám sát hoạt động chưa đầy đủ”.Nhiều TCTD chưa đảm bảo được một số chỉ tiêu an toàn tín dụng trong hoạt động,đặc biệt là vấn đề cung cầu trên thị trường tín dụng chưa được quan tâm đứng mức ,dẫn đến hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro,có những biểu hiện quay trở lại tình trạng nợ xấu tiếp tục phát sinh,gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các TCTD.
“Một trong những vấn đề nổi lên trong thời gian qua đó là :”Ngân hàng không thiếu vốn, nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lại rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Điều này đang cản trở sự vươn lên của cộng đồng DN Việt Nam, nhất là khi hơn 90% DN Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa (trong đó gồm nhiều DN siêu nhỏ, DN gia đình).
“Về mặt tâm lý, nhìn chung, các ngân hàng vẫn cảm thấy yên tâm hơn khi cho