Chương II:Pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các Tổ chức tín dụng
2.2. Sự cần thiết của pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay
vay
Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, mở của cho các chế định nước ngoài trên thị trường nội địa và tạo ra sân chơi bình đẳng, các TCTD Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ bên ngoài có tiềm lực tài chính mạnh hơn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm hoạt động kinh doanh quốc tế tốt hơn.Đặc biệt,là khi Việt Nam gia nhập WTO thì môi trường canhj tranh đó lại càng khắc nghiệt hơn,vì đến năm 2020,Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn cho các ngân hàng nước ngoài. Trong khi đó quy mô của các TCTD còn nhỏ bé, trình độ quản lý và công nghệ còn hạn chế, nhiều TCTD chưa quen với môi trường kinh doanh quốc tế. Các TCTD luôn có nguy cơ rủi ro đe doạ từ cuộc cạnh tranh không cân sức như vậy. Đồng thời, với tính chất kinh doanh kéo dài của quan hệ tín dụng, tạo ra những khoản vay lâu dài nên khả năng thu hồi vốn khi kết thúc thời hạn vay cũng không chắc chắn. Các TCTD phải luôn đối mặt với những rủi ro trong quá trình kinh doanh.
Trong quan hệ cho vay, chủ yếu là dựa vào công tác thẩm định, thu thập xử lý thông tin và dự đoán thị trường. Hiện nay, trình độ nghiệp vụ của các TCTD của các cán bộ còn non yếu cũng như chế độ kiểm soát thông tin chưa thật sự có hiệu quả nên việc quản lý rủi ro cũng thật sự khó khăn.
Từ các lý do trên, chúng ta có thể nhận ra rằng hoạt động kinh doanh của các TCTD cũng như hoạt động cho vay luôn chứa đựng những rủi ro. Những rủi ro này rất đa dạng có thể là do tự nhiên, do nền kinh tế cũng như do chính bản thân các chủ thể trong quan hệ tín dụng. Trong số đó, có những rủi ro mang tính khách quan, không thể kiểm soát được, và những rủi ro mang tính chủ quan có thể hạn chế, khắc phục hoặc hạn chế được. Pháp luật được đưa ra với chức năng là nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể kiểm soát được.
Vì vậy,an toàn trong hoạt động cho vay của các TCTD nhằm góp phần ổn định tài chính quốc gia, là cơ sở để phát triển nền kinh tể và hội nhập với
kinh tế thế giới. Các TCTD là bộ phận chủ yếu trong các trung gian tài chính, nên đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của các TCTD sẽ là một nội dung quan trọng để giữ cho nền tài chính quốc gia được ổn định. Nếu các TCTD thật sự phát triển, ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động thì sẽ đóng vai trò then chốt và quan trọng cho việc cung ứng vốn, góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế. Chính vì vậy, yêu cầu pháp luật cần phải quy định những biện pháp bảo đảm cần thiết duy trì ổn định cho hoạt động kinh doanh của của các TCTD, góp phần khắc phục hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra. Đồng thời thông qua các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm an toàn thể hiện sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động của các TCTD nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Và xây dựng được hệ thống các quy định của pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các TCTD trở thành hàng rào pháp lý vững chắc sẽ góp phần giúp cho hệ thống ngân hàng ổn định, kinh doanh có hiệu quả tạo ra nền tảng tốt để thực thi các chính sách của phát triển đất nước, huy động và sử dụng tốt hơn các nguồn lực để tham gia vào hợp tác, cạnh tranh quốc tế, góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia.
Với những lý do nêu trên pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của các TCTD nói chung và hoạt động cho vay nói riêng luôn là yêu cầu cấp bách và bức thiết. Đồng thời với sự phát triển của ngành công nghiệp ngân hàng ngày càng đa dạng, các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn luôn cần được Đảng và Nhà nước rà soát, xem xét và sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính phù hợp và đựơc vận dụng một cách có hiệu quả các biện pháp pháp lý này.
2.3.Pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các TCTD 2.3.1. Quy định nhằm đảm bảo an toàn trong cho vay đối với khách hàng
2.3.1.1.Khách hàng phải thỏa mãn điều kiện vay vốn
định tại điều 7 về điều kiện vay vốn,TCTD xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện: có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc dự án đầu tư, phương án sản xuất phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi, thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quy chế cho vay 1627 đã có bổ sung thêm một loại khách hàng mới so với các quy chế trước kia; đó là các pháp nhân và cá nhân nước ngoài có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Đây là một quy định mới theo hướng mở rộng khách hàng vay phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế.
Ngoài ra, Điều 19 Quy chế cho vay 1627 xác định rõ những trường hợp mà TCTD không được cho vay đó là: thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) của TCTD, cán bộ nhân viên của chính TCTD đó thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay, bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).Và các trường hợp hạn chế cho vay tại điều 20 của quy chế này “ Tổ chức tín dụng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay đối với những đối tượng sau đây:Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại tổ chức tín dụng cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại tổ chức tín dụng cho vay; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay; Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó”.
Các quy định này một mặt nhằm ngăn ngừa những hiện tượng lợi dụng chức vụ quyền hạn, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra; mặt khác các hạn
chế góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của các TCTD,giúp các TCTD hoạt động hiệu quả.Những điều kiện đối với khách hàng là một đảm bảo an toàn đối với hoạt động cho vay.Tuy nhiên,điều đó chỉ có ý nghĩa với khách hàng vay,còn việc cho vay hay không,quyền quyết định thuộc về các TCTD.
2.3.1.2.Tuân thủ các nguyên tắc vay vốn
Nguyên tắc vay vốn phải được quán triệt trong suốt quá trình cho vay “Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.”(Điều 6,Qquyết đinh 1627/2001/QĐ-NHNN).Và TCTD tự chịu trách nhiệm về quyết định trong cho vay của mình. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của TCTD.
2.3.1.3 Cho vay trong phạm vi luật định
Theo quy định tại khoản 1 ,2 điều 18 Quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN:tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. “Trong trường hợp đặc biệt, tổ chức tín dụng chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay quy định tại Khoản 1 Điều này khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể”.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế - quốc tế, các doanh nghiệp trong nước cần phải đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều rộng và chiều sâu, để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư lớn này cho các doanh nghiệp đồng thời vẫn đảm bảo được giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng
đối với khách hàng, các ngân hàng đã tiến hành cho vay hợp vốn. Đối với các đối tượng hạn chế cho vay quy định tại Điều 20 Quyết định1627/2001/QĐ- NHNN, tổng dư nợ cho vay không được vượt quá 5% vốn tự có của ngân hàng. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn tiền vay, nâng cao khả năng giám sát đối với các hoạt động tín dụng, pháp luật buộc các ngân hàng phải thực hiện báo cáo Ngân hàng nhà nước (thông qua trung tâm tín dụng của ngân hàng nhà nước) các khách hàng có tổng dư nợ tiền vay từ 5% trở lên so với vốn tự có của ngân hàng. “Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại Điều 20 Quy chế này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng”.
2.3.1.4. Chấm dứt cho vay và thu hồi nợ
Đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay ,pháp luật quy định quyền chấm dứt việc cho vay ,xử lý tài sản đảm bảo ,thu hối nợ của TCTD trước thời hạn trong hợp đồng khi khách hàng vi phạm những cam kết trong hợp đồng tín dụng .
Khi khách hàng vay ,bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết ,cụ thể hoàn trả gốc lẫn lãi vay đúng thời hạn ,các TCTD được xử lý các tài sản bải đảm tiền vay đẻ thu hồi nợ .Việc xử lý này tuân theo những nguyên tắc nhất định:” Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật.
…Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
.. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia
giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định tại Nghị định này.3
2.3.1.5. Phải duy trì tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại điều 81,82,Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2004,về tỷ lệ bảo đảm an toàn và dự phòng rủi ro.Theo quy định tại khoản 1 điều 81 thì khả năng chi trả của các TCTD được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản “Có “ có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản “NỢ “ phải thanh toán tại một thời điểm nhất định của TCTD. Để hoàn thiện môi trường pháp lý về quy chế hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng, ngày 19 tháng 4 năm 2005, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN (gọi tắt là Quyết định 457) về các tỷ lệ bảo đảm an toàn mà các TCTD phải duy trì. Theo đó, các TCTD phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “Có “có thể thanh toán ngay và các tài sản” Nợ “sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo, tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản” Có “có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản Nợ phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo.
2.3.2.Thực hiện các giao dịch bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là việc các TCTD áp dụng các biện pháp phòng ngừa ,khắc phục rủi ro,tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi các khoản nợ đã cho khách hàng vay.(Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 /2006 về Giao dịch đảm bảo).
2.3.2.1Đối với biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản :
Theo nghị định 163/2006/NĐ-CP :
“Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch”.