Chơng 3: Đôi nét về tín ngỡng, tôn giáo và phong tục tập quán của c dân Mã Châu

Một phần của tài liệu Bảo tồn làng nghề truyền thống (Trang 43 - 46)

tục tập quán của c dân Mã Châu

Ngời Việt đến vùng đất mới đã giao lu và tiếp thu những yếu tố văn hoá của ngời Chăm. Đồng thời trong quá trình giao lu buôn bán, ngời Việt cũng đã tiếp thu một số yếu tố văn hoá của ngời Hoa để từ đó tạo nên một bản sắc văn hoá riêng, đặc sắc, góp phần hình thành nên diện mạo của xứ Quảng - Quảng Nam.

3.1. Sự thờ cúng.

3.1.1. Thờ Tiền Hiền khai canh.

Hơi khác với những làng Việt ở miền Bắc, đình làng ở Mã Châu (và miền Trung nói chung) dùng để thờ Tiền hiền, Hậu hiền - những ngời có công đến khai canh, khai c thành lập làng.

Theo hồi cố của các cụ già trong làng thì trớc đây ở bốn thôn (Đông - Thành - Tây - Thợng) mỗi nơi có một ngôi đình thờ Tiền hiền riêng và ngôi đình (Tiền hiền Tứ Mã) thì ở trong khuôn viên của HTX ơm dệt Nam Phớc hiện nay. Trong chiến tranh tất cả các ngôi đình đã bị tàn phá và các đồ vật trong đình cũng đã bị thất lạc hết.

Ngôi đình Tiền hiền Tứ Mã hiện nay đợc làm mới vào năm 2001. Đình đ- ợc xây theo kiểu nhà ngang, các cột và trên nóc đình có trang trí rồng, phợng. Phía ngoài, trớc cửa đình qua một khoản sân có một bức bình phong, một góp sân có bàn thờ thổ địa và phía ngoài cùng là cổng tam quan.

Cách bài trí ở trong đình: có năm bàn thờ, ở giữa thờ Tiền hiền Mã Châu; bàn thờ hai bên tả hữu thờ Hậu hiền và tổ nghề dệt; hai bàn thờ ở ngoài cùng, một bên thờ những ngời đỗ đạt thời phong kiến và một bên thờ những anh hùng, liệt sỹ - con em của làng Mã Châu có công với nớc; Phía trên bàn thờ, ở gian giữa treo bức hoành phi đề bốn chữ "Tuấn mã hoa lu" (Hoa Lu : là tên một con ngựa trong số tám con ngựa tốt của Chu Mục vơng).

Hàng năm đến ngày mùng 10/3 Âm lịch dân làng tổ chức cúng tế. Trớc ngày đó dân làng họp lại và bầu ra ban trị sự lo việc chung (đó là những cụ già cao tuổi, giàu kinh nghiệm) và một ban tế (một số cụ già cao tuổi nhất hoặc có kinh nghiệm nhất và thầy cúng).

Sáng ngày 10/3 lễ tế đợc tiến hành, ngời ta bầy biện toàn bộ các lễ vật lên bàn gồm: Hơng đăng, hoa quả, giấy tiền, vàng mã, heo gà...

Ban tế mặc khăn đóng áo dài, chủ tế mặc áo đỏ, hai ngời bồi tế mặc áo xanh. Trớc khi tế ngời ta kiểm tra lại lễ vật lần cuối, sau đó các thành viên trong ban tế đứng vào vị trí để làm lễ. Quá trình hành lễ tiến hành theo mệnh lệnh của ngời nội xớng (ngời đọc các quá trình làm lễ). Lễ tế đợc tiến hành theo trình tự:

- Đánh ba hồi trống, ba hồi chiêng và cử nhạc lễ. - Chủ tế tiến lên dâng hơng.

- Chủ tế và bồi bái lạy bốn lạy. - Chủ tế dâng rợu.

- Đọc văn tế.

- Chủ tế dâng rợu lần hai, sau đó lui ra để dân làng vào lễ.

- Tại lễ, ban lễ lạy bốn lạy và nổi chiêng trống kết thúc quá trình tế lễ. - Đốt vàng mã.

Trong văn tế Tiền hiền Mã Châu có đoạn: "Nhân tùng bắc địa, trạch thử

hạnh di diên niên: T nhân kỵ nhật, kính dõng (dũng) hơng yên, thợng kỳ gián giám..." .

(Tạm dịch: Ngời từ đất Bắc, đến ở phía Nam, quy dân lập xã, vỡ đất làm rộng, làm lợi cho nhân dân, để đức hạnh muôn đời: Ngày kỵ hôm nay, kính dâng nén hơng, mong ở trên chứng giám...).

Sau khi tế mọi ngời cùng ra Đình ngồi ăn uống. Thứ tự ở đình, gian giữa dành cho ban tế và các cụ già, còn hai bên là dân đinh trong làng. Vì là lễ lớn cho cả làng nên phụ nữ cũng phải ra đình làm cỗ, nhng họ chỉ đợc ở nhà sau để chuẩn bị cỗ bàn.

Lễ tế Tiền hiền Mã Châu là một dịp để tởng nhớ công ơn của những ngời đi trớc, thể hiện đạo nghĩa "uống nớc nhớ nguồn" của những ngời dân ở đây và cũng là dịp để mọi ngời trong làng gặp gỡ, thăm hỏi nhau và củng cố thêm sự cố kết trong cộng đồng.

3.1.2. Thờ tổ tiên trong các dòng họ.

Làng Mã Châu có hơn 20 dòng họ với 16 nhà thờ họ. Tuy nhiên trong chiến tranh những nhà thờ họ cũ đã bị phá huỷ, những nhà thờ họ hiện nay mới đ- ợc xây dựng lại từ năm 1992.

Các nhà thờ họ hiện nay có kiến trúc giống nhau, nhà xây theo kiểu ba gian hai mái, lợp ngói, có trang trí rồng phợng, lân... ở các cột nhà và trên mái nhà. Phía ngoài sân là bức bình phong là một cây hơng ở góc sân để thờ thổ địa. Bên trong nhà thờ họ thờng có ba gian thờ: gian giữa thờ ông tổ dòng họ; hai gian bên thờ cúng các chi tộc và những ngời đỗ đạt hoặc anh hùng liệt sĩ - ngời của dòng họ. Phía trên, gian giữa thờng treo một bức hoành phi và hai bên bàn thờ treo (nay là viết) các câu đối. Trên bàn thờ chính giữa có đặt phú ý (gia phả) của dòng họ. Tuy nhiên ở Mã Châu chỉ còn dòng họ Trịnh và họ Phạm còn giữ đợc bản gia

phả từ trớc năm 1945. Trong đó chỉ có gia phả của họ Trịnh còn ghi chép đầy đủ và có ghi năm lập gia phả là vào niên hiệu Bảo Đại thứ 6.

ở đây việc xây dựng nhà thờ họ không câu nệ, không nhất thiết ngời đứng ra xây dựng nhà thờ họ phải là ngời con trởng mà ngời ở trong họ nếu ai có điều kiện thì đứng ra xây dựng (tất nhiên phải thông qua việc họp họ và đợc cả họ nhất trí) và nhà thờ họ phải đợc xây dựng ở chỗ thuận lợi cho việc họp họ.

Nhà thờ họ nhìn chung đợc xây dựng để đáp ứng yếu tố tâm linh. Là nơi để con cháu tụ họp và tởng nhớ tổ tiên thông qua công việc giỗ chạp, tế lễ trong họ, từ đây tinh thần cố kết của dòng họ đợc củng cố và nâng cao. Đồng thời c dân ở đây vốn mang trong mình tâm lý hoài cổ của những ngời dân đi "khai hoang lập nghiệp" trớc kia và nhà thờ họ là một trong những minh chứng rõ nét nhất cho điều đó. Hiện nay việc xây dựng nhà thờ của họ còn đáp ứng một nhu cầu khác - hơi tiêu cực - đó là "thi đua" với các dòng họ khác trong làng.

Việc thờ cúng ở nhà thờ của các họ trong làng tơng đối giống với việc thờ cúng ở Đình Tiền hiền Mã Châu. Có lẽ lúc đầu, đình Tiền hiền mang ý nghĩa là nhà thờ họ chung của cả làng, là nơi thờ những tổ họ, những ngời đầu tiên có công khai c lập làng Mã Châu. Bởi khi mới vào đây, do nhiều lý do nên những ngời đầu tiên đến khai canh, khai c không có điều kiện ghi chép lại tên họ nên những thế hệ sau không nhớ rõ họ tên của những ngời tổ họ12. Vì vậy những ngời dân làng lập nên nhà thờ họ chung này và nó cũng đáp ứng nguyện vọng, tâm lý uống nớc nhớ

nguồn của những ngời dân ở đây. Nhng qua thời gian, cùng sự phát triển của làng,

đình Tiền hiền trở lại với đúng nghĩa của nó là trung tâm của làng, là nơi hội họp, sinh hoạt và thể hiện mối cộng cảm chung của c dân làng Mã Châu.

3.1.3. Thờ Thành Hoàng.

Một phần của tài liệu Bảo tồn làng nghề truyền thống (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w