Trồng dâu nuôi tằm

Một phần của tài liệu Bảo tồn làng nghề truyền thống (Trang 34 - 36)

Chơng 2: Làng nghề truyền thống

2.2.2. Trồng dâu nuôi tằm

Mã Châu nằm trong vùng trồng dâu nuôi tằm, ơm tơ dệt lụa dọc theo hai bên bờ sông Bà Rén, hàng năm sông Bà Rén bồi đắp phù sa cho làng sau mùa lũ lụt, đất đợc bồi tụ thờng xuyên, thuận lợi cho việc trồng dâu nuôi tằm phát triển.

Trớc đây diện tích đất bãi đợc chia đều cho các thành viên trong làng. đất đợc dùng để trồng lúa, trồng dâu (chủ yếu là trồng dâu). làng Mã Châu đã sớm

phân chia thành những hộ chuyên làm nghề trồng dâu nuôi tằm và những hộ chuyên làm nghề dệt. ít có hộ gia đình đảm nhận từ khâu đầu đến khâu cuối.

Cây dâu ở đây đợc trồng vào tháng 10, trên bãi đất bồi bằng những cành nhỏ (miền Bắc gọi là hom dâu). Cây dâu sau khi trồng thì 10 đến15 năm sau mới phải trồng lại. Mỗi năm vào tháng 11, ngời ta chặt hết cành dâu và chờ nảy ra vụ mới. Đó cũng là mùa nớc lũ, nớc sông Bà Rén dâng cao đem lại một nguồn dinh dỡng lớn để nuôi cây dâu. Cây dâu ở đây có khả năng chịu hạn cao.

Tháng 3, lá dâu lên tốt cũng là lúc bớc vào vụ tằm. Một năm ở đây nuôi đợc tám lứa tằm, trong đó có một lứa tằm xuân vào tháng 3. Từ tháng 4, tháng 5 bắt đầu vào vụ, kết thúc vào tháng 11 và tháng 7, tháng 8 là thời điểm thích hợp nhất để nuôi tằm.

Tằm ở đây là giống tằm đa hệ, tức là một năm có thể đẻ nhiều lợt trứng liên tục (Khác với giống tằm đơn hệ - đẻ một lứa trứng một năm và giống tằm lỡng hệ - đẻ hai lứa trứng một năm mới đợc nhập từ nớc ngoài vào). Mỗi lứa tằm từ 20 - 22 ngày. Bệnh tằm trớc đây thờng gặp là bệnh gai: Con tằm bình thờng toàn thân trơn láng, màu xanh lơ, khi bị bệnh thì nổi gai trên các khoang, tằm từ màu xanh lơ chuyển sang màu bạc. Bệnh này do vi rút gây bệnh có từ trong trứng. Vì vậy ng- ời nuôi tằm trớc kia rất sợ, bởi nếu lứa tằm nào gặp bệnh này thì coi nh bỏ đi. Hiện nay công nghệ hiện đại đã sử lý đợc trứng tằm do vậy bệnh này hầu nh đã bị loại bỏ.

Nhìn chung, cứ 20kg lá dâu/1kg kén. Khi tằm làm kén chuyển sang ngày thứ ba thì phải bán cho ngời ơm tơ (ngời nuôi tằm không sản xuất đến khâu cuối). Tơ tốt hoặc lứa kén tốt phải đợc "9 kén, 1 tơ" (9kg kén đợc 1kg tơ). Ngời ta đánh giá chất kợng tơ tốt hay không ngay từ khi cầm con kén trên tay, tức là phải hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm mà họ đã tích luỹ đợc trong quá trình nuôi tằm.

Do cơ chế thị trờng, ngời dân Mã Châu đi chuyên vào nghề dệt vải, lụa mà không phát triển nghề nuôi tằm. Nghề trồng dâu nuôi tằm của Mã Châu, hiện nay đã di chuyển sang làng Trung Lơng.

Mã Châu hiện nay có khoảng 3/4 dân số sống bằng nghề dệt và 1/4 dân số sống bằng nghề nông và các nghề khác.

Một phần của tài liệu Bảo tồn làng nghề truyền thống (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w