Nguyên tắc chung phương pháp so màu xác định cách ợp phần dinh dưỡng vô cơ

Một phần của tài liệu Phương pháp tổng hợp vật liệu gốm (Trang 91 - 93)

dinh dưỡng vô cơ trong biển

Cho đến nay, phương pháp so mầu vẫn đang được sử dụng rộng rãi để xác định các hợp phần dinh dưỡng vô cơ P, N, Si trong nước biển. Phương pháp này dựa trên tính chất của một số dung dịch có khả năng tạo thành hỗn hợp nhuộm màu khi cho chúng tác dụng với những hoá chất đặc trưng. Màu của hỗn hợp có thể hiện lên rất rõ ngay cả trong trường hợp nồng độ chất tan trong dung dịch rất nhỏ. Hiển nhiên, cường độ màu của hỗn hợp tỷ lệ với nồng độ chất tan và độ dày lớp dung dịch.

Với nguyên tắc so sánh màu của dung dịch cần xác định nồng độ với màu của cũng loại dung dịch ấy nhưng đã biết trước nồng độ, ta có thể tìm được nồng độ dung dịch cần xác định. Dung dịch đã biết trước nồng độ được gọi là dung dịch chuẩn, hay đơn giản hơn gọi là "chuẩn" .

Phương pháp so màu bằng mắt

Trong cách so màu bằng mắt, thủ thuật cân bằng màu là quan trọng nhất. Biết rằng, khi cường độ màu của hai dung dịch cùng loại cần so sánh đã ở trạng thái cân bằng thì nồng độ và chiều dày lớp dung dịch của chúng có quan hệ sau đây:

C1/C2 = h2/h1 (4.1)

Trong đó C1, C2 và h1, h2 tương ứng là nồng độ và chiều dày các dung dịch 1 và 2.

Từ đó thấy rằng, khi so màu hai dung dịch cùng loại, cùng màu nhưng cường độ màu khác nhau, chỉ cần thay đổi cột chiều cao của chỉ một dung dịch bằng cách thêm vào hoặc bớt đi một lượng thích hợp, ta sẽ có trạng thái cân bằng màụ

Độ chính xác của phương pháp so màu bằng mắt có liên quan với các yếu tố sau:

- Trạng thái mắt của người phân tích. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của phân tích viên.

- Ảnh hưởng của nồng độ các dung dịch: Công thức 4.1 chỉ đúng khi tỷ số h2/h1 khá gần đơn vị, nghĩa là C1 và C2 không khác nhau nhiều lắm. Nếu tỷ số trên khác xa đơn vị thì việc so màu không có ý nghĩạ Bởi vậy, cách khắc phục tốt nhất là phải có nhiều dung dịch chuẩn với nồng độ khác nhau, để có thể lựa chọn dễ dàng dung dịch chuẩn có màu gần nhất với màu dung dịch cần phân tích. Kinh nghiệm phân tích cho thấy tương quan chiều cao của các cột dung dịch ở trạng thái cân bằng mầu chỉ được phép nằm trong giới hạn 1: 0,7 (hoặc 0,6).

- Ngoài ra, độ chính xác của phương pháp còn phụ thuộc vào độ sạch của hoá chất, độ muối trong mẫu nước phân tích, nhiệt độ và ánh sáng môi trường nơi làm việc, khoảng thời gian từ lúc thu mẫu đến lúc phân tích, khoảng thời gian phân tích... Những nhân tố này đều có ảnh hưởng đến màu sắc và cường độ màu của các dung dịch chuẩn và mẫu nước. Đương nhiên có thể khắc phục được những ảnh hưởng này bằng cách làm sạch hoá chất, tăng độ muối của dung dịch chuẩn, khống chế nhiệt độ và ánh sáng nơi làm việc, không nên lưu mẫu quá lâu, các thao tác phải nhanh chóng và chính xác...

Sử dụng các thiết bị hiện đại trong phương pháp so màu

Thay cho việc so màu bằng mắt, người ta đã chế tạo những máy và thiết bị so màu (như máy so màu quang điện, phổ quang kế...). So màu bằng các thiết bị so màu là khách quan và đạt độ chính xác cao, nhưng lại cần các máy móc tinh vi, hiện đại và đắt tiền. Do vậy cách này chỉ tiện lợi khi làm việc trên bờ, trong phòng thí nghiệm hoặc trên các tàu nghiên cứu lớn. Chi tiết về phương pháp so màu bằng máy so màu sẽ được nói tới ở mục 4.6 chương nàỵ

Một phần của tài liệu Phương pháp tổng hợp vật liệu gốm (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)