Một số vấn đề còn tồn tại vướng mắc đối với quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay và các vấn đề phát sinh trong thực tế (Trang 41 - 53)

hóa ngân hàng thương mại nhà nước

Thứ nhất, sự thiếu vắng của các văn bản pháp lí điều chỉnh trực tiếp quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước.

Cho đến thời điểm hiện nay, các quy định về mặt pháp lí của Nhà nước dành riêng cho quá trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước là hầu như chưa có. Số lượng các văn bản quy định về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là ngân hàng còn rất hạn chế mà chỉ có các quy định về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói chung.

Hiện tại, vấn đề cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước được điều chỉnh bởi văn bản pháp lí có hiệu lực cao nhất là Nghị định của Chính phủ số109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, kế đến là Thông tư của Bộ Tài chính số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP, các văn bản khác hướng dẫn thực hiện Nghị định 109, Nghị Định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số văn bản pháp luật về chứng khoán, tổ chức tín dụng khác.

Ngân hàng thương mại nhà nước không chỉ là doanh nghiệp nhà nước thông thường mà nó có nhiều đặc thù trong hoạt động nói chung cũng như trong vấn đề cổ phần hóa nói riêng. Và nếu áp dụng những quy định chung cho cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước vào quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước thì rõ ràng là sẽ có nhiều điểm không phù hợp. Điều đó gây không ít cản trở cho quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước.

Thứ hai, sự thiếu minh bạch trong quá trình phát hành trái phiếu tăng vốn gây rủi ro cho các nhà đầu tư và làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trong tiến trình cổ phần hóa.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trước khi tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước phải tăng vốn để đạt tới chỉ tiêu an toàn vốn theo quy định là 8%. Để làm được điều đó, các ngân hàng thương mại nhà nước phải phát hành trái phiếu để tăng vốn. Theo hình thức này, ngân hàng thương mại nhà nước sẽ cam kết với nhà đầu tư mua trái phiếu về quyền được mua cổ phiếu khi ngân hàng cổ phần hóa.

Tuy nhiên, vấn đề tăng vốn bằng phát hành trái phiếu của ngân hàng là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ và hết sức nhạy cảm ở Việt Nam. Hầu hết các ngân hàng thương mại nhà nước không đưa ra tỉ lệ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu là bao nhiêu hay thời gian để thực hiện quyền ưu đãi mua cổ phiếu của các trái chủ cũng chưa được xác định cụ thể. Sự thiếu minh bạch như vậy khiến cho các nhà đầu tư phải chịu nhiều rủi ro và ngay chính bản thân ngân hàng cũng bị giảm sút uy tín.

Các nhà đầu tư luôn sẵn sàng đầu tư vì họ kì vọng rằng giá trị của ngân hàng sau khi cổ phần hóa sẽ tăng lên và họ chính là những người được hưởng thành quả đó. Nếu trong quá trình phát hành trái phiếu chuyển đổi có trục trặc thì hệ quả tất yếu là sự suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư. Điều đó gây ảnh hưởng xấu cho các ngân hàng thương mại nhà nước tiến hành cổ phần hóa (đặc biệt là những ngân hàng tiến hành cổ phần hóa sau).

Trong thực tế, việc phát hành trái phiếu tăng vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2005 đã chứng minh cho những rủi ro mà các nhà đầu tư gặp phải khi mua trái phiếu. Trái phiếu tăng vốn năm 2005 của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực chất không phải là trái phiếu chuyển đổi mà là trái phiếu tăng vốn có kèm theo quyền mua cổ phiếu phổ thông của ngân hàng theo giá thị trường tại thời điểm cổ phần hóa. Nói cách khác, các trái chủ chỉ được tham gia đấu thầu không cạnh tranh khi ngân hàng thực hiện cổ phần hóa và dùng tiền gốc lẫn tiền lãi trái phiếu để mua cổ phiếu theo giá đấu giá. Có thể thấy các rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải khi mua những trái phiếu đó là như sau:

- Rủi ro về thời gian thực hiện quyền ưu đãi mua cổ phiếu: Theo Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/9/2005 về việc cổ phần hóa ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thì ngân hàng Ngoại thương sẽ thực hiện bán cổ phần trong năm 2006. Tuy nhiên, thời điểm tiến hành bán đấu giá lần đầu ra công chúng chỉ được xác định khi có quyết định của Chính phủ về thời điểm cổ phần hóa ngân hàng Ngoại thương và trên thực tế, cho đến đầu năm 2008 ngân hàng Ngoại thương mới tiến hành bán cổ phần.

- Rủi ro về mức giá chuyển đổi: mức giá chuyển đổi được xác định dựa trên kết quả bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng và phụ thuộc hoàn toàn vào quan hệ cung cầu vào thời điểm bán đấu giá. Mặt khác, phương thức lựa chọn mức giá trúng thầu khi đấu giá cũng ảnh hưởng tới mức giá chuyển đổi. Giá chuyển đổi càng cao thì hệ số chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu càng thấp.

- Rủi ro về số lượng cổ phiếu chuyển đổi: Ngân hàng Ngoại thương cho rằng sẽ có đủ số lượng cổ phiếu để các trái chủ thực hiện quyền chuyển đổi tại lần đầu phát hành cổ phiếu vì “ hình thức cổ phần hóa là giữ nguyên vốn nhà nước tại ngân hàng, phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm vốn và việc bán cổ phiếu theo nhiều đợt, mỗi đợt không quá 10% vốn điều lệ để tăng vốn”. Thế nhưng đó mới chỉ là dự kiến của ngân hàng trong khi Chính phủ mới là người có thẩm quyền quyết định ngân hàng cổ phần hóa theo hình thức nào, số lượng cổ

phiếu được phép phát hành ra công chúng và dành cho trái chủ được thực hiện việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu.

Hiện tượng phát hành trái phiếu không minh bạch như trên có nhiều lí do. Về phía ngân hàng, do sức ép tài chính và yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa mà phải tăng vốn càng nhanh càng tốt, lãi suất huy động càng thấp càng tốt. Về phía nhà đầu tư, do chưa tìm hiểu kĩ về cơ chế phát hành cũng như tâm lí đầu tư theo đám đông mua trái phiếu của ngân hàng.

Cách thức phát hành trái phiếu huy động vốn như vậy có thể giúp cho ngân hàng thương mại nhà nước đạt được mục tiêu tăng vốn một cách nhanh chóng với lãi suất thấp. Nhưng về lâu về dài mà nói thì nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của ngân hàng. Các nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ tín nhiệm thấp đối với các ngân hàng thương mại nhà nước sau khi cổ phần hóa. Mặt khác, trong thời gian gần đây trái phiếu chuyển đổi của một vài ngân hàng có hiện tượng sụt giá phản ánh rõ thái độ xem xét lại của nhà đầu tư đối với trái phiếu này. Điều đó khiến cho các ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện cổ phần hóa sau gặp khó khăn trong việc tăng vốn theo hình thức phát hành trái phiếu như vậy.

Thứ ba, khó khăn trong vấn đề xác định giá ngân hàng.

Vấn đề xác định giá trị ngân hàng có thể nói là vướng mắc cơ bản nhất trong quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước. Xuất phát từ những đặc thù về chức năng và lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng mà việc xác định giá trị ngân hàng khi tiến hành cổ phần hóa là rất khó khăn và phức tạp. Phần lớn tài sản của ngân hàng là những loại tài sản mà giá trị của chúng rất khó xác định. Đó là giá trị thương hiệu, là các khoản tín dụng, là các tài sản vô hình khác... Xác định giá trị của những tài khoản đó không giống như xác định giá trị những tài sản thông thường khác, không dựa vào giá trị sổ sách, mệnh giá hay giá thị trường mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: tình hình kinh doanh của ngân hàng, mức độ rủi ro, tính thanh khoản, mức sinh lời dự tính, tỷ giá hối đoái...

Phải nói rằng vấn đề xác định giá trị các tài sản vô hình của ngân hàng thương mại nhà nước là vấn đề rất phức tạp. Giá trị thương hiệu đang được đặt ra và trên thực tế nó đã mang lại lợi ích đáng kể cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Nhưng giá trị thương hiệu là bao nhiêu, được xác định trên cơ sở nào thì vẫn chưa được xác định. Bản quyền bí quyết công nghệ cũng là những tài sản vô hình cần được lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp. Ví dụ chương trình hiện đại hóa được áp dụng tại các ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài chi phí bản quyền đã trả cho nhà cung ứng, chi phí triển khai, vận hành để áp dụng thành công dự án cũng phải được xác định bổ sung...

Bên cạnh đó, việc xác định giá trị các bất động sản của ngân hàng cũng không kém khó khăn. Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước có ở hầu khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Có nơi xây trụ sở trên đất thuê, có nơi nhận quyền sử dụng đất trả tiền một lần, có nơi thì nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ cá nhân. Mặt khác, lợi thế thương mại của vị trí đất cũng cần phải được đề cập. Những điều đó khiến cho quá trình đánh giá chính xác tài sản của ngân hàng là bất động sản gặp nhiều trở ngại.

Thứ tư, khó khăn trong việc xác định cơ cấu sở hữu vốn điều lệ.

Việc xác định cơ cấu sở hữu vốn điều lệ tại ngân hàng sau cổ phần hóa theo quy định của pháp luật hiện hành cũng làm nảy sinh một số vấn đề cho quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước.

Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước trong ngân hàng sau cổ phần hóa là tối thiểu 51%. Điều đó giúp cho Nhà nước duy trì được ảnh hưởng của mình đối với ngân hàng cổ phần hóa và hướng phát triển của ngân hàng sau cổ phần hóa không lệch ra ngoài đường lối chung của Nhà nước. Tuy nhiên, xác định tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước như vậy làm phát sinh một số vấn đề.

Thứ nhất, vấn đề Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối trong ngân hàng sau cổ phần hóa ảnh hưởng rất lớn tới việc quản lí ngân hàng sau cổ phần. Chúng ta biết rằng sở dĩ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ chính là bắt nguồn từ sở hữu và phương thức quản lí. Do sở hữu

là của Nhà nước, người điều hành do Nhà nước bổ nhiệm. Người quản lí đại diện cho nhà nước nắm quyền quản lí doanh nghiệp dẫn đến tự chủ nhưng không chịu trách nhiệm, lợi ích của cá nhân được giao quyền quản lí doanh nghiệp quá lớn nên phát sinh nhiều tiêu cực. Doanh nghiệp thì luôn luôn có tâm lí ỉ lại, trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước, hoạt động kém năng động, tính hiệu quả thấp. Cổ phần hóa là để xác định rõ ràng người làm chủ đích thực có quyền định đoạt trong quản lí, rõ trách nhiệm trong quản lí và điều hành, tăng cường được tính cạnh trạnh, tránh được thất thoát vốn và tài sản. ở ngân hàng thương mại nhà nước sau khi cổ phần hóa, việc Nhà nước nắm giữ 51% cổ phần chi phối cũng có nghĩa là Nhà nước vẫn là người định đoạt lớn nhất trong ngân hàng và cơ cấu quản lí ngân hàng. Ngân hàng sau cổ phần rất dễ lại bị lâm vào tình trạng “ bình mới rượu cũ”. Các bài học về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trước đây cho thấy rất rõ điều này. Có nơi, giám đốc để doanh nghiệp thua lỗ 10 năm liên tiếp và sau khi cổ phần hóa vẫn đại diện sở hữu nhà nước tiếp tục làm giám đốc. Trong trường hợp đó, hầu như toàn bộ ban lãnh đạo cũ vẫn được giữ nguyên. Nó tạo ra tình trạng cổ phần hóa rồi nhưng cơ chế trông chờ, ỷ lại nếu có thay đổi cũng chỉ thay đổi được rất ít.

Bên cạnh tỷ lệ cổ phần chi phối của Nhà nước, vấn đề tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược của ngân hàng cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề. Một trong những mục tiêu khi cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước là nhằm tranh thủ kinh nghiệm quản lí, điều hành cũng như công nghệ hiện đại của các nhà đầu tư mà đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược. Các nhà đầu tư chiến lược thường là các định chế tài chính hùng mạnh, có uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Họ sẵn sàng góp vốn cũng như những thế mạnh quản lí vào ngân hàng thương mại nhà nước khi cổ phần hóa với mong muốn cùng tạo lập nên một ngân hàng giàu mạnh và cùng chia sẻ những thành quả đạt được. Tuy nhiên, với quy định của pháp luật hiện nay thì các nhà đầu tư chiến lược chỉ được nắm không quá 20% tổng số vốn điều lệ của ngân hàng sau cổ phần. Với tỉ lệ sở hữu cổ phần như vậy, các nhà đầu tư chiến

lược không thể có ảnh hưởng lớn đối với việc quản lí cũng như điều hành ngân hàng và điều đó khiến cho các nhà đầu tư chiến lược giảm nhiệt tình đối với quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước. Nó cũng khiến cho mục tiêu tranh thủ vốn, công nghệ quản lí , điều hành cũng như tranh thủ uy tín của các nhà đầu tư chiến lược trở nên khó đạt được hoặc có đạt được nhưng không được như mong muốn.

Mong muốn khi cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước là kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn, kết hợp hài hòa các lợi ích để không ngừng phát triển và hội nhập. Tuy nhiên, cũng phải cần xem xét lại khía cạnh Nhà nước nắm cổ phần chi phối và tỉ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược. Nếu như không giải quyết tốt những vấn đề đó thì sẽ rơi vào cổ phần hóa hình thức, không khác mấy so với trước khi cổ phần hóa và không đạt được các mục tiêu cổ đặt ra.

Thứ năm, khó khăn trong việc xác định tổ chức tư vấn cổ phần hóa. Cổ phần hóa ngân hàng là một vấn đề rất nhạy cảm. Đảng và Nhà nước ta đã coi ngân hàng chính là huyết mạch của nền kinh tế, đặc biệt các ngân hàng thương mại nhà nước lại được coi là chủ lực của hệ thống ngân hàng quốc gia. Cho nên, việc tìm được đối tác thẩm định giá trị ngân hàng và tư vấn cho quá trình cổ phần hóa là điều không hề đơn giản. Trong thực tế, việc lựa chọn nhà tư vấn cổ phần hóa cho ngân hàng thương mại nhà nước đều thực hiện chậm trễ so với dự kiến của các ngân hàng.

Hiện nay, nguyên tắc lựa chọn các tổ chức tư vấn tiềm năng là: Tổ chức tư vấn tài chính độc lập, có uy tín quốc tế, có kinh nghiệm thực hiện tư vấn cổ phần hóa ngân hàng thương mại, có định chế tài chính, có đội ngũ phân tích ngành ngân hàng, có kinh nghiệm trong việc tư vấn phát hành cổ phiếu tại Châu á và các thị trường mới nổi hoặc có kinh nghiệm đối với hoạt động cổ phần hóa tại các nước thuộc khối Chủ nghĩa xã hội trước đây, có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam và hoạt động của ngân hàng cổ phần hóa, sử dụng các bảng đánh giá

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay và các vấn đề phát sinh trong thực tế (Trang 41 - 53)