16 Điều 51, Luật Thương mại (2005)
CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI NHÌN TỪ MỘT SỐ VỤ TRANH CHẤP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Để hiểu một cách toàn diện về chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại, đánh giá được vai trò quan trọng của nó trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, chúng ta cùng xem xét một số tranh chấp sau đây:
Tình huống 1:
Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Kim Thành ký hợp đồng số 03/HĐ về việc bán cho công ty trách nhiệm hữu hạn hoá chất Tân Hoàng Minh (trụ sở tại Nam Định) một số chủng loại vật liệu xây dựng gồm: thép xây dựng, gạch chống nóng theo tiêu chuẩn chất lượng TCVN4710-89, với tổng giá trị hợp đồng 1,5 tỷ đồng, thời hạn giao nhận hàng đến hết ngày 31/07/2007. Ngày 15/08/2007, Công ty Tân Hoàng Minh đã đến nhận lô hàng thuộc chủng loại thép xây dựng tại kho chính của bên bán và thanh toán ½ hợp đồng như đã cam kết. Ngày 05/08/2007 do không thấy công ty Tân Hoàng Minh đến nhận nốt số hàng theo hợp đồng, Công ty Kim Thành đã gửi công văn yêu cầu công ty Tân Hoàng Minh tiếp tục nhận hàng và thanh toán tiền theo hợp đồng hạn cuối là vào ngày 15/08/2007. Công ty Tân Hoàng Minh đã từ chối thực hiện hợp đồng sau khi đưa ra yêu cầu giảm giá đối với số lô sau chưa giao không đựơc công ty Kim Thành chấp nhận.
Ngày 15/09/2007, Công ty Kim Thành khởi kiện công ty Tân Hoàng Minh tại Toà kinh tế tỉnh Nam Định với yêu cầu: Buộc công ty Tân Hoàng Minh phải nộp phạt 170 triệu đồng như đã thoả thuận và bồi thường thiệt hại 180 triệu đồng bao gồm tiền trả lãi cho ngân hàng và phần chênh lệch giá bán số gạch chống nóng thấp hơn so với giá đã thoả thuận theo hợp đồng số 03/HĐ.
Trong trường hợp trên, Công ty Kim Thành đã gia hạn thêm 15 ngày (từ ngày 31/07/2007 đến ngày 15/08/2007) để công ty Tân Hoàng Minh thực hiện tiếp nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán. Như vậy, công ty Kim Thành đã gia hạn