Điều 300, Luật Thương mại (2005)

Một phần của tài liệu Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại (Trang 25 - 27)

- Răn đe, ngăn chặn vi phạm hợp đồng (trong trường hợp có vi phạm thì bên vi phạm sẽ phải nộp "phạt" không phụ thuộc vào việc thực tế vi phạm đó có gây ra thiệt hại cho bên kia không);

- Bồi thường thiệt hại theo mức định trước (tức là nếu có vi phạm gây thiệt hại thì bên bị thiệt hại không được quyền đòi bồi thường thiệt hại theo mức thiệt hại thực tế mà chỉ được đòi khoản tiền đã xác định trước mặc dù thực tế không có thiệt hại hoặc thiệt hại có thể là thấp hơn hoặc cao hơn mức quy định này).

2.2.2. Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm

Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm, bao gồm: - Hợp đồng có thoả thuận về phạt vi phạm; - Có hành vi vi phạm hợp đồng;

- Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.

Theo Luật Thương mại (2005), chế tài phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng khi các bên “có sự thoả thuận” trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không có sự thoả thuận về phạt vi phạm thì bên bị vi phạm mất quyền đòi phạt vi phạm hợp đồng và chỉ có quyền đòi bồi thường thiệt hại9. Tuy nhiên, quy định này của Luật Thương mại (2005) tỏ ra “sơ cứng”, không phù hợp với xu hướng đề cao sự tự do ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng. Hợp đồng không thoả thuận về việc phạt vi phạm, nhưng sau đó các bên có thoả thuận mới hoặc một bên thừa nhận vi phạm và chấp nhận mức phạt do bên bị vi phạm đưa ra thì không có lý do gì để không chấp nhận phạt vi phạm theo thỏa thuận của các bên.

Phạt hợp đồng được áp dụng phổ biến đối với các hành vi vi phạm hợp đồng. Tuy vậy, có những vi phạm mà không có cá nhân, tổ chức nào đặt vấn đề áp dụng trách nhiệm đối với hành vi vi phạm đó, như: vi phạm điều khoản về giải quyết tranh chấp, điều khoản về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại. Khi đề cập đến căn cứ áp dụng chế tài phạt hợp đồng, Luật Thương mại (2005) cũng không đề cập đến yếu tố lỗi. Tuy nhiên, không có nghĩa là pháp luật đã cho phép áp dụng phạt hợp đồng đối với mọi hành vi vi phạm (không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo thoả

thuận mà không cần tính đến yếu tố lỗi. Pháp luật quy định, được miễn trách nhiệm hợp đồng khi bên vi phạm không có lỗi (do bất khả kháng hoặc do lỗi của bên đối tác, xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận, do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền10) .Điều đó cho thấy, lỗi vẫn là yếu tố cần thiết để áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng và các hình thức chế tài khác trong trách nhiệm hợp đồng.

2.2.3.Nội dung của chế tài phạt vi phạm

Nội dung của chế tài phạt vi phạm là bên bị vi phạm buộc bên vi phạm phải trả một khoản tiền nhất định. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266, Luật Thương mại (2005)11. Mức phạt do các bên thoả thuận trong hợp đồng nhưng phải trong khuôn khổ giới hạn của pháp luật. Giới hạn thứ nhất là mức phạt hoặc tổng mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm; giới hạn thứ hai là mức phạt đựơc tính trên giá trị nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Vấn đề đặt ra, nếu các bên không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng về mức phạt thì có áp dụng phạt vi phạm được không? Vấn đề này trong thực thi pháp luật đang có quan điểm vận dụng trái ngược nhau. Một số chuyên gia pháp lý cho rằng, nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng về mức phạt thì cơ quan tài phán sẽ cân nhắc để áp dụng mức phạt tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm và nguyên nhân của vi phạm nhưng tối đa không quá 8% nghĩa vụ bị vi phạm. Tôi cho rằng, căn cứ Điều 300 và Điều 301 của Luật Thương mại (2005), nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng về mức phạt thì không đủ căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm (cơ quan tài phán không thể tự quyết định mức phạt trong giới hạn phạt đã được pháp luật quy định), trừ trường hợp các bên có thói quen về vấn đề này trong hoạt động.

Như vậy, Theo quy định của Luật Thương mại (2005), điều khoản phạt vi phạm hợp đồng thương mại chỉ đóng vai trò là “điều khoản tuỳ nghi”, tức là những điều khoản các bên có thể tự thoả thuận với nhau và ghi vào trong hợp đồng khi chưa có quy định của pháp luật hoặc đã có quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w