Đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán, Điều 306, Luật Thương mại (2005) quy định: ”Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Tuy nhiên, hiểu quy định này như thế nào để vận dụng vào thực hiện vẫn còn là vấn đề chưa rõ ràng. Cụ thể, sẽ áp dụng mức lãi xuất nào khi các bên có thoả thuận trong hợp đồng về lãi xuất chậm thanh toán. Sự thoả thuận của các bên có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức lãi xuất nợ quá hạn trung bình tại thời điểm thanh toán. Sẽ dễ dàng hơn trong trường hợp các bên có thoả thuận lức lãi xuất thấp hơn mức lãi xuất nợ quá hạn trung bình trên thị trường (vì khi đó sẽ áp dụng theo mức thoả thuận). Nhưng trường hợp mức các bên thoả thuận cao hơn lãi xuất nợ quá hạn trung bình thì sao? Có hai quan điểm: Thứ nhất, mức thoả thuận của các bên không được cao hơn mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường vì thoả thuận của các bên không được cao hơn mức pháp luật ấn định. Trong thực tiễn xét xử, cơ quan tài phán cũng thường không áp dụng mức cao hơn lãi xuất quá hạn do ngân hàng quy định. Thứ hai, quy định về mức lãi xuất nợ quá hạn trung bình chỉ áp dụng trong trường hợp các bên không có thoả thuận, còn nếu có thoả thuận thì sẽ áp dụng theo mức thoả thuận của các bên.
Tôi ủng hộ quan điểm thứ hai, bởi vì:
- Điều 306, Luật Thương mại (2005) cho phép các bên được thoả thuận khác với mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán.
- Pháp luật hợp đồng nói chung và pháp luật về hợp đồng thương mại nói riêng đều quy định theo hướng tôn trọng tối đa sự thoả thuận của các bên, pháp luật chỉ vào cuộc (can thiệp) khi các bên không đạt được sự thỏa thuận hoặc có thoả thuận nhưng vi phạm nội dung cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm có nhiều điểm giống nhau, nên người ta thường gọi phạt vi phạm là bồi thường thiệt hại được tính trước. Song cũng có điểm khác nhau giữa hai chế tài này vì bồi thường thiệt hại là dựa trên
việc chứng minh tổn thất thực tế xảy ra của bên bị vi phạm chứ không phải là dự đoán của các bên. Nếu như phạt vi phạm điều kiện bắt buộc phải có sự thoả thuận trước của các bên trong hợp đồng thì bồi thường thiệt hại không bắt buộc phải có sự thoả thuận trước trong hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền đòi bồi thường thiệt hại cả khi hợp đồng có quy định phạt vi phạm (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
Người ta chia bồi thường thiệt hại làm hai dạng:
* Bồi thường thiệt hại có tính chất đền bù: Bên vi phạm phải đền bù lại số thiệt hại mà bên bị vi phạm đã gánh chịu. Loại bồi thường thiệt hại này được áp dụng khi thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng như giao hàng kém phẩm chất, giao sai địa điểm... Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, người ta càng đòi hỏi hàng hoá có chất lượng cao, thoả mãn tốt hơn nhu cầu biến động của con người – xã hội, sản xuất và thị trường. Do vậy, yếu tố phẩm chất hàng hoá, chất lượng công việc được chú ý nhiều trong các hợp đồng thương mại. Chính vì vậy mà vi phạm về chất lượng, phẩm chất cũng bị xử lý nặng hơn.
*Bồi thường thiệt hại không có tính chất đền bù (bồi thường thiệt hại tính theo thời gian): Bên vi phạm hợp đồng bồi thường tiền tỷ lệ với thời gian vi phạm hợp đồng, loại bồi thường này được áp dụng trong các trường hợp chậm thực hiện các nghĩa vụ, chậm trả tiền. Khi ký kết hợp đồng, nếu người mua nhằm vào hàng hoá thì ngược lại người bán nhằm thu được tiền về. Vì trong kinh doanh, tốc độ luân chuyển của đồng vốn càng thu hồi nhanh thì tỷ lệ lợi nhuận càng cao, nên cũng dễ hiểu khi người bán mong muốn thu hồi thật nhanh tiền hàng của mình để tiếp tục sử dụng vào việc khác, còn người mua lại mong muốn việc trả tiền càng chậm càng tốt. Tuy nhiên, khi đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng thì thời hạn thanh toán trở nên bắt buộc đối với người mua. Người bán phải tuân thủ thời gian giao hàng, vì người bán có tiến hành giao hàng thì người mua mới tiến hành thanh toán hoặc hai bên cùng thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc. Đó là đặc điểm của hợp đồng song vụ. Việc chậm trả tiền của người mua dưới hình thức nào cũng là vi phạm hợp đồng và làm tổn hại đến quyền lợi của người bán, do vậy họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hịa phát sinh. Thông thường người bán đòi bồi thường thiệt hại và ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình. Người bán không nhận được tiền đúng kỳ hạn sẽ phải chịu nhiều thiệt
hại: nợ vay tín dụng, phải giữ hàng lại và chịu những chi phí bảo quản lưu giữ. Vì vậy, người mua phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó.
Muốn được bồi thường thiệt hại thì bên bị vi phạm phải chứng minh được phía bên kia đã vi phạm hợp đồng, sự vi phạm hợp đồng đó đã trực tiếp gây thiệt hại cho mình và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra.
2.4. TẠM NGỪNG, ĐÌNH CHỈ VÀ HUỶ BỎ HỢP ĐỒNG
2.4.1. Khái niệm
Chế tài tạm ngừng, đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng thể hiện sự tự vệ và thái độ phản ứng trực tiếp của bên bị vi phạm đối với bên vi vi phạm hợp đồng.
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi hợp đồng thương mại bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng thương mại bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
- Huỷ bỏ hợp đồng là sự kiện pháp lý mà hậu quả của nó làm cho nội dung hợp đồng bị huỷ bỏ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Huỷ bỏ hợp đồng có thể là huỷ bỏ một phần hợp đồng hoặc huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng.
Huỷ bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ của hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Khi một hợp đồng trong thương mại bị huỷ bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Các bên không không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thoả thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mà các bên thoả thuận tạm ngừng, đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng thì không được coi là chế tài trong thương mại, chỉ được coi là chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại khi một bên vi phạm và một bên tuyên bố đơn phương tạm ngừng, đình chỉ, hoặc huỷ bỏ hợp đồng.
2.4.2. Điểm gống nhau giữa các hình thức chế tài tạm ngừng, đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng và huỷ bỏ hợp đồng
Các hình thức chế tài: tạm ngừng, đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng được áp dụng không giống nhau song chúng cũng có những nét tương đồng cơ bản, thể hiện ở hai khía cạnh:
Thứ nhất, về căn cứ áp dụng:
Trừ các trường hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng như đã nêu trên, các chế tài tạm ngừng, đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng được áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ, huỷ bỏ hợp đồng.
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Các căn cứ này cũng phù hợp với quy định của Điều 293, Luật Thương mại (2005). Điều 293, Luật Thương mại (2005) quy định, trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.
Thứ hai, trong lĩnh vực thương mại, việc tạm ngừng, đình chỉ và huỷ bỏ
hợp đồng có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên, đặc biệt là bên vi phạm hợp đồng. Vì vậy, bên bị vi phạm không đương nhiên có quyền đơn phương tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng, trừ khi pháp luật có quy định khác.
Ví dụ: bên mua hàng có quyền ngừng thanh toán tiền hàng trong các trường hợp:
- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa đối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
- Bên mua có bằng chứng về việc có hàng hoá đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền yêu cầu tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
- Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;16
Bên bị vi phạm chỉ có quyền đơn phương tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng, nếu trong hợp đồng đã có thoả thuận vi phạm của bên kia là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Mặt khác, để đảm bảo quyền lợi của bên vi phạm hợp đồng, Luật Thương mại (2005) còn quy định hành vi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng của một bên cũng là căn cứ để bên kia có quyền tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng17.
2.4.3.Về nội dung áp dụng và hậu quả pháp lý của chế tài
*Đối với chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng:
Chế tài sẽ được áp dụng thông qua việc bên bị vi phạm tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực pháp lý. Bên bị vi phạm có thể áp dụng đồng thời với chế tài bồi thường thiệt hại.
*Đối với chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng:
Bên bị vi phạm áp dụng chế tài bằng việc chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm đồng thời có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
*Đối với chế tài huỷ bỏ hợp đồng: