2. Thực trạng công tác trả lương
2.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
* Đối tượng áp dụng
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức tiền lương căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm để trả lương cho cán bộ công nhân viên chức. Công ty áp dụng hình thức này cho những công nhân trực tiếp sản xuất như công nhân cắt, công nhân may, công nhân ép mex, công nhân giặt là…Tiền lương được tính trên mỗi đơn vị sản phẩm mà người công nhân làm ra.
* Điều kiện áp dụng
+ Chuẩn bị về nhân lực: Khi tổ chức trả lương theo sản phẩm, việc chuẩn bị về nhân lực là vấn đề cần thiết vì con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất. Công ty đã có những chuẩn bị cần thiết cho vấn đề quan trọng này:
Giải thích giáo dục cho công nhân hiểu rõ mục đích ý nghĩa của chế độ lương sản phẩm và cho họ thấy mục tiêu phấn đấu của họ về sản lượng và năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất bằng các buổi nói chuyện của lãnh đạo với cấp quản lý xí nghiệp từ đó quản lý xí nghiệp sẽ tuyên truyền cho công nhân trong xí nghiệp bằng hệ thống phát thanh nội bộ.
Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ hàng năm cho cán bộ lao động tiền lương, cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm KCS v.v...
+ Chuẩn bị về kế hoạch sản xuất:
Công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nên tất cả các khâu của chuẩn bị kế hoạch sản xuất phải tuân theo quy trình chuẩn và đảm bảo các nguyên tắc sau:
Kế hoạch sản xuất phải rõ ràng cụ thể
Phải tổ chức cung cấp đầy đủ thường xuyên nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và phương tiện phòng hộ lao động để công nhân có thể sản xuất được liên tục.
Để thực hiện được điều này thì đỏi hỏi phòng kế hoạch phải nỗ lực rất lớn trong công tác của mình.
* Cách tính:
Tiền lương của lao động trực tiếp được hợp thành bởi các bộ phận là lương sản phẩm, lương chủ nhật, lương làm thêm giờ, lương ngày lễ, lương lũy tiến.
+ Lương sản phẩm trực tiếp
Lương SP = Số SP x Đơn giá
Đơn giá tiền lương cho mỗi công đoạn may được tính căn cứ vào thời gian tiêu hao để hoàn thành công việc và đơn giá tiền lương của một sản phẩm chuẩn. Cách tính lương sản phẩm cho từng người căn cứ vào đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm làm ra trong kỳ đảm bảo chất lượng. Đơn giá lương sản phẩm được Hội đồng lương xét duyệt trên cơ sở định mức lao động do phòng kỹ thuật cấp cho từng loại sản phẩm. Trong đó lương một sản phẩm được chia ra làm nhiều công đoạn như công đoạn cắt, may, là, đóng gói… Đơn giá sản phẩm sẽ được phòng kĩ thuật xác định cho từng chi tiết cụ thể của từng loại mã hàng. Đối với những sản phẩm gia công thì đơn giá tiền lương cũng được thỏa thuận khi kí kết hợp đồng với đối tác. + Lương chủ nhật:
Lương SP
Lương CN = x CN NC
+ Lương thêm giờ:
Với mỗi giờ làm thêm ngòai giờ hành chính, công nhân sẽ được tính bằng 150% giờ làm hành chính.
Lương SP
NC x 8 + LTG( 50%)
+ Lương ngày lễ: Lương ngày lễ = Số ngày lễ x LCB/ngày
Trong đó:
- Lương SP: Lương sản phẩm (được thông kê phân xưởng tính ngay tại phân xưởng)
- Số SP: Số sản phẩm công nhân làm được trong tháng
- Đơn giá: Là đơn giá cho từng bước công việc hoàn thành, từng sản phẩm hoàn thành công nhân sản xuất trực tiếp do công ty quy định.
- Lương CN: Lương chủ nhật
- CN: Số ngày chủ nhật làm trong tháng - NC: Ngày công
- Lương TG : Lương tính cho công nhân làm thêm giờ từ 17h đến 21h ngoài giờ hành chính.
- LTG(50%): Số giờ làm thêm trong tháng + Lương sản phẩm lũy tiến
Ngoài ra, công ty áp dụng hình thức tính lương sản phẩm có luỹ tiến để khuyến khích công nhân làm việc tốt, đạt năng suất cao, thêm vào đó công nhân cắt nếu thực hiện cắt tiết kiệm vải hơn so với định mức đưa ra sẽ được tính thưởng theo % giá trị của vải tiết kiệm được.
Lương luỹ tiến của công nhân được tính trên cơ sở: Khi công nhân sản xuất đạt mức năng suất vượt mức năng suất lao động do công ty quy định những sản phẩm vượt năng suất sẽ được thưởng. Đối với số sản phẩm được sản xuất ra trong phạm vi định mức khởi điểm lũy tiến thì được trả theo đơn giá bình thường, còn số sản phẩm được sản xuất ra vượt mức khởi điểm lũy tiến được trả theo đơn giá lũy tiến, nghĩa là có nhiều đơn giá cho những sản phẩm vượt mức khởi điếm lũy tiến. Nếu vượt mức với tỉ lệ cao thì được tính những sản phẩm vượt mức bằng những đơn giá cao hơn.
Bảng 2.12: Bảng đơn giá lũy tiến chung cho các loại sản phẩm
May đo Xuất khẩu Hòan thiện
28.000 = 4.000 30.000 = 4.000 35.000 = 4.000
35.000 = 5.000 37.500 = 6.000 40.000 = 5.000
56.000 = 8.000 60.000 = 12.000 55.000 = 8.000 63.000 = 9.000 67.500 = 14.000 60.000 = 9.500 70.000 = 11.000 75.000 = 16.000 65.000 = 11.000
( Nguồn: xí nghiệp May 3) Cụ thể đối với hàng may đo:
Mỗi công nhân 1 ngày may được hàng có giá trị 28.000 đồng thì sẽ được hưởng lũy tiến 4.000 đồng, may được hàng có giá trị lên đến 35.000 đồng được hưởng lũy tiến 5.000 đồng…
Áp dụng bảng đơn giá lũy tiến chung cho các loại sản phẩm ở trên đối với loại hàng may đo công đoạn áo tra tay ta sẽ có bảng lũy tiến cụ thể như sau:
Bảng 2.13: Đơn giá thưởng lũy tiến tra tay áo
Đơn giá tra tay Số lượng tay Tiền thưởng lũy tiến ( đ/ ngày)
757đ/ áo 40 4.000 757đ/ áo 49,5 6.000 757đ/ áo 59,5 8.000 757đ/ áo 69,4 10.000 757đ/ áo 79,3 12.000 757đ/ áo 89,2 14.000 757đ/ áo 100 16.000 757đ/ áo 110 18.000 757đ/ áo 120 20.000
( Nguồn: Xí nghiệp May 3)
Kế toán tiền lương căn cứ vào “Bảng tổng hợp năng suất” do nhân viên thống kê ở mỗi phân xưởng gửi lên ghi rõ hệ số lương, lương luỹ tiến, lương sản phẩm của mỗi công nhân, tiến hành tính lương cho công nhân sản xuất trực tiếp tuân theo chế độ hiện hành:
Bên cạnh đó, là các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng, tiền làm thêm, tiền lương nghỉ phép…. Toàn bộ các khoản này đều được cộng vào lương chính và trả cho công nhân vào cuối tháng.
Ví dụ: Trong tháng 1, chị Lương thị Thắm là thợ bậc 2, hệ số lương : 2.01 làm được 286 SP; đơn giá 2,900 đồng; làm 19 ngày; làm thêm 9giờ, làm 2 ngày chủ nhật. Lương của chị được tính như sau:
Lương SP = 286 x 2,900 = 829.400 đồng
Lương CN = ( 829.400 : 19) x 2 = 87.305 đồng 829.400
19 x 8 + 9
Chị được lĩnh tiền luỹ tiến, phụ cấp, ăn ca và ngày lễ là 241.746 đồng Vậy tổng lương và thu nhập trong tháng của chị Thắm là
829.400 + 87.305 + 23.182 + 241.746 = 1.181.633 đồng
Để có thể đánh giá chính xác được tiền lương của lao động trực tiếp thì một công tác không thể thiếu được đó là kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm. Ở cuối mỗi công đoạn sản xuất thì sản phẩm (bán thành phẩm) đều được nhân viên KCS kiểm tra trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo.
Bán thành phẩm từ xí nghiệp cắt giao cho xí nghiệp may và sản phẩm từ xí nghiệp may giao về kho sản phẩm phải được kiểm tra đạt yêu cầu mới được bàn giao. Khi phát hiện những điểm không phù hợp về vật tư nguyên liệu, chất lượng sản phẩm đều phải được phản ánh kịp thời về ban giám đốc công ty thông qua hệ thống báo cáo và hệ thống sổ sách.
100% sản phẩm sau khi hoàn thiện đều được kiểm tra lần cuối (do bộ phận kiểm hóa của các xí nghiệp đảm nhiệm), trước khi hàng nhập kho và giao cho khách hàng những sản phẩm phải đạt chất lượng mới được xuất trả cho khách.
( xem phụ lục I).
Công ty đề cao trách nhiệm của bộ phận kiểm hóa (KCS) để đảm bảo không có sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm có lỗi sót lọt tới khách hàng.
Tuy nhiên, trên thực tế kiểm soát , quản lý chất lượng sản phẩm cả hàng xuất khẩu và hàng nội địa còn nhiều vấn đề phải rút kinh nghiệm , quản lý chất lượng SP còn có những sơ hở, thiếu chặt chẽ, hiện tượng KCS các xưởng để lọt SP kém chất lượng vẫn còn .
Ưu điểm: công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đã đạt được một số tác dụng
Sản phẩm tạo ra gắn trực tiếp với người công nhân nên việc trả lương theo sản phẩm cho bộ phận sản xuất là hoàn toàn phù hợp. Người công nhân nào làm nhiều thì hưởng lương nhiều, làm ít hưởng ít, điều này phù hợp với nguyên tắc “ làm theo năng lực, trả theo lao động”.
Tiền lương công nhân nhận được căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành nên đã thúc đẩy công nhân không những phấn đấu hoàn thành công việc mà còn phấn đấu hoàn thành vượt mức sản lượng giúp phân xưởng hoàn thành được kế hoạch công ty giao cho. Điều này được thể hiện rõ qua sản lượng hàng năm của công ty tăng lên rõ rệt. Qua 5 năm, sản lượng của công ty tăng 1,96 lần. Từ 1.600.000 năm 2003 sản
phẩm lên tới 2.550.000 sản phẩm năm 2007. Mức sản lượng đạt được hàng năm đều vượt so với kế hoạch đã đề ra và mức tăng sản phẩm khá đồng đều giữa các năm.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng sản lượng
Bên cạnh đó, tiền lương nhận được còn căn cứ vào chất lượng sản phẩm hòan thành, chỉ những sản phẩm tốt mới được trả lương nên khuyến khích người công nhân không những hòan thành với số lượng sản phẩm cao nhất mà còn với chất lượng tốt nhất. Điều này được thể hiện rõ qua tỉ lệ sai hỏng hàng năm của công ty giảm dần và luôn dưới mức 5%.
Bảng 2.14: Tình hình chất lượng của quần áo Complê
Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ sai hỏng (%) 2003 0,025 2004 0,02 2005 0,015 2006 0,01 2007 0,005
Bảng 2.15: Tình hình chất lượng của quần áo đồng phục ngành
chỉ tiêu
Năm Tỷ lệ (%)SP loại IISản lượng Tỷ lệ (%)Phế phẩmSản lượng
2003 0,2 1506 0,1 753
2005 0,14 1088 0,06 453 2006 0,12 889 0,03 236 2007 0,08 632 0,01 111 % 2004/2003 - 89,24 - 78,09 %2005/2004 - 80,95 - 77,04 %2006/2005 - 81,71 - 52,10 %2007/2006 - 71,09 - 47,03
Bảng 2.16 : Tình hình chất lượng của quần áo khác
Đơn vị : Sản Phẩm chỉ tiêu Năm Tổng SP Sản phẩm loại II Phế phẩm Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) 2003 132100 1300 0,98 390 0,30 2004 173600 910 0,52 210 0,12 2005 194621 667 0,34 109 0,06 2006 212345 475 0,22 95 0,04 2007 218894 420 0,19 59 0,03
( Nguồn: Phòng kĩ thuật công ty CP May 19)
Hình thức trả lương theo sản phẩm căn cứ trực tiếp vào số lượng sản phẩm của mỗi người sản xuất ra để tính lương, làm cho mỗi người lao động vì lợi ích vật chất mà quan tâm đến việc nâng cao năng suất lao động nên nó có tác dụng khuyến khích người công nhân tích cực sản xuất, tận dụng thời gian làm việc tăng năng suất lao động cá nhân. Điều này đã khiến cho năng suất lao động chung của toàn công ty liên tục tăng trong những năm trở lại đây.
Bảng 2.17: Bảng năng suất lao động bình quân toàn công ty ( tính theo doanh thu)
Năm Đvt 2003 2004 2005 2006 2007 NSLĐBQ 1.000đ 27.791 29.484 31.009 33.640 37.177 % so sánh với năm trước % - 106,1 105,2 108,5 110,5
( Nguồn: phòng Tổ chức lao động tiền lương)
Nhược điểm:
Đối với bộ phận tính lương lũy tiến, việc áp dụng bảng lương lũy tiến chung cho các loại sản phẩm sẽ gây khó khăn rất nhiều cho những người chuyên trách về tính lương. Công ty có rất nhiều đơn hàng với nhiều loại sản phẩm khác nhau do vậy rất mất thời gian cho việc so sánh đơn giá từng công đoạn của mã hàng nào đó ra bảng lương lũy tiến chung để quy đổi ra số sản phẩm lũy tiến.
Đơn giá tiền lương hiện nay không phân biệt được bậc thợ của công nhân gây ra sự thiệt thòi lớn cho công nhân bậc cao. Công ty sản xuất rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, với mỗi sản phẩm khác nhau tiến hành xây dựng đơn giá khác nhau cho từng loại sản phẩm và sau đó là đơn giá cho từng công đoạn của sản phẩm. Điều này sẽ làm tăng một lượng thời gian hao phí lớn để xây dựng định mức và đơn giá.
Có thể thấy trên đây chỉ là một phần nhỏ trong bảng đơn giá của một mã hàng. Để xây dựng được cả bảng đơn giá hoàn chỉnh cho các mã hàng khác nhau mất rất nhiều thời gian.
Bảng 2.18:Bảng đơn giá cho mã hàng 5324
Đơn giá cho 1 áo: 21.500đồng
Công đoạn Đơn giá
May đắp túi ngực 50
May đắp túi cạnh 50
Ghim lót khóa đỡ vào cạnh 200
Chắp vai con 100 Can đầu cổ 50 Can sống lưng 90 Chắp cầu vai+ đặt mác 100 Tra cổ chính 210 Tra tay + đặt dằng 400 Chắp + mí tay trên 250 …………
( Nguồn: xí nghiệp May 3)