Cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ chế chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch và văn hoá.
Tổ chức đào tạo nhân lực du lịch phải theo hướng tập trung và chuyên môn hoá cao, đảm bảo chất lượng toàn diện từ đội ngũ giảng dạy đến người tham gia công tác trong lĩnh vực du lịch.
Tuyển dụng, bố trí cán bộ đảm bảo đúng nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng người đúng việc. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chính sách cán bộ từ việc tuyển dụng, sắp xếp sử dụng đến chế độ đãi ngộ, từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ và kinh nghiệm cao về lĩnh vực văn hoá du lịch.
Cần phải đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng những tri thức, kiến thức về phát triển du lịch bền vững nói chung và bảo tồn phát triển nguồn tiềm năng thiên nhiên, các giá trị và di sản văn hoá, coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá và là thước đo đối với trình độ năng lực tổ chức và quản lý du lịch của cán bộ.
Đẩy mạnh công tác đào tạo lại và đào tạo mới để giải quyết yêu cầu trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài. Thực hiện phương châm nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng làm để đào tạo lại và bồi dưỡng lực lượng lao động trong du lịch.
Trong hệ thống đào tạo cần định hướng phát triển đồng bộ cả về chất cũng như việc giáo dục - đào tạo con người ở các trình độ: Phổ thông, dạy nghề, đại học và trên đại học. Coi giáo dục là môi trường cần được ưu tiên hàng đầu trong giáo dục cộng đồng vì sự phát triển bền vững và phát triển đồng bộ cho xã hội.
Xây dựng các chiến lược tổng thể phát triển nguồn lực phù hợp với nhu cầu phát triển ngành du lịch gắn với phát triển văn hoá, coi vấn đề nguồn lực con người và chất lượng con người là yếu tố quyết định việc thực hiện mục tiêu phát triển đất nước: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.”
Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý ngành du lịch và văn hoá được học tập kinh nghiệm quản lý và khai thác tài nguyên tại các nước, các vùng trong khu vực và trên thế giới phục vụ cho phát triển du lịch.
Mở rộng qui mô đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Hà Nội và trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, đáp ứng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch và văn hoá ở Thủ đô.
Kết luận
Ngày nay, văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đối với du lịch, văn hoá càng có vai trò và vị trí quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh chóng và bền vững của du lịch.
Văn hoá và du lịch là hai lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết với nhau. Văn hoá là điều kiện, môi trường cho du lịch phát triển. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc”, “lấy văn hoá dân tộc làm cơ sở chính cho mọi hoạt động du lịch" [57, tr.5].
Để phục vụ một cách thiết thực cho việc thực hiện các chương trình du lịch trên cả nước, trước hết cần phải tiến hành nghiên cứu toàn diện những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể tiêu biểu, độc đáo mang nét đặc trưng chung và riêng của mỗi vùng văn hoá để từ đó mới có thể xây dựng được những sản phẩm du lịch văn hoá hấp dẫn phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.
Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của cả nước, có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên danh lam thắng cảnh, nhiều di sản văn hoá mang giá trị nhân văn vốn có từ lâu đời, có lợi thế về vị trí, có thời cơ để phát triển du lịch. Hà Nội đang phát triển du lịch bằng chính nguồn tiềm năng văn hoá của mình. Song có nhiều mặt còn hạn chế và cản trở việc khai thác tiềm năng văn hoá cho phát triển du lịch. Màng lưới du lịch còn phân tán và chưa được sắp xếp hợp lý, sự quản lý còn chưa thật sự có hiệu quả cao. Sản phẩm du lịch chưa phong phú, đội ngũ nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới. Đây chính là những tồn tại chủ yếu cần được giải quyết để đáp ứng với xu thế phát triển du lịch Thủ đô trong giai đoạn hiện nay.
Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII đã đề ra mục tiêu: “đẩy mạnh phát triển du lịch, tập trung có chọn lọc một số điểm, khu và tuyến du lịch trọng điểm, giàu bản sắc dân tộc”… và phấn đấu đến năm 2010 “trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” góp phần vào xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh hiện đại.
Trong những giải pháp để tăng cường mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới, vấn đề mấu chốt là phải biến tiềm năng văn hoá thành những sản phẩm du lịch phong phú và hấp dẫn để tạo khả năng thu hút nguồn khách du lịch. Hà Nội có nhiều tiềm năng văn hoá cho phát triển du lịch như vùng Cổ Loa, vùng Hồ Tây, khu vực Hồ Hoàn Kiếm… Đây là những trung tâm giao lưu văn hoá đặc sắc chúng ta cần nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ về quản lý và điều hành du lịch đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế, khai thác tốt các tiềm năng văn hoá cho phát triển du lịch ở Thủ đô.
Phát triển du lịch cần có sự phối hợp của nhiều ngành, trong đó ngành văn hoá có vị trí rất quan trọng. Văn hoá và du lịch có mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Có thể nói ngành du lịch phát triển tạo điều kiện cho du khách tiếp cận với các giá trị văn hoá ở mỗi vùng đất. Nhưng nếu du lịch chỉ khai thác mà không chú trọng đến việc bảo tồn, gìn giữ các di sản văn hoá thì các giá trị văn hoá dễ dàng xuống cấp hoặc biến dạng… Do đó ngành du lịch phải quan tâm đầu tư về nhân lực, tài lực, vật lực cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hoá, góp phần cùng ngành văn hoá bảo tồn, tôn tạo, phát huy tốt các di sản văn hoá phục vụ cho hoạt động du lịch nói riêng, cho sự phát triển kinh tế- xã hội ở Thủ đô nói chung.
Từ sự vận dụng những kiến thức, hiểu biết bước đầu về văn hoá và du lịch kết hợp với thực tiễn công tác văn hoá và du lịch trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu để hoàn thành đề tài: “Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới (Qua khảo sát thực tế ở thủ đô Hà Nội) ”. Luận văn chắc chắn còn có nhiều hạn chế vì vấn đề nghiên cứu vừa mới mẻ, vừa có tính chất đa ngành, liên ngành. Song chúng tôi hy vọng đã góp được một phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy sự phát triển du lịch và văn hoá ở Thủ đô Hà Nội nói riêng, ở nước ta nói chung.
1. A.A Radugin (chủ biên) (2004), Văn hoá học: Những bài giảng, Nxb Văn hoá -
Thông tin, Hà Nội.
2. Ngô Kim Anh (2000), "Quan hệ du lịch - văn hoá và triển vọng ngành du lịch Việt Nam", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (2), tr 10-12.
3. Trần Thuý Anh (chủ biên), Nguyễn Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Anh Hoa, ứng xử văn hoá trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Báo cáo của Ban quản lý di tích - danh thắng (2002), Sở Văn hoá Hà Nội
5. Báo cáo tổng kết của Sở Du lịch Hà Nội từ năm 2000 - 2005 và phương hướng phát triển đến năm 2010.
6. Lê Kim Bảng (chủ biên) (2000), Nét đẹp văn hoá Việt Nam đến thiên niên kỷ mới, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
7. Nguyễn Duy Bắc (1999), “ Văn hoá Thăng Long- Hà Nội hội tụ và toả sáng. Một công trình đáng quí “, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (9), tr45-48.
8. Nguyễn Duy Bắc (2004), “ Tác động của xu thế toàn cầu hoá kinh tế và cách mạng khoa học - công nghệ đối với giáo dục - đào tạo trên thế giới và ở Việt Nam”, Trích trong cuốn: Văn hoá và phát triển ở Việt Nam, mội số lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
9. Trần Văn Bính (chủ biên) (1998), Văn hoá trong quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Trần Văn Bính (chủ biên) (2000), Vai trò của văn hoá trong hoạt động chính trị của Đảng ta hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội.
11. Trần Văn Bính (chủ biên) (2003), Văn hoá Thăng Long - Hà Nội hội tụ và toả sáng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Trần Văn Bính (chủ biên) (2004), Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng, Chương trình cao cấp chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Viết Chức, Huỳnh Khái Vinh, Trần Văn Bính (2001), Nếp sống người Hà Nội, Viện Văn hoá & Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
14. Nguyễn Viết Chức, Vũ Khiêu, Trần Văn Bính (2001), Xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Viện Văn hoá & Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
15. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2002), Văn hoá ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên, Viện Văn hoá & Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
16. Lý Khắc Cung (2003), Hà Nội văn hoá và phong tục, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
17. Nguyễn Đăng Dung (2002), Văn hoá học Việt Nam, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà
Nội.
18. Nguyễn Khắc Đạm (1999), Thành luỹ phố phường và con người Hà Nội, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Huỳnh Thị Mỹ Đức (2002), "Suy nghĩ về giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong hoạt động du lịch", Tạp chí Khoa học xã hội, (6), tr 82-85.
24. Lê Quí Đức (2004), “Di sản văn hoá nhìn từ góc độ kinh tế", Trích trong: Văn hoá
và phát triển ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn “, Nxb Lý luận
chính trị, Hà Nội.
25. Phạm Duy Đức (1996), Giao lưu văn hoá đối với sự phát triển văn hoá nghệ thuật
ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Cao Đức Hải (2000), "Suy nghĩ về việc phát triển lễ hội dân gian trở thành lễ hội văn hoá - du lịch địa phương", Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (4), tr. 105-107.
27. Nguyễn Thị Hải (2002), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch
cuối tuần của Hà Nội, Luận án tiến sĩ khoa học Địa lý, Trường Đại học Quốc gia
Hà Nội.
28. Lê Như Hoa (2002), Văn hoá vì sự phát triển xã hội, Viện Văn hoá & Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
29. Tú Hoa - Bài phỏng vấn bà Võ Thị Thắng - Tổng cục Trưởng Tổng Cục Du lịch (2000) "Du lịch Việt Nam hướng tới thế kỷ XXI", Tạp chí Xây dựng Đảng, (7), tr. 12-14.
30. Phạm Lê Hoàn (1989), Việt Nam cảnh đẹp và di tích, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 31. Nguyễn Đình Hoè (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Hương (2004), “Kế thừa phát triển giá trị nhân văn truyền thống dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa” , Trích trong cuốn Văn hoá và phát
33. “Kết luận Hội nghị lần thứ Mười Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX)", (2004), Tạp chí Thông tin Văn hoá và phát triển, Khoa Văn hoá xã hội chủ nghĩa - Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (1), tr.2-6
34. Vũ Khiêu, Nguyễn Vinh Phúc (chủ biên) (2000), Văn hiến Thăng Long, Nxb Văn
hoá - Thông tin, Hà Nội.
35. Khoa Văn hoá xã hội chủ nghĩa – Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1997), Giáo trình văn hoá xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Khoa Văn hoá xã hội chủ nghĩa - Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí minh (2000),
Giáo trình lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội
37. Vũ Khoan (2005), "Du lịch Việt Nam thực hiện thắng lợi chương trình hành động quốc gia về du lịch", Tạp chí Du lịch, (2), tr. 2, 53.
38. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
39. Nguyễn Quang Lân (2005), "Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô “, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.7,36-38.
40. Nguyễn Quang Lê (chủ biên) (2001), Khảo sát thực trạng văn hoá lễ hội truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
41. Trần Huy Liệu (chủ biên) (2000), Lịch sử Thủ đô Hà Nội, Nxb Hà Nội. 42. Luật Du lịch (2005), Nxb Chính trị quốc gia.
44. Lê Hồng Lý (2000), "Du lịch và vấn đề về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ở Hà Nội", Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, (2), tr 10-12.
45. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Đỗ Mười (1996), "Ngành du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Trả lời phỏng vấn Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.1.
47. Phạm Xuân Nam (1998), Văn hoá vì sự phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Bùi Thu Nga (2000), "Du lịch Hà Nội trước thềm thế kỷ XXI", Tạp chí Thương
mại, (19), tr. 12,17.
49. Bùi Thị Nga (1996), Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa bàn Hà
Nội, Luận án tiến sĩ khoa học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội.
50. Nghị quyết 46/ CP - TW ngày 14/ 10/1994 của Chính phủ về lãnh đạo, đổi mới và
phát triển du lịch.
51. Thu Trang Công Nghĩa (2001), Du lịch văn hoá ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
52. Trần Nhạn (1995), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 53. Phan Đăng Nhật (2000), “Du lịch và lễ hội", Tạp chí Cộng sản, (10), tr 40-43
54. Trần Nhoãn (2002), "Về hiệu quả kinh tế - xã hội của văn hoá qua hoạt động du lịch",
Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (4), tr 13 -15.
55. Trần Nhoãn (2003), "Đa dạng hoá hoạt động di tích - lễ hội qua con đường du lịch",
Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, (2), tr 58-60.
57. Pháp lệnh du lịch (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
58. Nguyễn Vinh Phúc (2000), Du lịch Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long, Nxb Hà Nội.
59. Sharikesler (24/4/1995), "Hà Nội trong trái tim tôi", Tạp chí Du lịch, Hà Nội. tr.32. 60. Tạp chí Người đưa tin của UNESCO (11/1988), tr.5 .
61. Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 62. Đặng Quang Thành (2000), Phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong kinh doanh du