Du lịch thúc đẩy giao lưu văn hoá phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay pdf (Trang 29 - 32)

Du lịch và văn hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này được hình thành và củng cố dựa trên quá trình hình thành và phát triển một cách ngày càng đa dạng của các loại hình du lịch cũng như tốc độ phát triển nhanh chóng của du lịch trong nước, trong khu vực cũng như trên thế giới.

Trong mối quan hệ với văn hoá, du lịch là yếu tố quan trọng đẩy mạnh giao lưu văn hoá giữa các vùng miền trong nước và giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới.

Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hưng và bảo tồn các di sản văn hoá. Du lịch đã tạo nên điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội của các địa phương và của các dân tộc phát triển. Nói một cách khác, du lịch đã có tác động quan trọng vào đời sống văn hoá của xã hội.

Doanh thu từ các hoạt động du lịch được sử dụng một phần cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục các làng nghề truyền thống như mây tre, gốm, dệt thổ cẩm… biến chúng trở thành hàng hoá bán cho khách tham quan.

Đối với các giá trị văn hoá phi vật thể, hoạt động du lịch trong thời gian quan đã phục hồi và làm sống lại những lễ hội dân gian, văn nghệ dân gian, sinh hoạt tín ngưỡng… phục vụ du khách.

Du lịch còn có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và sinh thái.

ý nghĩa xã hội quan trọng của du lịch là thông qua du lịch con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, có điều kiện tiếp xúc với những

thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, đồng thời mở mang kiến thức đáp ứng lòng ham hiểu biết từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước sáng tạo, trong kế hoạnh tương lai của con người. Điều này quyết định sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội.

Trong thời gian du lịch, khách du lịch thường sử dụng các dịch vụ, hàng hoá và thường tiếp xúc với dân địa phương, thông qua các cuộc tiếp xúc đó, khách và dân bản địa đều được trau dồi và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau về văn hoá, lịch sử, những phong tục tập quán của khách và cả chủ nhà.

Du lịch là cầu nối hoà bình giữa các dân tộc. Du lịch là giấy “thông hành của hoà bình” vì thông qua nó con người hiểu biết thêm các dân tộc trên thế giới, cảm thông và xích lại gần nhau hơn, thấy được cái hay cái đẹp mà con người đang khát vọng vươn tới vì ngày mai tốt đẹp hơn, qua đó mỗi dân tộc có sự chắt lọc, bổ sung, nâng cao nền văn hoá của mình.

Để thế giới có thể tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hoá Việt Nam, qua du lịch chúng ta đã giới thiệu nhiều di tích văn hoá, công trình văn hoá thiên tạo và nhân tạo của mình: Cố Đô Huế, Vịnh Hạ Long, di tích Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng…Tuần lễ Du lịch Fetival Huế được tổ chức tại Cố Đô Huế là dịp để chúng ta giao lưu, trao đổi, hợp tác, làm cho chúng ta và bè bạn ngày càng “xích lại gần nhau hơn” trong không khí hữu nghị, đoàn kết đượm đà màu sắc văn hoá đa dạng, phong phú.

Có thể nói các hoạt động giao lưu văn hoá giữa nước ta với các nước trên thế giới không ngừng tăng lên vừa phong phú về nội dung vừa đa dạng về hình thức trong thời gian qua là có sự đóng góp của hoạt động du lịch. Hoạt động này đã góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Ngoài những thành tựu đã đạt được kể trên, hoạt động giao lưu văn hoá qua du lịch cũng còn có một số hạn chế:

Trước hết là về nhận thức tư tưởng, đạo đức, lối sống xuất hiện, tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng cá nhân, vị kỷ đang gây tai hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Việc giao lưu văn hoá với nước ngoài chưa tích cực và chủ động, còn nhiều sơ hở, văn hoá phẩm độc hại vào nước ta còn nhiều, tác phẩm văn hoá có giá trị của ta giới thiệu với nước ngoài còn ít. Tuy nhiên, những tồn tại và thiếu sót trên cũng không làm mờ đi những thành tựu lớn về văn hoá và du lịch mà chúng ta đã đạt được trong quá trình giao lưu và hội nhập. Thực tế đã chứng tỏ đường lối và các chính sách của Đảng và Nhà nước ta đang phát huy tích cực, định hướng đúng đắn cho phát triển văn hoá và du lịch.

Kết luận chương 1

Văn hoá và du lịch có mối quan hệ qua lại hết sức mật thiết. Văn hoá là nguồn tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú đặc sắc có thể tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách du lịch, là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch hiện nay. Du lịch văn hoá đang trở thành một loại hình du lịch phổ biến và có hiệu quả cao. Hoạt động du lịch cũng có những tác động trở lại đối với văn hoá. Du lịch chính là cầu nối để thúc đẩy trao đổi, giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia, cộng đồng với nhau đồng thời du lịch chính là động lực góp phần vào phát triển, giữ gìn bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc. Tuy nhiên sự phát triển du lịch cũng đang đặt ra cho văn hoá dân tộc những thách thức, những “nguy cơ bất ổn”.

Thứ nhất: Đối với các di sản văn hoá, đặc biệt các di sản văn hoá vật thể có giá

trị thì khách tham quan và sự bùng nổ số lượng khách đã trở thành mối nguy cơ đe doạ việc bảo vệ các di tích này. Sự có mặt quá đông của du khách cùng một thời điểm ở một di sản đã tạo nên những tác động cơ học, hoá học cùng với yếu tố khí hậu nhiệt đới gây nên những huỷ hoại đối với các di sản và các động sản phụ như các vật thờ, các dụng cụ trang trí.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay pdf (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)