Các đặc điểm nghĩa, ngữ dụng chung của câu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng học (Trang 44 - 45)

2. Những câu kiểu 1

3.2. Các đặc điểm nghĩa, ngữ dụng chung của câu

Như phần trên đã phân tích, hầu hết các vị từ ở kiểu câu này là các tính chất, trạng thái, những nội dung sự tình tĩnh, những vị trí chỉ trạng thái, cách thức… Do vậy ý nghĩa quan trọng của các câu trong nhĩm này là chỉ ra sự tồn tại của chủ thể trong tư thế cố định: treo (một bức tranh ), đặt (một bộ bàn ghế

uống nước),…Hay chỉ ra trạng thái, cách thức tồn tại điển hình đặc trưng cho

đối tượng được nĩi đến, cái làm cho sự vật cĩ một vẻ riêng biệt trong tình huống khơng gian-thờigian, trở nên nổi trội, tác động đến sự quan tâm, đến tâm lý, tình cảm tâm lý…của người quan sát. Chính vì thế vị từ chính trong nhĩm nhiều khi trở nên khơng quan trọng nếu những từ phụ đi kèm vị từ chính đã bộc lộ được cái ý nghĩa quan trọng của đối tượng được nĩi đến ở trong câu rồi. Do đĩ những vị từ này nhiều khi khơng cần xuất hiện mà vẫn khơng ảnh hưởng tới ý nghĩa của câu.

Chẳng hạn:

Trên bộ bàn ghế tựa, nằm duỗi ra ba cái xác…

→Trên bộ bàn ghế tựa, duỗi ra ba cái xác…

Trong câu trên khi bỏđi vị từ chính thì nĩ vẫn vững vàng tồn tại mà thậm chí cịn tồn tại một cách khá sống động. Người viết, người nĩi là người đã chứng kiến, quan sát sự tình, miêu tả sự tình. Những phụ từ (duỗi ra, tơ hơ, trơ trọi… ) là những từ chỉ ra đặc trưng, tính chất riêng biệt, nổi trội dập vào mắt, tác động tới tri giác và tâm lý, tính đơn nhất cụ thêtrong khơng gian thời gian của chủ thể. Hơn nữa, những phụ từ này cũng là những từ ngữ chuyên biệt cho những nhĩm nhất định. Chẳng hạn nĩi: “duỗi ra ba cái xác” thì tất yếu ởđây phải là “nằm…” chứ khơng thể “ngồi…” được. Hay “tơ hơ một người Mỹ” thì ắt hẳn phải là “một phạm trù tư thế nào đĩ của con người”. Do vậy, ở đây khơng cần nêu vị từ

chính lên thì người đọc thơng qua những từ phụ đi kèm đĩ cũng ngầm hiêủ

được vị từ của nĩ nếu xuất hiện trong ngữ cảnh này sẽ là gì hay thuộc nhĩm phạm trù nào. Để làm rõ vấn đè này ta xét thêm một số ví dụ sau:

Trước mặt chúng tơi, sừng sững một vách đá cheo leo. Dưới suối lững lờ mấy chú cá bạc.

Lom khom dưới núi tiều vài chú.

Phía trước uốn lượn ngoằn ngoèo một con sơng.

Những ví dụ trên đâycho ta thấy những vị từ chỉ tư thế, hoạt động của chủ thể bị triệt tiêu.Thay vào đĩ là những từ chỉ tư thế, cách thức tồn tại. Những từ tượng hình (sừng sững, lững lờ…) này cĩ ý nghĩa rất quan trọng. Nĩ cĩ thể

chỉ ra vị từ hành động, tư thế của chúng trong các văn cảnh. Do đĩ nĩ cĩ thể

thay thế vai trị của các vị từ. Khi nĩ xuất hiện, nĩ đồng thời tiền giảđịnh về mặt tổ hợp cái giới hạn phạm trù của vị từ, đồng thời nêu bật lên cái nghĩa chỉ cách thức hình thái biểu hiện riêng biệt của tồn tại . Do vậy, sự xuất hiện của các vị từ

kiểu: đứng, bơi , cúi, nằm,… trở nên khơng cần thiết, khơng được đưa vào tiêu diểm chú ý.

Tĩm lại, ở nhĩm này, ý nghĩa quan trọng của nĩ là miêu tả sự vật, đối tượng trong tình huống khơng gian, thời gian cụ thể với những đặc trưng điển hình hoặc những hình thái biểu hiện riêng biệt, nổi trội, tác động tới tri giác , tâm thế của người quan sát, và vì thế mà được đặt vào tiêu điểm quan tâm chú ý của anh ta trước tiên so với những đặc diểm khác.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn tại trong tiếng Việt - từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng học (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)