III. MỘT SỐ CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHÁC: 1 Chiến lược định vị:
3. Những giải pháp khác:
Nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Xí nghiệp trong thời gian tới là đầu tư xây dựng mở rộng mặt bằng để xắp xếp lại sản xuất hiện tại và phát triển sản xuất. Do đó Xí nghiệp nên có văn bản trình bày với các cơ quan chức năng của thành phố xin được giới thiệu thêm địa điểm để xây dựng và mở rộng thêm văn phòng thuận tiện cho việc giao dịch, xây dựng nhà xưởng sản xuất.
Không ngừng tái đầu tư lợi nhuận vào hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước tạo dựng được một hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc.
Mặt khác đẩy mạnh hoạt động Marketing để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh.
Phát triển phòng Marketing để thực hiện các công việc chuyên trách ngày một chuyên nghiệp và có hiệu quả. Lập kế hoạch Marketing, nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm là những hoạt động cần phải được thực hiện một cách chi tiết. Thực hiện chính sách Marketing – Mix, sản phẩm, quản lý kênh phân phối, phụ trách việc định giá, có chính sách về giá phù hợp với từng thời điểm trên thị truờng. Thực hiện và phụ trách các hoạt động xúc tiến hỗn hợp.
Sản phẩm: Xí nghiệp nên đặc biệt chú ý đến các chức năng của sản phẩm như: Độ an toàn, thời hạn sử dụng và công dụng của sản phẩm. Đây là những đặc tính quan trọng nhất có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn mua sản phẩm của khách hàng. Xí nghiệp phải thật sự chú ý và luôn đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi được tung ra thị trường.
Về nhãn hiệu Xí nghiệp ngày càng phải khẳng định được uy tín và khắc hoạ được hình ảnh của nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng. Việc thiết kế sản phẩm mới cần được thường xuyên tiến hành để tăng chủng loại sản phẩm cho Xí nghiệp và cũng là để thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng.
Xí nghiệp sẽ mở rộng quy mô trong thời gian tới do đó Xí nghiệp cần đặc biệt chú ý đến việc tạo sản phẩm mới. Sản phẩm mới không có nghĩa là
sản phẩm hoàn toàn thay đổi mà có thể là sản phẩm mới trong tâm trí khách hàng.
Giá: Đối với chính sách giá Xí nghiệp nên nên nghiên cứu và định giá sao cho giá là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhất, nhất là việc định giá sản phẩm thuốc kháng sinh.
Những lưu ý khi định giá cho sản phẩm mới:
Định giá “Hớt phần ngon”: Xí nghiệp định giá cho sản phẩm mới của mình ở mức giá cao nhất để thu hút tối đa doanh thu.
Định giá “Bám chắc thị trường”: Xí nghiệp sẽ định giá sản phẩm thấp nhất để giành được tỷ phần thị trường lớn.
Xí nghiệp cần chú ý đến việc quản lý giá bán đối với các cửa hàng bán lẻ. Hiện tại việc quản lý giá có thể không cần thiết nhưng xét trong thời gian dài thì nó sẽ tạo ra uy tín, lòng tin đối với khách hàng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các thành viên trong kênh cũng là việc làm cần thiết. Để quản lý giá tốt , Xí nghiệp nên phối hợp với các thành viên trong kênh, Xí nghiệp có thể niêm yết giá bán của mình và thông báo cho người tiêu dùng biết.
Kênh phân phối: Để khuyến khích các thành viên trong kênh Xí nghiệp nên tổ chức các buổi gặp mặt vào các dịp cuối năm, hoặc ngày thành lập Xí nghiệp. Trong buổi gặp mặt này các thành viên kênh sẽ báo cáo doanh số bán của mình và có thể có những đề xuất với Xí nghiệp.
Bên cạnh đó việc tổ chức các cuộc thi bán hàng theo tháng, quý, năm bằng hình thức chấm điểm cho các đại lý về các mặt: Doanh số bán hàng, trưng bày hàng đầy đủ hoặc thẩm mỹ, thái độ của nhân viên bán hàng với từng khách hàng…cũng là một cách hay.
Hệ thống kênh phân phối được coi là một hệ thống xã hội, trong đó mỗi thành viên phụ thuộc vào người khác. Mỗi thành viên có vai trò nhất định và có nhiều kỳ vọng vào các thành viên khác, nên để quản lý kênh Xí nghiệp phải quản lý được các thành viên trong kênh. Quản lý dòng chảy của kênh
được thông suốt. Muốn vậy Xí nghiệp phải phân chia các công việc rõ ràng cho các thành viên kênh và tổ chức bổ trợ để phân phối sản phẩm ra thị trường. Xí nghiệp có thể giao cho các chi nhánh để quản lý các cửa hàng bán lẻ. Quản lý các cửa hàng bán lẻ bằng cách giao cho chi nhánh của các Xí nghiệp. Nên có những ràng buộc nhất định với các trung gian để đảm bảo mối liên hệ giữa các thành viên kênh và Xí nghiệp. Tạo mối quan hệ dài hạn như hỗ trợ các thành viên kênh bằng vốn, hỗ trợ trang trí cửa hàng. Xí nghiệp cũng nên đưa ra mẫu mã trang trí cửa hàng một cách đặc trưng đối với sản phẩm của mình.
Tóm lại có một số chính sách nào hoạt động riêng rẽ có thể đạt được hiệu quả cao, do vậy cần có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách xúc tiến hỗn hợp với các chính sách khác của hệ thống Marketing – Mix để hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp ngày càng có hiệu quả cao hơn.
KẾT LUẬN
Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp này đã áp dụng một số lý thuyết Marketing về xúc tiến hỗn hợp để phân tích thực trạng kinh doanh của công ty Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung Ương I, so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác cũng như đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Xí Nghiệp nhằm phát huy các điểm mạnh, hạn chế các điểm yếu của doanh nghiệp.
Chuyên đề này được viết thành 3 chương.
Chương I: Đi sâu vào lý thuyết chung về Xúc tiến hỗn hợp, về cạnh tranh trong ngành Dược nói chung.
Chương II: Phân tích về thực trạng kinh doanh của Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung Ương I và thực trạng hoạt động Xúc tiến hỗn hợp qua đó phát hiện ra những tồn tại trong hoạt động kinh doanh.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Xúc tiến hỗn hợp của Xí Nghiệp. Đề ra các biện pháp hạn chế, phát huy điểm mạnh.
Trên đây là toàn bộ những phân tích đánh giá về tình hình cạnh tranh trong ngành Dược nói chung và Xí Nghiệp Dược Phẩm Trung Ương I nói riêng. Vì còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề này không thể tránh được có những thiếu xót. Kính mong cô và các bạn góp ý để chuyên đề thực tập của em được hoàn chỉnh hơn nữa.
MỤC LỤC