6. Kết cấu của luận văn
3.3.5. Một số kiến nghị khác
3.3.5.1. Tạo sự công bằng về cạnh tranh và phân chia thị phần giữa các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, thông qua các cơ quan chủ quản các cơ quan báo chí đều có những đơn vị được yêu cầu mua báo (Ví dụ : Các cơ quan, tổ chức Nhà nước, các đơn vị kinh tế Đảng đều phải mua báo Nhân Dân và Báo Sài Gòn Giải Phóng theo công văn số 139 – CV/TU về việc mua và đọc báo Đảng, các tổ chức cơ quan thuộc Thành đoàn đều phải mua Báo Tuổi Trẻ,…). Điều này vừa tạo ra sự phân chia thị trường báo chí không theo quy luật thị trường vừa tạo ra thói quen ỷ lại của các cơ quan báo chí.
Ngoài ra, các cơ quan báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trên danh nghĩa đều hoạt động dưới mô hình đơn vị sự nghiệp có thu dù trên thực tế nhiều đơn vị hoạt động như doanh nghiệp. Mô hình đơn vị sự nghiệp có thu giúp các cơ quan báo chí nhận được ưu đãi về mặt thuế (chỉ phải đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp nhưng lại được hưởng chính sách hoàn thuế để đầu tư cho phát triển) nhưng hạn chế về mặt tự chủ hoạt động. Những ưu đãi này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của những cơ quan báo chí.
Do đó, cần có những điều chỉnh về mặt quản lý Nhà nước, hình thành những quy định pháp lý chung để hạn chế sự phân chia thị trường trong nội bộ
61
ngành báo theo mệnh lệnh hành chính, cũng như chuẩn bị về mặt pháp lý cho việc thành lập các công ty báo chí, các tập đoàn báo chí trong tương lai gần.
3.3.5.2. Đổi mới cơ chế hoạt động và quản lý cho các cơ qua báo chí
Cơ chế hoạt động như doanh nghiệp kinh doanh báo chí và cơ chế quản lý theo hướng mở rộng quyền tự chủ về tài chính, nhân sự,...; giảm bớt áp lực quản lý và điều tiết từ các cơ quan chủ quản và các cơ quan Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh (không bao gồm sự quản lý về mặt thông tin) sẽ nâng cao khả năng tự chủ, khả năng cạnh tranh của các cơ quan báo chí. Đây sẽ là cơ sở để các cơ quan báo chí nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng doanh thu, lợi nhuận và tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Kết luận chương III
Ngành báo chí nói chung và ngành báo in nói riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách ưu đãi khuyến khích của thành phố và của Nhà nước. Tuy nhiên sự phát triển của ngành còn có thể tiến lên những bước cao hơn nếu công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ nhà báo tại các cơ quan báo chí sớm nhận được nhiều sự quan tâm hơn.
Để khắc phục những yếu kém còn tồn tại trong công tác đào tạo của ngành, bản thân các cơ quan báo chí, các cơ sở đào tạo cần phối hợp thực hiện đồng bộ và hiệu quả hệ thống giải pháp trong công tác đào tạo hiện nay. Hoàn thiện hệ thống trường lớp đào tạo nhà báo, tăng cường khả năng phối hợp giữa các cơ sở đào tạo với các cơ quan báo chí, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nội dung đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đầu tư hợp lý cho cơ sở vật chất, cải tiến giáo trình, phương pháp giảng dạy và tổ chức các lớp học khoa học hơn, cùng với việc chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ quan báo chí.
Thực hiện được các giải pháp này, chắc chắn từ nay đến năm 2015 ngành báo in Thành phố Hồ Chí Minh sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ nhà báo để đạt được các mục tiêu phát triển đã đặt ra.
62
KẾT LUẬN
Ngành báo chí Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ đóng góp cho sự phát triển về mặt kinh tế một cách trực tiếp (qua việc hoạt động sản xuất kinh doanh) và gián tiếp (thông qua việc cung cấp những thông tin cần thiết thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đến với thành phố) mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống người dân, phát triển các mặt văn hóa, xã hội của thành phố, trong đó, ngành báo in là một bộ phận rất quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương hội đủ những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của ngành báo chí nói chung và ngành báo in nói riêng. Ngành báo in thành phố trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ để trở thành ngành có vị trí trung tâm, hàng đầu trên cả nước, trở thành một trong những thế mạnh của thành phố. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của ngành, một thực tế đặt ra là công tác này chưa được quan tâm đúng mức, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa ngành báo chí, các cơ quan báo chí và các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành. Trong những năm tới, nếu được Chính Phủ, Thành phố, Bộ Văn hóa – Thông tin, Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung Ương và Hội Nhà báo quan tâm đưa ra các giải pháp cần thiết để phát triển một cách có hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan báo in trên địa bàn Thành phố thì chắc chắn sự phát triển của ngành báo in Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có những bước phát triển vượt bậc.
Với đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân
lực cho ngành báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015”, trên cơ sở
các luận cứ, thông tin, số liệu điều tra, tác giả mong muốn nêu lên thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm đóng góp một phần vào công cuộc đổi mới và phát triển ngành báo in Thành phố Hồ Chí Minh.
63
Do đặc thù của ngành, trong quá trình làm luận văn tác giả gặp một số khó khăn trong công tác điều tra, thu thập số liệu về thời gian và không gian, điều này làm cho nội dung luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô, các chuyên gia trong ngành và tất cả những ai quan tâm đến đề tài này để đề tài được hoàn thiện hơn.
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đàm Xuân Anh – Luận văn Thạc sỹ “ Một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010” – 2004.
2. Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam – “Chỉ thị 22 : Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản” – 1997.
3. Bài viết trên Báo Lao Động 11/2005 – “Đào tạo báo chí : con đường gian nan”
4. Bài viết trên trang web Vietnam Journalism – “Báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh” – 2004
5. Bài viết trên Nội san Thông tấn 5/2006 – “Đào tạo cán bộ : đừng đợi nước ướt đến chân”
6. Báo cáo tài chính của Báo Sài Gòn Giải Phóng năm 1998 – 2006
7. Bộ Lao động Thương binh & Xã hội – Chiến lược đào tạo nghề 2001 – 2010.
8. Bộ Văn hóa Thông tin – “Đề án Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2015” – 2003.
9. Các tạp chí : Nghề báo, Thời báo kinh tế Việt Nam, Người làm báo. 10. Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 1994 –
“Nền báo chí Hoa Kỳ”.
11. Tiến sỹ Trần Kim Dung – Quản trị nguồn nhân lực – NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – 2000
12. GS.TS. Hồ Đức Hùng – “Phương pháp quản lý doanh nghiệp” – 2000 13. ThS. Hoàng Ngọc Nhậm – “Bài giảng Phân tích dữ liệu và dự báo thống
kê” – 2004
14. “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo – Kinh nghiệm Đông Á” – NXB Khoa học Xã hội – 2003
15. TS.Trần Hữu Quang – “Xã hội học báo chí” – NXB Trẻ – 2006.
16. Trần Quang – “Đạo đức nghề báo : Lương tâm và lòng tự trọng” – 06/2006.
17. Trần Quang – “Thử tìm một quy trình hợp lý trong công tác đào tạo người làm báo” – Bài đăng trên tạp chí “Người làm báo” 04/2006.
18. Tổng cục Thống kê – “Niên giám thống kê 1985 – 2005” – NXB Thống kê Hà Nội – 2006
65
PHỤ LỤC 1
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
Phương pháp Áp dụng cho Thực hiện tại
Quản trị, chuyên viên Công nhân Cả hai Tại nơi làm việc Ngoài nơi làm việc 1. Dạy kèm - - x x 0
2. Trò chơi kinh doanh x 0 0 0 x
3. Điển quản trị x 0 0 0 x
4. Hội nghị/ hội thảo x 0 0 0 x
5. Mô hình ứng xử x 0 0 0 x
6. Huấn luyện tại bàn giấy
x 0 0 0 x
7. Thực tập sinh x 0 0 x 0
8. Đóng kịch x 0 0 0 x
9. Luân phiên công việc - - x x 0
10. Giảng dạy theo trình tự - - x 0 x 11. Giảng nhờ vi tính hỗ trợ - - x 0 x 12. Bài thuyết trình trong lớp - - x 0 x
13. Đào tạo tại chỗ 0 x 0 x 0
14. Đào tạo học nghề 0 x 0 x 0
15. Dụng cụ mô phỏng 0 x 0 0 x
16. Đào tạo xa nơi làm việc
0 x 0 0 x
Ghi chú :
- : Áp dụng cho cả hai cấp quản trị và công nhân 0 : Không áp dụng
X : Áp dụng
66
PHỤ LỤC 2
CÁC ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
CÁC PHƯƠNG PHÁP
ĐÀO TẠO ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
ĐÀO TẠO TẠI
DOANH NGHIỆP - Thỏa mãn nhu cầu riêng của doanh nghiệp - Các kỹ năng và hiểu biết về bản thân doanh nghiệp tăng lên - Hình thành và duy trì văn hóa, các quy định và cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
- Rất có hiệu quả đối với các đơn vị phân tán
- Có thể không bao gồm những thay đổi từ bên ngoài
ĐÀO TẠO BÊN NGOÀI
- Nâng cao sự nhạy cảm đối với môi trường bên ngoài.
- Phát triển khả năng linh hoạt - Tác động của môi trường khác biệt - Mở rộng quan hệ với các tổ chức khác - Có những cách tiếp cận và tư tưởng mới - Chấp nhận những thử thách. - Khó có thể phù hợp với những nhu cầu của doanh nghiệp - Chi phí cao
- Chạy theo chương trình (mốt) - Đôi khi các khóa đào tạo được coi như những kỳ nghỉ
- Khó áp dụng các kiến thức vào công việc.
- Có thể tạo ra một số cản trở mới cho tổ chức.
ĐÀO TẠO BÊN TRONG
- Đơn giản và là hình thức đào tạo cơ bản nhất
- Nhân viên có được những kinh nghiệm một cách trực tiếp và sản xuất ngay cả khi học tập - Cho phép các nhà đào tạo trải qua các điều kiện làm việc thực tế.
- Những người hướng dẫn (quản đốc, tổ trưởng) có thể thiếu khả năng truyền đạt và đào tạo. - Tốn thời gian của các tổ trưởng, quản đốc.
- Người đang học sẽ không có năng suất lao động, thậm chí gây hư hỏng máy móc thiết bị.
GIẢNG BÀI - Giáo viên kiểm soát toàn bộ
tài liệu và thời gian.
- Toàn bộ tài liệu được sắp xếp một cách logic
- Đây là phương pháp an toàn - Dễ dàng thay đổi người đào tạo
- Việc chỉ có trình bày một chiều của giáo viên là không hiệu quả.
- Bài giảng lập đi lập lại - Người nghe thụ động
- Thiếu những thông tin ngược từ phía học viên.
67 CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO TẬP THỂ
- Tạo ra quan điểm và cách suy nghĩ chung
- Các kỹ năng làm việc nhóm được phát huy.
- Tạo ra tinh thần đồng đội - Tiết kiệm chi phí vì số lượng người đông
- Có thể tạo ra “Đồng ý tập thể” không có lợi cho công ty. - Trình độ và khả năng người học không đồng đều.
- Đòi hỏi cao đối với người giảng.
LUÂN CHUYỂN
CÔNG VIỆC - Cho người lao động những kinh nghiệm rộng ở nhiều lĩnh vực
- Tạo ra cái nhìn khác nhau cho người lao động
- Tạo ra cơ hội, ý tưởng, kỹ năng mới và các chuyên gia mới xuất hiện
- Yêu cầu phải điều chỉnh công việc thường xuyên.
- Can thiệp vào quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp
- Học đối phó
- Tạo ra quan niệm : “Cưỡi ngựa xem hoa”
- Xem như là một sự đe dọa
CỐ VẤN - Thu hút những người hướng
dẫn giỏi
- Cung cấp các chỉ dẫn thực tế - Có thể bỏ qua việc đánh giá kết quả hoạt động
- Nâng cao được khả năng giao tiếp
- Tạo ra “người đỡ đầu” cho nhân viên
- Tốn thời gian của các hướng dẫn viên
- Có thể tạo ra sự ỷ lại
- Có thể tạo ra sự ghen tỵ và so sánh
HUẤN LUYỆN - Phù hợp với công việc - Liên hệ nhu cầu của cá nhân - Tạo điều kiện để tăng cường mối quan hệ giao tiếp
- Có khả năng áp dụng ngay kiến thức và kinh nghiệm
- Hướng tới mục tiêu
- Dễ liên hệ với đánh giá kết quả hoạt động
- Thu hút nhân viên vào quá trình phát triển
- Phải giả định các công việc là phù hợp
- Chỉ có thể áp dụng ngay tại một thời điểm với một công việc
- Phụ thuộc vào kỹ năng đào tạo của cán bộ quản lý
- Dễ bị bỏ qua. - Khó giám sát
68
PHỤ LỤC 3
PHIẾU KHẢO SÁT ĐÀO TẠO
Nhằm cải tiến quy trình đào tạo ngày càng tốt hơn, chúng tôi cần thu thập những ý kiến đánh giá của học viên thông qua phiếu khảo sát dưới đây. Chúng tôi rất cảm ơn những đóng góp qúy báu của Quý vị.
Lưu ý : đây là phiếu khảo sát vô danh.
Tên đơn vị:
Nơi đào tạo: Ngày đào tạo:…/…./ 200… đến …./…./200…
Mục đích mà học viên mong muốn đạt được thông qua lớp đào tạo của chúng tôi:
Vui lòng đánh dấu (√) vào các ô thích hợp dưới đây, ứng với từng nội dung được xác định. Chúng tôi sẽ rất cảm ơn nếu như học viên đóng góp ý bằng lời ở phần 4 của phiếu đánh giá này.
PHẦN I: NỘI DUNG GIẢNG DẠY
STT CÁC CÂU HỎI Rất tốt 5 Tốt 4 TB 3 Tạm 2 Kém 1
1 Chủ đề của khóa phù hợp với công việc của bạn
2 Nội dung giảng dạy phù hợp với nhận thức của bạn
3 Khóa học thực hiện đúng mục đích được xác định ban đầu
4 Khóa học có đủ các nội dung đã công bố ban đầu
5 Chương trình và thời gian của khóa đào tạo được sắp xếp hợp lý
6 Nội dung khóa học đựợc sắp xếp hợp lý 7 Nội dung bài tập phù hợp với lý thuyết
69 đã giảng
8 Các tài liệu học tập rõ ràng, dễ hiểu 9 Phim chiếu (slide) rõ ràng, dễ nhìn, dễ
hiểu, dễ nhớ
10 Công tác chuẩn bị lớp học
PHẦN 2: GIẢNG VIÊN
GIẢNG VIÊN A GIẢNG VIÊN B
STT CÁC CÂU HỎI GV A GV B
5 4 3 2 1 5 4 3 2 1
1 Cách giảng bài dễ hiểu, logic 2 Khuyến khích học viên phát biểu 3 Nhịp độ giảng bài phù hợp
4 Trả lời câu hỏi rõ ràng và đầy đủ 5 Kiến thức chuyên môn
6 Kỹ năng
7 Hổ trợ học viên đầy đủ trong quá trình dạy
8 Giao tiếp tốt với học viên
PHẦN 3: GÓP Ý (Đặc biệt đối với những nội dung mà học viên đã cho điểm 2
hoặc 1)
70
PHỤ LỤC 4
BẢNG 1 : SỐ LƯỢNG ẤN PHẨM BÁO CHÍ (KỂ CẢ BÁO VÀ TẠP CHÍ) CỦA CẢ NƯỚC TỪ 1985 – 2004
(Nguồn Niên giám thống kê từ 1985 – 2004)
BẢNG 2 : SỐ LƯỢNG ẤN PHẨM BÁO CHÍ (KỂ CẢ BÁO VÀ TẠP CHÍ) CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 1985 – 2004