Hệ thống giải pháp đào tạo đội ngũ nhà báo cho ngành báo in

Một phần của tài liệu 469 Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở TP.HCM đến năm 2015 (Trang 50)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Hệ thống giải pháp đào tạo đội ngũ nhà báo cho ngành báo in

Đào tạo đội ngũ nhà báo cho ngành báo in đông về số lượng để tránh sự đơn điệu trong phong cánh viết khi một nhà báo có thể viết cho quá nhiều báo, tạo sự đa dạng cho nội dung các báo in tại thành phố một mặt nâng cao chất lượng đội ngũ nhà báo để nâng cao chất lượng tin bài. Mặt khác, hướng đến việc khai thác nhu cầu đọc báo của người Việt tại nước ngoài và thỏa mãn nhu cầu thông tin về Việt Nam cho các độc giả nước ngoài. Thực hiện được điều này ngành báo in sẽ góp phần vào việc thu hút đầu tư từ nước ngoài vào trong nước, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

3.3. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ NHÀ BÁO CHO NGÀNH BÁO IN NGÀNH BÁO IN

3.3.1. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống trường đào tạo nhà báo

3.3.1.1. Về tính phối hợp trong công tác đào tạo nhà báo

Các cơ sở đào tạo phải phối hợp chặt chẽ với Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương để nhận sự hỗ trợ nhiều mặt, đặc biệt là chủ trương, đầu tư, môi trường thực tập thực tế và chỗ làm việc cho sinh viên.

Các cơ sở đào tạo cần có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan báo chí. Thông qua mối quan hệ này, các cơ quan báo chí cung cấp các yêu cầu về khả năng, kỹ năng, trình độ, kiến thức đối với đội ngũ nhà báo cho các cơ sở đào tạo. Đến lượt mình, các cơ sở đào tạo có những điều chỉnh về giáo trình, phương pháp, nội dung giảng dạy để những “sản phẩm đào tạo” của mình có thể đáp

51

ứng tốt các yêu cầu của đơn vị sử dụng. Ngoài ra, với mối quan hệ tốt, các cơ quan báo chí sẽ là nguồn cung cấp giáo viên, giảng viên giàu kinh nghiệm thực tiễn và là nơi cung cấp thông tin, cơ hội thực hành các phương tiện nghề nghiệp báo chí mới nhất cho công tác giảng dạy.

3.3.1.2. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhà báo

Cần phải khuyến khích việc phát triển hệ thống đào tạo trong nội bộ các cơ quan báo chí trên cơ sở liên kết với các trường, trung tâm đào tạo báo chí tại khu vực vì loại hình đào tạo này có hiệu quả cao nhất. Chính các cơ quan báo chí là nơi nắm được rõ nhất những nhu cầu để nâng cao hiệu quả công việc thông qua công tác đào tạo cho đội ngũ nhà báo của đơn vị mình. Với việc tự đứng ra tổ chức các lớp bồi dưỡng với sự tham gia của những nhà báo có thâm niên hoặc đặt hàng các lớp chuyên đề với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, các đơn vị tự thỏa mãn một cách cao nhất những yêu cầu này.

Qua khảo sát 5 cơ quan báo chí lớn nhất tại thành phố hiện nay, đội ngũ nhà báo ở các đơn vị này có nhu cầu rất lớn với loại hình đào tạo ngắn ngày, ngoài giờ làm việc. Các cơ sở đào tạo cần chú ý đến nhu cầu này của họ.

3.3.1.3. Phát triển các loại hình liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam trong khuôn khổ quản lý của các cơ quan Nhà nước.

Do tính nhạy cảm của ngành báo chí nên việc đưa nhà báo ra nước ngoài đào tạo dài hạn cần có sự lựa chọn những đối tượng thích hợp không tổ chức tràn lan. Ngoài khả năng chuyên môn còn cần chú trọng đến vấn đề tư tưởng, đạo đức. Tập trung đào tạo những cán bộ giảng dạy hoặc những nhà báo có khả năng sư phạm để sau khi học hỏi những kinh nghiệm học tập nước ngoài những đối tượng này sẽ phổ biến, áp dụng những kinh nghiệm này cho việc đào tạo đội ngũ nhà báo trong nước.

52

Hiện nay, đội ngũ giáo viên trong các cơ sở đào tạo của thành phố còn thiếu nhiều những giáo viên là nhà báo thực sự, phải lăn lộn với thực tế, nắm bắt được cuộc sống đang diễn ra như thế nào để truyền đạt cho sinh viên. Trên thực tế, có những giảng viên không viết báo bao giờ, mà chỉ thuần tuý nghiên cứu. Kỹ năng làm báo của giáo viên không nhiều thì kiến thức, kinh nghiệm truyền đạt cho sinh viên không thể tốt. Do đó, sinh viên thiếu đi những kiến thức, kinh nghiệm thực tế mà một nhà báo năng động phải có. Vì vậy các trường đào tạo báo chí cần phải chú trọng hơn nữa việc mời các nhà báo có tên tuổi tham gia giảng dạy, chứ không chỉ dừng lại ở vài buổi báo cáo kinh nghiệm.

Không chỉ sinh viên, các cơ sở đào tạo báo chí cần tạo điều kiện cho giáo viên học và tự học, tự nghiên cứu đây là cách tốt nhất để giáo viên có thể hiểu biết sâu các chuyên ngành mà họ đảm nhiệm để tránh tình trạng giảng viên chỉ có hiểu biết chung chung, thậm chí có người không tác nghiệp được bằng chuyên môn của mình. Hơn nữa qua quá trình tự học tự nghiên cứu các giáo viên sẽ không ngừng tự làm mới mình trước những nhu cầu biến động của xã hội

3.3.1.5. Về cơ sở vật chất

Một vấn đề liên quan trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo là cơ sở vật chất, kĩ thuật. Các nhà quản lý cần phải có cái nhìn chính xác về vấn đề này. Cần phải hiểu được rằng, để đào tạo ra các nhà báo thực thụ thì khoa Báo chí phải có trang thiết bị, tuy số lượng ít hơn, nhưng chất lượng và tính hiện đại của công nghệ, phải bằng tổng số trang thiết bị của đài truyền hình, đài phát thanh, trung tâm nghe nhìn, nhà xuất bản và toà soạn báo in cộng lại. Do đó cần phải đầu tư thích đáng về tài chính, vật chất – kỹ thuật, xây dựng cơ chế và các điều kiện thuận lợi khác cho giáo dục - đào tạo, trong đó phải xác định đào tạo nhà báo là quá trình đào tạo công phu, tốn kém.

53

Giáo trình tài liệu phải phong phú, đa dạng, cập nhật và hiện đại. Đầu tư mạnh mẽ để xây dựng một số bộ giáo trình chất lượng cao; dịch và biên dịch nhiều hơn nữa giáo trình, tài liệu báo chí nước ngoài, nhất là các giáo trình hiện đại, tiên tiến của những nước có nền báo chí tiên tiến (Anh, Pháp, Mỹ,Úc...)

3.3.1.7. Tổ chức lớp học

Theo ý kiến của các chuyên gia nước ngoài khi trao đổi về phương pháp đào tạo là: nếu lớp học chuyên ngành vượt quá 15 người thì kém hiệu quả, nếu lớp học chuyên ngành có đến 30 người thì học cũng như không. Trong khi đó, đã có lớp học chuyên ngành báo chí ở thời điểm đông nhất là 130 người, còn hiện nay, trung bình mỗi lớp có từ 89 đến trên 100 sinh viên. Đây là kết quả của tình trạng thiếu lớp, thiếu giáo viên

Để khắc phục tình trạng này, những biện pháp trước mắt là phải nhanh chóng bổ sung đội ngũ giáo viên thông qua việc hợp tác với các cơ quan báo chí lớn và cả việc liên kết với những trường, trung tâm đào tạo báo chí nước ngoài để tổ chức lớp học có sự tham gia giảng dạy của các giảng viên nước ngoài. Tuy nhiên về lâu dài, cần có sự đầu tư nâng cấp các trường, trung tâm đào tạo báo chí tại Việt Nam cũng như có những đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong nước.

3.3.1.8. Về nội dung đào tạo

Với khuynh hướng phát triển lên tập đoàn báo chí như hiện nay của một số cơ quan báo chí, một nhà báo cần phải làm được nhiều việc, không chỉ viết cho báo in mà còn có thể viết cho báo điện tử, báo phát thanh và truyền hình; không chỉ viết một lĩnh vực mà có thể viết về nhiều lĩnh vực. Vì thế cần phải đào tạo nguồn nhân lực là các nhà báo có trình độ nghiệp vụ, có tri thức và kỹ năng, biết nhiều thứ nhưng lại chuyên sâu. Để đáp ứng yêu cầu này, nội dung giảng dạy trong trường và trong các lớp bồi dưỡng ngoài nội dung chuyên môn, nghiệp vụ còn cần chú trọng đến việc cung cấp những kiến thức nền tảng về

54

kinh tế – xã hội, những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn tin bài của đội ngũ nhà báo.

Mặc dù việc đào tạo ngoại ngữ cho các cử nhân báo chí chiếm một lượng thời gian khá lớn trong chương trình đào tạo hiện nay nhưng chất lượng đào tạo về ngoại ngữ cho đội ngũ này là rất thấp. Trong khi việc tăng cường năng lực ngoại ngữ cho giảng viên, sinh viên và nhà báo sẽ là chìa khóa, là phương tiện hữu hiệu để thu nhận thông tin, cập nhật kiến thức, xử lý trao đổi thông tin và mở rộng giao lưu quốc tế. Do đó, đây cũng là một nội dung cần được chú ý đầu tư hơn nữa trong công tác đào tạo báo chí.

Đạo đức nghề báo cũng là môt nội dung cần được nâng lên thành môn học được giảng dạy chính thức chứ không phải là một chuyên đề thảo luận như hiện nay. Càng sớm đưa những khái niệm, những quy tắc đạo đức nghề nghiệp đến với đội ngũ nhà báo thì càng sớm giúp họ hình thành và củng cố lương tâm nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng đạo đức báo chí còn cần những biện pháp từ phía các cơ quan báo chí nơi nhà báo công tác (sẽ trình bày ở phần sau).

3.3.2. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý báo chí kế thừa kế thừa

Tại nhiều cơ quan báo chí của thành phố hiện nay, việc thiếu cán bộ diễn ra thường xuyên ở cả cấp phòng lẫn cấp ban. Nhưng dường như ngoài một bản quy hoạch trên giấy, không hề có một chiến lược nào để đào tạo một cách bài bản về mặt quản lý. Việc học quản lý hành chính nhà nước nói chung chỉ dành cho những người đã làm lãnh đạo, ít nhất cũng ở cấp phó phòng. Và cũng không có cách nào để nâng cao phẩm chất đạo đức và tu dưỡng cho những phóng viên, biên tập viên thuộc diện "cán bộ nguồn" ngoài một số buổi họp, nghe nói chuyện ít ỏi hoặc các khóa học chính trị mà người tham dự trước hết phải đáp

55

ứng hàng loạt tiêu chí xét tuyển. Cứ theo quy trình này, việc thiếu cán bộ quản lý báo chí có chất lượng là đương nhiên.

Nếu muốn có một cán bộ cấp phòng tốt ở độ tuổi khoảng 30 thì phải đào tạo dần cho họ từ khi mới 23-24 tuổi, và muốn có một cán bộ cấp ban năng lực ở tuổi 40 thì phải chuẩn bị sẵn hành trang cho họ khi mới ngoài 30. Năng lực chuyên môn cao chỉ là một phần trong các tiêu chí cần thiết của một cán bộ lãnh đạo, và ở mỗi cấp độ lãnh đạo nhất định, các cán bộ này lại cần phải có những khả năng khác. Xuất phát điểm để bồi dưỡng một cán bộ ở các cơ quan nói chung luôn là những nhà báo có năng lực chuyên môn. Nhưng cần phải thừa nhận một thực tế rằng một phóng viên, biên tập viên giỏi không hề đồng nghĩa với một lãnh đạo giỏi.

Phát hiện khả năng lãnh đạo ở những nhà báo trẻ mới chỉ biết thể hiện mình ở lĩnh vực chuyên môn là điều không đơn giản. Những nhà quản lý có kinh nghiệm đều thống nhất một quan điểm rằng để trở thành một cán bộ lãnh đạo giỏi thì bài học quan trọng nhất là trước hết phải chú ý đến yếu tố con người - tức là chính những nhân viên của mình. Một số nghiên cứu đã tổng kết 10 đặc điểm dành cho những người sẽ hoặc đang nắm giữ trọng trách quản lý các tờ báo là: 1. Chính trực; 2. Năng lực; 3. Tổ chức; 4. Thành thật; 5. Tầm nhìn; 6. Chia sẻ; 7. Nhân ái; 8. Hỗ trợ; 9. Thời gian; 10. Tin tưởng.

Ngay cả những người đang làm lãnh đạo cũng khó đạt được toàn bộ 10 điểm này, do đó không nên quá dễ dãi trong việc đề bạt cán bộ nhưng cũng đừng quá khắt khe khi lựa chọn những gương mặt mới và sớm cung cấp cho họ những kiến thức còn thiếu để những cán bộ trẻ có thời gian chuẩn bị kỹ càng cho tương lai của mình và của cả cơ quan.

3.3.3. Cải tiến phương thức quản lý đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ quan báo chí

56

Từ mô hình nghiên cứu mối tương quan giữa tổng doanh thu với số lượng và chất lượng đào tạo của Báo Sài Gòn Giải Phóng cho thấy đầu tư vào đào tạo có thể làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, để đào tạo mang lại được những hiệu quả này, phương thức quản lý đào tạo nguồn nhân lực tại đại đa số các cơ quan báo chí ở Thành phố cần có những cải tiến. Cụ thể như sau :

Hình thành bộ phận chuyên môn phụ trách công tác đào tạo trong các cơ quan báo chí và đưa bộ phận này vào hoạt động một cách thực chất và có hiệu quả. Bộ phận này có nhiệm vụ xác định nhu cầu, thiết kế các chương trình đào tạo và đánh giá các kết quả đào tạo. Các phân tích đánh giá này cần chú trọng đặc biệt đến các nguyên nhân khiến người tham gia đào tạo bỏ dở các chương trình đào tạo (43% số người tham gia khảo sát) để có những biện pháp khắc phục.

Thường xuyên có những cuộc điều tra về nhu cầu đào tạo của nhà báo và đánh giá của nhà báo về chất lượng công tác đào tạo của cơ quan mình để có thể có những điều chỉnh thích hợp.

Khuyến khích việc tự đào tạo của đội ngũ nhà báo trên cơ sở phù hợp với yêu cầu công việc và định hướng đào tạo của đơn vị, đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ.

Có kế hoạch và chiến lược đào tạo của đơn vị trong dài hạn và từng năm để đơn vị có kế hoạch tìm và phân bổ nguồn tài chính cho những kế hoạch này. Đồng thời, các cơ quan báo chí cần phải có kế hoạch sử dụng để những người được tuyển chọn tham gia đào tạo biết sau này họ sẽ làm gì, quyền lợi, nghĩa vụ ra sao,... để yên tâm tham gia đào tạo và đạt được những kết quả tốt nhất. Sử dụng đúng mục đích qũy đào tạo của đơn vị.

Ngoài việc phối hợp với các cơ sở đào tạo báo chí để tổ chức các lớp bồi dưỡng nội bộ, các cơ quan báo chí cần chú trọng đến công tác bồi dưỡng đạo

57

đức nghề báo. Không chỉ là những lớp học mà các cơ quan báo chí cần xây dựng những bộ nguyên tắc ứng xử của nhà báo cho phù hợp với đặc điểm và thực tế của đơn vị mình. Những bộ quy tắc ứng xử này có thể được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tài liệu nước ngoài có liên quan. (Phụ lục 12, tham khảo Bộ quy tắc đạo đức dành cho phòng biên tập thời sự của tờ The New York Times tháng 01/2003 tại địa chỉ website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ethicaljournalism.html).

3.3.4. Một số giải pháp nâng cao năng lực cho ngành và các cơ quan báo chí Thành phố Hồ Chí Minh báo chí Thành phố Hồ Chí Minh

3.3.4.1. Duy trì và phát triển thị trường

Ngành báo chí thành phố cần khuyến khích các cơ quan báo chí hướng đến việc mở rộng thị trường phát hành ra các địa phương trong cả nước.

Do đặc tính địa phương trong hoạt động báo chí nên để các tờ báo thành phố có thể có độc giả ở các địa phương khác thì các cơ quan báo chí cần phải phát triển hệ thống Văn phòng đại diện ở các địa phương. Hệ thống Văn phòng đại diện này sẽ kịp thời cập nhật các thông tin của địa phương vào những trang đặc biệt dành riêng cho địa phương bên cạnh những trang bình thường như ấn phẩm phát hành tại thành phố. Những trang địa phương này sẽ thu hút độc giả

Một phần của tài liệu 469 Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở TP.HCM đến năm 2015 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)