Phân tích ảnh hưởng của chất lượng đào tạo trong mối tương quan

Một phần của tài liệu 469 Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở TP.HCM đến năm 2015 (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

2.5.4. Phân tích ảnh hưởng của chất lượng đào tạo trong mối tương quan

quan giữa số lượng, chất lượng nguồn nhân lực với hiệu quả kinh tế trong hoạt động của cơ quan báo chí

Khảo sát Báo Sài Gòn Giải Phóng, một cơ quan báo chí lớn tại thành phố từ năm 1998 đến năm 2006 làm minh chứng điển hình cho thấy ảnh hưởng của công tác đào tạo đến hiệu quả hoạt động của đơn vị qua mô hình giả thuyết thể hiện mối tương quan giữa doanh thu, chi phí đào tạo, số lượng phóng viên.

40

Bảng 5 : Thống kê tổng doanh thu, chi phí đào tạo, số lượng phóng

viên của Báo Sài Gòn Giải Phóng từ 1998 đến 2006 Năm Tổng doanh thu

(triệu đồng)

Chi phí đào tạo (triệu đồng) Số lượng phóng viên (người) 1998 89996.0 350 77 1999 87500.0 352 81 2000 91875.0 400 83 2001 78886.5 134 96 2002 78202.6 138 96 2003 92962.0 117 107 2004 113534.6 190 108 2005 128232.9 413 108 2006 133035.0 471 114

(Nguồn : Báo cáo tài chính của Báo Sài Gòn Giải Phóng từ 1998 - 2006) 2.5.4.1. Thiết lập mô hình

Giả sử

1) Tổng doanh thu (biến phụ thuộc) chỉ chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố : chi phí đào tạo và số lượng phóng viên (các biến giải thích). Trong đó, chi phí đào tạo thể hiện số lượng đào tạo và số lượng phóng viên thể hiện chất lượng đào tạo.

2) Tổng doanh thu và 2 yếu tố : chi phí đào tạo và số lượng phóng viên có quan hệ tuyến tính.

Thiết lập mô hình tổng quát

Theo giả sử trên ta có mô hình sau :

Tổng doanh thu = 1*Chi phí đào tạo + 2*Số lượng phóng viên

2.5.4.2. Ước lượng mô hình và kiểm định giả thuyết

Sau khi sử dụng phần mềm Eview phân tích dữ liệu sơ bộ qua Ma trận tương quan (Bảng 1 – Phụ lục 11), Số liệu thống kê (Bảng 2 – Phụ lục 11) và các đồ thị (Đồ thị 1,2,3 – Phụ lục 11). Ta tiếp tục sử dụng phần mềm này để hồi quy mô hình (Bảng 3 – Phụ lục 11) có được kết quả sau :

41

Tổng doanh thu = 87,55*Chi phí đào tạo + 775,85*Số lượng phóng viên

Qua các kiểm định : Kiểm định biến không cần thiết trong mô hình (Kiểm định Wald), Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi (Kiểm định White), Kiểm định tự tương quan (Kiểm định Breusch – Godfrey), Kiểm định việc chọn mô hình (Kiểm định Reset của Ramsey). (Bảng 4,5,6,7 – Phụ lục 11)

2.5.4.3. Kết luận

Với hệ số tương quan (R) bằng 0,86 và hệ số tương quan điều chỉnh (R2) bằng 0,84 (Bảng 3 – Phụ lục 11) của mô hình hồi quy cho thấy tương quan giữa tổng doanh thu với chi phí đào tạo (đại diện cho số lượng đào tạo) và số lượng phóng viên (đại diện cho chất lượng đào tạo) là rất chặt chẽ. Các biến giải thích trong mô hình giả thuyết đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

Mô hình giả thuyết không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan.

Mô hình ban đầu đã được chọn đúng.

Kết luận từ mô hình nghiên cứu:

1) Mô hình được chọn để nghiên cứu mối tương quan giữa tổng doanh thu với số lượng và chất lượng đào tạo là tương đối hợp lý.

2) Độ chính xác của mô hình là rất cao 84%, vì vậy có thể dùng các phương pháp tương quan tuyến tính này để dự báo cho các năm về sau.

3) Báo Sài Gòn Giải Phóng trong thời gian 1998 – 2006 có 3 lần thay đổi lãnh đạo, tương ứng với sự thay đổi mức độ quan tâm đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt về việc nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ phóng viên. Vào những giai đoạn công tác đào tạo được chú trọng và có đội ngũ phóng viên mạnh doanh thu của Báo tăng cao và ngược lại. Tuy nhiên, công tác đào tạo ở Báo Sài Gòn Giải Phóng cũng như ở đại đa số các cơ quan báo chí vẫn ít được chú trọng và vẫn còn mang nặng tính hình

42

thức. Riêng đối với Báo Sài Gòn Giải Phóng để đáp ứng nhu cầu phát triển hàng loạt các ấn phẩm trong định hướng phát triển lên tập đoàn báo chí, Báo đã tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo và nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ phóng viên trong thời gian gần đây. Thực tế đã cho thấy đây là một chính sách phát triển đúng đắn góp phần tăng cường quy mô, nâng cao uy tín và vị thế của Báo Sài Gòn Giải Phóng trên thị trường báo chí thành phố và cả nước.

Qua nghiên cứu mô hình đào tạo có hiệu quả trong thời gian gần đây của Báo Sài Gòn Giải Phóng cho thấy mặc dù còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục nhưng đây là một ví dụ tốt để các cơ quan báo chí khác trên địa bàn thành phố nhận thức được tầm quan trọng và quan tâm hơn đến công tác đào tạo của đơn vị mình.

Một phần của tài liệu 469 Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở TP.HCM đến năm 2015 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)