6. Kết cấu của luận văn
3.3.2. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý báo chí
kế thừa
Tại nhiều cơ quan báo chí của thành phố hiện nay, việc thiếu cán bộ diễn ra thường xuyên ở cả cấp phòng lẫn cấp ban. Nhưng dường như ngoài một bản quy hoạch trên giấy, không hề có một chiến lược nào để đào tạo một cách bài bản về mặt quản lý. Việc học quản lý hành chính nhà nước nói chung chỉ dành cho những người đã làm lãnh đạo, ít nhất cũng ở cấp phó phòng. Và cũng không có cách nào để nâng cao phẩm chất đạo đức và tu dưỡng cho những phóng viên, biên tập viên thuộc diện "cán bộ nguồn" ngoài một số buổi họp, nghe nói chuyện ít ỏi hoặc các khóa học chính trị mà người tham dự trước hết phải đáp
55
ứng hàng loạt tiêu chí xét tuyển. Cứ theo quy trình này, việc thiếu cán bộ quản lý báo chí có chất lượng là đương nhiên.
Nếu muốn có một cán bộ cấp phòng tốt ở độ tuổi khoảng 30 thì phải đào tạo dần cho họ từ khi mới 23-24 tuổi, và muốn có một cán bộ cấp ban năng lực ở tuổi 40 thì phải chuẩn bị sẵn hành trang cho họ khi mới ngoài 30. Năng lực chuyên môn cao chỉ là một phần trong các tiêu chí cần thiết của một cán bộ lãnh đạo, và ở mỗi cấp độ lãnh đạo nhất định, các cán bộ này lại cần phải có những khả năng khác. Xuất phát điểm để bồi dưỡng một cán bộ ở các cơ quan nói chung luôn là những nhà báo có năng lực chuyên môn. Nhưng cần phải thừa nhận một thực tế rằng một phóng viên, biên tập viên giỏi không hề đồng nghĩa với một lãnh đạo giỏi.
Phát hiện khả năng lãnh đạo ở những nhà báo trẻ mới chỉ biết thể hiện mình ở lĩnh vực chuyên môn là điều không đơn giản. Những nhà quản lý có kinh nghiệm đều thống nhất một quan điểm rằng để trở thành một cán bộ lãnh đạo giỏi thì bài học quan trọng nhất là trước hết phải chú ý đến yếu tố con người - tức là chính những nhân viên của mình. Một số nghiên cứu đã tổng kết 10 đặc điểm dành cho những người sẽ hoặc đang nắm giữ trọng trách quản lý các tờ báo là: 1. Chính trực; 2. Năng lực; 3. Tổ chức; 4. Thành thật; 5. Tầm nhìn; 6. Chia sẻ; 7. Nhân ái; 8. Hỗ trợ; 9. Thời gian; 10. Tin tưởng.
Ngay cả những người đang làm lãnh đạo cũng khó đạt được toàn bộ 10 điểm này, do đó không nên quá dễ dãi trong việc đề bạt cán bộ nhưng cũng đừng quá khắt khe khi lựa chọn những gương mặt mới và sớm cung cấp cho họ những kiến thức còn thiếu để những cán bộ trẻ có thời gian chuẩn bị kỹ càng cho tương lai của mình và của cả cơ quan.
3.3.3. Cải tiến phương thức quản lý đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ quan báo chí
56
Từ mô hình nghiên cứu mối tương quan giữa tổng doanh thu với số lượng và chất lượng đào tạo của Báo Sài Gòn Giải Phóng cho thấy đầu tư vào đào tạo có thể làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, để đào tạo mang lại được những hiệu quả này, phương thức quản lý đào tạo nguồn nhân lực tại đại đa số các cơ quan báo chí ở Thành phố cần có những cải tiến. Cụ thể như sau :
Hình thành bộ phận chuyên môn phụ trách công tác đào tạo trong các cơ quan báo chí và đưa bộ phận này vào hoạt động một cách thực chất và có hiệu quả. Bộ phận này có nhiệm vụ xác định nhu cầu, thiết kế các chương trình đào tạo và đánh giá các kết quả đào tạo. Các phân tích đánh giá này cần chú trọng đặc biệt đến các nguyên nhân khiến người tham gia đào tạo bỏ dở các chương trình đào tạo (43% số người tham gia khảo sát) để có những biện pháp khắc phục.
Thường xuyên có những cuộc điều tra về nhu cầu đào tạo của nhà báo và đánh giá của nhà báo về chất lượng công tác đào tạo của cơ quan mình để có thể có những điều chỉnh thích hợp.
Khuyến khích việc tự đào tạo của đội ngũ nhà báo trên cơ sở phù hợp với yêu cầu công việc và định hướng đào tạo của đơn vị, đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ.
Có kế hoạch và chiến lược đào tạo của đơn vị trong dài hạn và từng năm để đơn vị có kế hoạch tìm và phân bổ nguồn tài chính cho những kế hoạch này. Đồng thời, các cơ quan báo chí cần phải có kế hoạch sử dụng để những người được tuyển chọn tham gia đào tạo biết sau này họ sẽ làm gì, quyền lợi, nghĩa vụ ra sao,... để yên tâm tham gia đào tạo và đạt được những kết quả tốt nhất. Sử dụng đúng mục đích qũy đào tạo của đơn vị.
Ngoài việc phối hợp với các cơ sở đào tạo báo chí để tổ chức các lớp bồi dưỡng nội bộ, các cơ quan báo chí cần chú trọng đến công tác bồi dưỡng đạo
57
đức nghề báo. Không chỉ là những lớp học mà các cơ quan báo chí cần xây dựng những bộ nguyên tắc ứng xử của nhà báo cho phù hợp với đặc điểm và thực tế của đơn vị mình. Những bộ quy tắc ứng xử này có thể được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tài liệu nước ngoài có liên quan. (Phụ lục 12, tham khảo Bộ quy tắc đạo đức dành cho phòng biên tập thời sự của tờ The New York Times tháng 01/2003 tại địa chỉ website của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_ethicaljournalism.html).
3.3.4. Một số giải pháp nâng cao năng lực cho ngành và các cơ quan báo chí Thành phố Hồ Chí Minh báo chí Thành phố Hồ Chí Minh
3.3.4.1. Duy trì và phát triển thị trường
Ngành báo chí thành phố cần khuyến khích các cơ quan báo chí hướng đến việc mở rộng thị trường phát hành ra các địa phương trong cả nước.
Do đặc tính địa phương trong hoạt động báo chí nên để các tờ báo thành phố có thể có độc giả ở các địa phương khác thì các cơ quan báo chí cần phải phát triển hệ thống Văn phòng đại diện ở các địa phương. Hệ thống Văn phòng đại diện này sẽ kịp thời cập nhật các thông tin của địa phương vào những trang đặc biệt dành riêng cho địa phương bên cạnh những trang bình thường như ấn phẩm phát hành tại thành phố. Những trang địa phương này sẽ thu hút độc giả địa phương bằng những thông tin gần gũi, liên quan chặt chẽ đến đời sống của họ và sẽ là cơ sở để các báo thu hút quảng cáo tại địa phương, tăng nguồn thu chính trong hoạt động báo chí cho các tờ báo.
3.3.4.2. Quan tâm hơn nữa đến nhu cầu thông tin của độc giả
Trong nhiều năm qua, chỉ duy nhất ấn phẩm Tuổi Trẻ Cuối Tuần của Báo Tuổi Trẻ tiến hành thăm dò ý kiến của độc giả để cải tiến hình thức và nội dung ấn phẩm. Điều này cho thấy, ngành báo in thành phố dường như đã đi vào lối mòn, ít chú ý đến nhu cầu thông tin của độc giả. Tuy thông tin báo chí chịu sự kiểm soát khá chặt chẽ những các cơ quan báo chí cần chú ý hơn đến nhu cầu
58
của độc giả thông qua những cuộc thăm dò với quy mô lớn, mang tính toàn diện và có tính chuyên nghiệp cao chứ không nên chỉ dựa vào thông tin phản hồi trực tiếp từ một vài độc giả qua một vài số báo.
3.3.4.3. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đi kèm theo báo chí
Giải pháp này đòi hỏi các cơ quan báo chí sẽ phải cung cấp những loại hình dịch vụ trọn gói. Từ tổ chức sự kiện, thiết kế mẫu quảng cáo, xây dựng chiến lược quảng cáo cho những sản phẩm thương mại riêng biệt, nhất là những sản phẩm thương mại có vòng đời ngắn. Hiện nay, ở thành phố, các báo in chủ yếu nhận những hợp đồng quảng cáo các sản phẩm thương mại thông qua sự phân phối của các công ty quảng cáo chuyên nghiệp. Điều này làm cho hoạt động quảng cáo – hoạt động tạo nguồn thu chính cho ngành báo – rất bị động và phần lớn các khoản thu trong các chương trình quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc về các công ty quảng cáo với thiết kế phí rất cao. Nếu các cơ quan báo chí của thành phố có thể xây dựng đội ngũ chuyên môn có đủ khả năng để đảm nhận việc cung cấp dịch vụ trọn gói thì không những thương hiệu báo chí được nâng lên mà nguồn thu từ những hoạt động này cũng tăng lên đáng kể.
3.3.4.4. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong số 36 cơ quan báo in tại thành phố chỉ có khoảng 7, 8 đơn vị báo chí chuyên nghiệp, có quy mô lớn về số lượng phát hành cũng như đội ngũ nhà báo, có đầu tư lớn vào máy móc thiết bị, cơ sở vật chất. Chính những đơn vị này mới có đủ năng lực để phát triển thành các tập đoàn báo chí theo định hướng phát triển báo chí của thành phố và cả nước. Do đó, cần sớm có một cuộc tổng điều tra, đánh giá năng lực của ngành báo in thành phố để có những ưu tiên phát triển cho những cơ quan báo chí chuyên nghiệp, mở rộng cơ chế quản lý, bổ sung chức năng hoạt động cho những đơn vị báo chí thực sự có năng lực để nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc ưu tiên phát triển trọng điểm này sẽ không làm mất đi tính phong phú đa dạng của thị trường báo chí thành phố vì những tập đoàn báo chí trong tương lai sẽ phát triển những ấn phẩm truyền thống mang tính cập nhật
59
thông tin tổng quát, phân tích thời sự, chính trị, xã hội... dưới một sự quản lý báo chí chuyên nghiệp và thực hiện bởi những đội ngũ nhà báo có khả năng chuyên môn cao. Bên cạnh đó là sự hoạt động của các cơ quan báo chí nhỏ hơn với các ấn phẩm mang tính chuyên ngành hẹp.
Hiện nay, khả năng cạnh tranh của các cơ quan báo chí còn rất thấp vì sự hạn chế trong số lượng cơ quan báo chí ở thành phố và cả nước, vì tư duy bao cấp vẫn tồn tại trong một bộ phận lớn các cơ quan báo chí và vì sự quản lý khá chặt về mặt thông tin. Sự cạnh tranh chủ yếu diễn ra giữa một số tờ báo lớn và sự phân chia thị phần tương đối ổn định nên sức ép cạnh tranh lên các cơ quan báo chí không quá lớn. Cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy năng lực phát triển của các cơ quan báo chí, sức ép cạnh tranh không đủ lớn sẽ làm các cơ quan báo chí gặp nhiều khó khăn một khi quá trình hội nhập đòi hỏi việc mở cửa thị trường báo chí trong nước. Do đó, nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn hiện nay của các cơ quan báo chí là phải tạo được cho mình các ấn phẩm truyền thống và lượng độc giả truyền thống. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho các cơ quan báo chí nâng cao năng lực cạnh tranh và sẵn sàng cho quá trình hội nhập, mở cửa thị trường báo chí.
3.3.4.5. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
Xu hướng phát triển các tập đoàn báo chí đòi hỏi các cơ quan báo chí phải có các công ty thành viên trực thuộc hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Những công ty trực thuộc này sẽ tạo nguồn thu thêm cho các cơ quan báo chí bên cạnh nguồn thu từ hoạt động quảng cáo để giảm giá dần và tiến đến phát không các ấn phẩm báo in. Đây là một lộ trình tất yếu của báo in từ khi báo điện tử ra đời. Để quản lý hiệu quả những công ty này, các cơ quan báo chí cần phải nâng cao năng lực quản lý của mình thông qua việc xây dựng và đạt các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ISO.
3.3.4.6. Xây dựng thương hiệu cho các cơ quan báo chí tại Thành phố
Thương hiệu ngày nay là một trong những tài sản vô hình quý giá đặc biệt với các cơ quan báo chí. Thương hiệu báo chí không chỉ là cái tên, logo báo mà
60
đối với ngành báo chí đó còn là kích thước ấn phẩm, kiểu chữ, khổ chữ, ... những yếu tố này rất quan trọng với độc giả, bài học của Báo Sài Gòn Giải Phóng về việc thay đổi kích thước báo gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ phía độc giả sẽ là bài học kinh nghiệm quý giá cho các cơ quan báo chí thành phố. Bài học này cũng nhắc nhở các cơ quan báo chí thành phố cần đánh giá đúng vai trò của thương hiệu báo chí trong quá trình phát triển để từ đó xây dựng những chiến lược phát triển thương hiệu có hiệu quả. Việc thực hiện tốt các chính sách về thương hiệu sẽ củng cố khả năng cạnh tranh, nâng cao doanh số và lợi nhuận cho các cơ quan báo chí.
3.3.5. Một số kiến nghị khác
3.3.5.1. Tạo sự công bằng về cạnh tranh và phân chia thị phần giữa các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay, thông qua các cơ quan chủ quản các cơ quan báo chí đều có những đơn vị được yêu cầu mua báo (Ví dụ : Các cơ quan, tổ chức Nhà nước, các đơn vị kinh tế Đảng đều phải mua báo Nhân Dân và Báo Sài Gòn Giải Phóng theo công văn số 139 – CV/TU về việc mua và đọc báo Đảng, các tổ chức cơ quan thuộc Thành đoàn đều phải mua Báo Tuổi Trẻ,…). Điều này vừa tạo ra sự phân chia thị trường báo chí không theo quy luật thị trường vừa tạo ra thói quen ỷ lại của các cơ quan báo chí.
Ngoài ra, các cơ quan báo chí ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay trên danh nghĩa đều hoạt động dưới mô hình đơn vị sự nghiệp có thu dù trên thực tế nhiều đơn vị hoạt động như doanh nghiệp. Mô hình đơn vị sự nghiệp có thu giúp các cơ quan báo chí nhận được ưu đãi về mặt thuế (chỉ phải đóng thuế Thu nhập doanh nghiệp nhưng lại được hưởng chính sách hoàn thuế để đầu tư cho phát triển) nhưng hạn chế về mặt tự chủ hoạt động. Những ưu đãi này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của những cơ quan báo chí.
Do đó, cần có những điều chỉnh về mặt quản lý Nhà nước, hình thành những quy định pháp lý chung để hạn chế sự phân chia thị trường trong nội bộ
61
ngành báo theo mệnh lệnh hành chính, cũng như chuẩn bị về mặt pháp lý cho việc thành lập các công ty báo chí, các tập đoàn báo chí trong tương lai gần.
3.3.5.2. Đổi mới cơ chế hoạt động và quản lý cho các cơ qua báo chí
Cơ chế hoạt động như doanh nghiệp kinh doanh báo chí và cơ chế quản lý theo hướng mở rộng quyền tự chủ về tài chính, nhân sự,...; giảm bớt áp lực quản lý và điều tiết từ các cơ quan chủ quản và các cơ quan Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh (không bao gồm sự quản lý về mặt thông tin) sẽ nâng cao khả năng tự chủ, khả năng cạnh tranh của các cơ quan báo chí. Đây sẽ là cơ sở để các cơ quan báo chí nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng doanh thu, lợi nhuận và tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Kết luận chương III
Ngành báo chí nói chung và ngành báo in nói riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách ưu đãi khuyến khích của thành phố và của Nhà nước. Tuy nhiên sự phát triển của ngành còn có thể tiến lên những bước cao hơn nếu công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ nhà báo tại các cơ quan báo chí sớm nhận được nhiều sự quan tâm hơn.
Để khắc phục những yếu kém còn tồn tại trong công tác đào tạo của ngành, bản thân các cơ quan báo chí, các cơ sở đào tạo cần phối hợp thực hiện đồng bộ và hiệu quả hệ thống giải pháp trong công tác đào tạo hiện nay. Hoàn