Bảng 12 : CÁC TỶ SỐ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG 2010 Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010
AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho vòng 16,39 - 20,64 - 10,52 - 10,56 - 5,02 -
Kỳ thu tiền bình quân ngày 13,33 - 9,24 - 20,86 - 63,25 - 45,94 -
Vòng quay tài sản cố định vòng 27,04 - 42,14 - 39,25 - 19,18 - 19,91 -
Vòng quay tổng tài sản vòng 6,69 0,74 4,95 1,42 2,50 0,76 1,08 0,36 1,11 0,27
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho vào năm 2007, 2008 và năm 2009 biến động không đều và biến động ở mức cao. Nếu tỷ số vòng quay hàng tồn kho cao thì điều này mang tính tích cực vì hàng hóa đƣợc giải phóng nhanh, công ty bán đƣợc hàng hóa nhiều hơn qua các năm. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của công ty Angimex tăng cao vào năm 2008 so với năm 2007 cho thấy hàng hóa của công ty trong giai đoạn này đƣợc bán nhanh. Tuy nhiên, tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm 2009 giảm mạnh do hàng tồn kho cuối kỳ tăng khoảng 31,3 lần so với đầu kỳ làm cho hàng tồn kho bình quân tăng nên tỷ số vòng quay hàng tồn kho giảm. Tồn kho cuối kỳ tăng do trong năm công ty thu mua nhiều nguyên liệu, hàng hóa nhƣng bán ra chậm, một phần mua nhiều nguyên liệu để năm sau bán, thêm vào đó hàng tồn kho qua những năm trƣớc dồn lại nên hàng tồn kho bình quân trong năm 2009 tăng. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của 6 tháng đầu năm 2010 cũng giảm mạnh. Hàng tồn kho vào ngày 30/6/2010 giảm 34,21% so với đầu kỳ, hàng hóa trong kho đã đƣợc giải phóng nhiều nhƣng tồn kho đầu kỳ còn cao nên tồn kho bình quân ở tỷ số cao làm cho tỷ số vòng quay hàng tồn kho giảm.
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Chỉ số này tăng cao vào năm 2009, do đây là năm ảnh hƣởng của cuộc suy thoái kinh tế, công ty áp dụng chính sách hàng bán trả chậm để thu hút khách hàng nhiều hơn, tạo điều kiện cho ngƣời dân có thể tiếp cận đến các sản phẩm của công ty nên tốn nhiều thời gian thu hồi vốn. Trong 6 tháng đầu năm 2010, công ty vẫn còn áp dụng chính sách đó nên kỳ thu tiền bình quân vẫn còn cao.
Vòng quay tài sản cố định
Hệ số vòng quay tài sản cố định của công ty tƣơng đối ổn định, hệ số càng cao nói lên đƣợc tài sản đƣợc sử dụng ngày càng hiệu quả trong đó năm 2008 hệ số này cao nhất nghĩa là tài sản trong năm 2008 đƣợc dùng hiệu quả nhất. Do vòng quay tài sản cố định tỉ lệ thuận với doanh thu thuần và tỉ lệ nghịch với tổng tài sản cố định bình quân. Doanh thu thuần của năm 2008 tăng rất cao, tăng 56,89% so với năm 2007, còn tổng tài sản cố định bình quân tăng
nhẹ, tăng 0,67% nên vòng quay tài sản cố định ở năm này ở mức cao. Doanh thu thuần của năm 2009 giảm nhẹ, giảm 7,69% so với năm 2008, trong khi tài sản cố định bình quân giảm 0,92%. Doanh thu thuần 6 tháng 2010 giảm 0,87%, tài sản cố định bình quân giảm 4,48%. Ta thấy, doanh thu thuần của năm 2008 tăng mạnh nhƣng tổng tài sản cố định bình quân tăng rất ít, trong khi năm 2009, doanh thu thuần giảm mặc dù tổng tài sản cố định bình quân giảm nhẹ. Nên vòng quay tài sản cố định trong năm 2009 cũng ở mức cao. Đến 6 tháng đầu năm 2010, doanh thu thuần giảm nhƣng tỷ lệ giảm của doanh thu thuần ít hơn tỷ lệ giảm của tổng tài sản cố định bình quân nên tỷ số vòng quay tài sản cố định của 6 tháng 2010 cao hơn 0,73 lần so với 6 tháng 2009.
Nhìn chung, tài sản cố định của Angimex đƣợc sử dụng hiệu quả qua các năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010. Trong đó, năm 2008, tỷ số này cao nhất cho thấy hiệu quả sử tài sản cố định trong giai đoạn này là cao nhất.
Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản, chỉ số này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của công ty càng cao. Trong đó, năm 2008 chỉ số này đạt cao nhất và đang tăng dần 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng đầu năm 2009. Tỷ số vòng quay tài sản tỷ lệ thuận với doanh thu thuần và tỷ lệ nghịch với tổng giá trị tài sản bình quân. Doanh thu thuần của Angimex tăng rất mạnh trong năm 2008 tăng hơn 50% trong khi đó tổng tài sản bình quân năm 2008 tăng cao, tăng 111,70% so với năm 2007. Doanh thu thuần vào năm 2009 giảm 7,69%, còn tổng tài sản bình quân tăng tới 83,07% so với năm 2008. Trong năm 2008 doanh thu thuần tăng nhƣng tổng tài sản bình quân tăng rất cao còn năm 2009 doanh thu thuần giảm nhƣng tổng tài sản bình quân lại tăng. Do đó, tỷ số vòng quay tổng tài sản của Angimex giảm qua các năm 2008 và 2009. Doanh thu thuần của 6 tháng 2010 giảm 0,87% so với 6 tháng 2010 còn tổng tài sản bình quân giảm 3,39%. Nhƣ vậy, tỷ lệ giảm của tổng tài sản bình quân nhiều hơn so với tỷ lệ giảm của doanh thu thuần. Điều đó làm cho vòng quay tổng tài sản của Angimex tăng nhẹ vào 6 tháng 2010 so với 6 tháng 2009.
Vòng quay tổng tài sản của công ty luôn ở mức cao hơn vòng quay tài sản của ngành. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ở mức cao. Tài sản của công ty đƣợc sử dụng tốt.
Tuy nhiên, vòng quay tổng tài sản của công ty có xu hƣớng ngày càng giảm cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ngày càng giảm đi.
4.4.5. Tỷ số quản trị nợ
Bảng 13: CÁC TỶ SỐ QUẢN TRỊ NỢ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG 2010
ĐVT : lần
Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010
AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành
Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0,66 - 0,60 - 0,67 - 0,79 - 0,61 -
Tỷ số nợ trên vốn CSH 1,95 1,19 1,55 1,23 2,02 1,53 3,75 1,49 1,54 1,55
Tỷ số khả năng thanh toán
lãi vay 1,23 - 9,30 - 2,67 - 4,30 - 3,68 -
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản để đo lƣờng mức độ sử dụng nợ của công ty trong việc tài trợ cho các loại tài sản hiện hữu. Tỷ số nợ trên tổng tài sản tỷ lệ thuận với tổng nợ phải trả và tỷ lệ nghịch với tổng giá trị tài sản. Các tỷ số này đều nhỏ hơn 1 nhƣ vậy tổng tài sản của công ty luôn lớn hơn tổng nợ phải trả. Năm 2008 tỷ số nợ trên tổng tài sản thấp hơn năm 2007 là 0,06 lần cho thấy nợ của công ty giảm xuống. Cụ thể: tài sản của công ty đƣợc mua từ vốn vay là 60% và vốn tự có là 40% trong khi năm 2007 tài sản của công ty đƣợc mua từ 66% là vay nợ và 44% là vốn tự có. Tuy nhiên nợ của công ty tăng lên vào năm 2009 và giảm so 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng 2009. Tỷ số nợ trên tổng tài sản giảm là một điều tốt cho công ty vì công ty đã giảm vay vốn để tài trợ cho các tài sản hiện hữu.
Tỷ số nợ trên vốn CSH
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lƣờng năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chƣa biết cách vay nợ để kinh doanh. Tỷ số nợ của công ty đều cao hơn 1 chứng tỏ nguồn vốn từ viêc đi vay lớn hơn so với vốn chủ sở hữu. Cụ thể: năm 2007 nguồn vốn từ đi vay chiếm 66%, vốn chủ sở hữu chiếm 34%, năm 2008 nguồn vốn từ đi vay chiếm 61%, vốn chủ sở hữu chiếm 39%, năm 2009 nguồn vốn từ đi vay chiếm 67%, vốn chủ sở hữu chiếm 33%, 6 tháng năm 2010 nguồn vốn từ đi vay chiếm 61%, vốn chủ sở hữu chiếm 39%. Năm 2009, tỷ số này cao nhất cho thấy đây là năm nguồn vốn của công ty phụ phuộc nhiều vào nguồn vốn đi vay. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của 6 tháng 2010 giảm nhiều so với 6 tháng năm 2009, do công ty ít vay vốn mà dần dần chuyển sang kinh doanh bằng nguồn vốn từ vốn chủ sở hữu.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty luôn ở mức cao hơn tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của ngành. Nhƣ vậy, nguồn vốn của công ty từ việc vay nợ cao hơn các công ty cùng ngành. Nợ của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 95% tổng nợ của công ty qua các năm. Bên cạnh đó, xem lại tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh của công ty lại thấp hơn tỷ số ngành. Vì vậy, nếu công ty vay vốn quá nhiều sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ số khả năng thanh toán
của công ty trong năm 2008 và 2009 chênh lệch nhiều so với chỉ số của ngành tuy nhiên, mức chênh lệch đó ngày càng thấp dần. Trong 6 tháng 2010 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chỉ thấp hơn tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của ngành 0,01 lần cho thấy sử dụng, quản lý và thanh toán nợ của công ty ngày càng đƣợc cải thiện.
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số thanh toán lãi vay đo lƣờng khả năng trả lãi bằng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay của một công ty. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ sử dụng nợ của công ty. Tỷ số thanh toán lãi vay của công ty cả ba năm đều lớn hơn 1. Lợi nhuận trƣơc thuế của công ty luôn cao hơn 2 đến 3 lần so với chi phí lãy vay, chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán lãy vay. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh vì vậy chỉ số này ở mức cao nhất vào năm 2008 do năm đó là năm kinh doanh hiệu quả nhất. Tỷ số thanh toán lãi vay giảm nhẹ so 6 tháng đầu năm 2010 với 6 tháng 2009 do lãi vay trong 6 tháng 2010 cao gấp đôi nhƣng lợi nhuận chỉ tăng gấp 1,5 lần.
Nhìn chung, với lợi nhuận mà công ty đạt đƣợc hoàn toàn có khả năng thanh toán lãi vay.
4.4.6. Phân tích các tỷ số sinh lời
Bảng 14 : CÁC CHỈ TIÊU SINH LỜI CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG 2010
ĐVT: %
Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010
AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành AGM Ngành
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên
doanh thu(ROS) 1,08 5 8,98 4 3,68 6 3,50 5 5,29 4
Tỷ suất sinh lời của TS
ROA(%) 7,25 7 44,50 10 9,18 10 3,79 2 5,86 2
Tỷ suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu ROE(%) 18,26 16 118,01 18 25,66 22 12,93 6 16,24 4
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu(ROS)
ROS cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này tỉ lệ thuận với lợi nhuận ròng và tỷ lệ nghịch với doanh thu thuần. Năm 2008 lợi nhuận ròng cùng với doanh thu thuần tăng rất cao nên tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu tăng cao hơn năm 2007. Năm 2009, lợi nhuận ròng giảm 62,22%, doanh thu thuần giảm 7,69% so với năm 2008. Doanh thu thuần giảm sẽ làm cho ROS tăng nhƣng lợi nhuận ròng giảm nhiều làm cho ROS năm 2009 giảm 5,3% so với năm 2008. Lợi nhuận ròng của 6 tháng 2010 tăng 49,59% trong khi doanh thu thuần giảm 0,87% so với 6 tháng 2009. Nên tỷ số ROS 6 tháng 2010 tăng so với 6 tháng 2010. Nhƣ vậy, ROS năm 2008 là cao nhất điều đó nói lên trong năm 2008, 1 đồng doanh thu tạo ra 8,98 đồng lợi nhuận ròng. Đây là năm khả năng sinh lời của doanh thu cao nhất. Năm 2009, khả năng sinh lời của doanh thu có phần giảm nhƣng đến 6 tháng 2010, khả năng sinh lời của doanh thu có phần chuyển biến tốt hơn so với 6 tháng 2009.
Tỷ số ROS của công ty vào năm 2008 cao hơn tỷ số ngành cho thấy khả năng sinh lời của công ty trong giai đoạn này rất tốt. Sang năm 2009, tỷ số ROS của công ty giảm mạnh cho thấy trong năm này khả năng sinh lời của doanh thu thuần chƣa cao nhƣ các công ty cùng ngành. Tuy nhiên, khả năng sinh lời của doanh thu thuần ngày càng chuyển biến tốt và tỷ số này cao hơn tỷ số của ngành vào 6 tháng đầu năm 2010.
Tỷ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA(%)
ROA đo lƣờng mức độ sinh lời của tài sản . Tỷ số này cho biết một đồng tài sản bỏ ra đầu tƣ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số này càng cao thể hiện sự phân bố tài sản càng hợp lí. Tỷ số ROA tỷ lợi nhuận với lợi nhuận ròng và tỷ lệ nghịch với tổng tài sản bình quân. Do lợi nhuận ròng năm 2008 tăng rất cao trong khi tổng tài sản binh quân cũng tăng nhƣng còn thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận ròng. Do đó, tỷ số ROA năm 2008 tăng cao so với năm 2007. Sang năm 2009, lợi nhuận ròng giảm mạnh trong khi tổng tài sản bình quân lại tăng 83,07% , lợi nhuận ròng giảm 2,65 lần trong khi tổng tài sản tăng chỉ gấp đôi nên làm cho ROA năm 2009 giảm mạnh. 6 tháng 2010 lợi nhuận ròng tăng 49,59% trong khi tổng tài sản bình quân lại giảm 3,39% nên làm cho ROA tăng 2,07 lần so với 6 tháng 2010. Tỷ số này cao nhất vào năm 2008 nhƣ vậy khả
năng sinh lời của tài sản vào năm này là cao nhất và giảm mạnh vào năm 2009. Tuy nhiên khả năng sinh lời của tài sản tăng trong 6 tháng 2010.
Tỷ số khả năng sinh lời từ tài sản của Angimex đều cao hơn tỷ số sinh lời của ngành chỉ có năm 2009 tỷ số ROA của công ty thấp hơn tỷ số ngành 0,82%. Nhìn chung, khả năng sinh lời của tài sản tốt. Điều đó nói lên rằng công ty bố trí hợp lý tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE(%)
Tỷ suất này đo lƣờng mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Tỷ số này tỷ lệ thuận với lợi nhuận ròng và tỷ lệ nghịch với vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu qua các năm đều tăng, tăng rất mạnh vào năm 2008, tăng đến 202,01% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 33,11% so với năm 2008. Đến 6 tháng 2010 vốn chủ sở hữu lại tăng 28,88% so với 6 tháng 2009. Vốn chủ sở hữu đều tăng nên lợi nhuận ròng phải tăng một khoảng từ tƣơng đƣơng hoặc tỷ lệ tăng cao hơn tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu thì ROE mới tăng. ROE cao nhất vào năm 2008 do năm nay lợi nhuận ròng tăng rất cao, sang năm 2009 thì lợi nhuận ròng giảm mạnh làm cho ROE trong năm 2009 giảm. Chỉ số này tăng nhẹ 6 tháng 2010 so với 6 tháng 2009 do lợi nhuận ròng tăng gần 50%, cho thấy đồng vốn chủ sở hữu của công