Tình hình doanh thu cụ thể

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An GIang (Trang 45 - 67)

4.1.2.1. Phân tích tình hình doanh thu theo tốc độ tăng trƣởng các thành phần

Bảng 4: TỔNG DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG 2010

ĐVT : tỷ đồng (Nguồn : Phòng Tài chính - Kế toán công ty xuất nhập khẩu An Giang )

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 6T 2010/6T2009 Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1.Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 1.399,29 2.224,54 2.037,08 1.072,28 1.069,09 825,25 58,98 (187,46) (8,43) (3,19) (0,30) 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 0,07 29,38 10,71 0,89 7,01 29,31 41.871,43 (18,67) (63,55) 6,12 678,64 3. Doanh thu thuần bán hàng và

cung cấp dịch vụ 1.399,22 2.195,16 2.026.37 1.071,39 1.062,08 795,94 56,88 (168,79) (7,69) (9,31) (0,87) 4. Doanh thu hoạt động tài chính 22,61 71,92 137,88 28,11 55,94 49,31 218,09 65,96 91,71 27,83 99,00 5. Doanh thu khác 3,52 1,42 15,24 14,79 0,28 (2,10) (59,66) 13,82 973,24 (14,51) (98,11)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng không đều nhau qua 3 năm và giảm nhẹ vào 6 tháng đầu năm 2010 so với 6 tháng 2009. Bên cạnh đó các khoản giảm trừ cũng tăng vào năm 2008 và 6 tháng 2010 so với 6 tháng 2009 làm ảnh hƣởng đến doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Các khoản giảm trừ của công ty vào năm 2008 tăng rất mạnh so với năm 2007. Khi giao dịch với các đối tác ở ngoài nƣớc, các khách hàng khó tính thì các khoản giảm trừ của công ty cần đƣợc quan tâm, vì nếu ta thực hiện hợp đồng sai sót nhƣ chậm ngày giao hàng, hàng không đủ tiêu chuẩn, sai quy cách,…thì khách hàng sẽ trả lại gây ảnh hƣởng cho công ty. Các khoản giảm trừ tăng mạnh (41.871,43%) vào năm 2008. Sau khi gia nhập WTO, công ty đã mở rộng thị trƣờng xuất khẩu hơn, trong đó có việc xâm nhập thị trƣờng Châu Âu. Đây là một thị trƣờng khó tính, đòi hỏi chất lƣợng cao. Hơn nữa, đây là năm công ty mở rộng hoạt động kinh doanh rất nhiều, hàng hóa bán ra nhiều nhƣng nhân viên trong công ty không đủ để đảm trách công việc, một ngƣời nhƣng kiêm rất nhiều viêc, nên bƣớc đầu còn nhiều thiếu sót cho việc chuẩn bị sản phẩm đúng chất lƣợng, qui cách, thời gian giao hàng. Ngoài ra, để bán đƣợc hàng hóa nhanh chóng công ty đã áp dụng biện pháp chiết khấu thƣơng mại và giảm giá hàng bán. Đây cũng là nhân tố làm cho các khoản giảm trừ của công ty trong năm 2008 tăng cao. Mặc dù, các khoản giảm trừ năm 2008 tăng cao nhƣng hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tốt nên doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng hơn 50% so năm 2008 với năm 2007. Vì vậy, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2008 tăng rất nhiều so với năm 2007.

Sang năm 2009, các khoản giảm trừ giảm 8,43% so với năm 2008. Do đây là năm hoạt động kinh doanh khó khăn do ảnh hƣởng của sự suy thoái của nền kinh tế thế giới. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thu về giảm so với năm 2008. Ngoài ra, khi gia nhập vào thị trƣờng lớn, từ những cơ hội, thách thức công ty đã rút đƣợc nhiều kinh nghiệm. Từ đó, công tác chuẩn bị tốt hơn, hoàn thiện hơn. Nên các khoản giảm trừ trong năm 2009 giảm. Mặc dù các khoản giảm trừ giảm nhƣng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm nhiều nên doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm theo.

Đến 6 tháng đầu năm 2010, các khoản giảm trừ tăng 687,64% so với 6 tháng đầu năm 2010. Ngoài việc xuất khẩu cho các thị trƣờng cũ, công ty còn đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trƣờng khó tính nhƣ Châu Âu, Châu Úc, và một số nƣớc Châu Á. Đó là những thị trƣờng khó tính nếu nhƣ trễ hẹn giao hàng, sản phẩm sai qui cách về chất lƣợng, bao bì nên hàng bị trả về. Từ đó, góp phần làm tăng các khoản giảm trừ. Đối với sản phẩm xe máy Honda tiêu thụ thị trƣờng trong nƣớc, vì phát hiện lỗi ở bình xăng nên phải tiến hành triệu hồi sửa chữa. Do đó, các khoản giảm trừ đã tăng hơn so với 6 tháng 2009. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của 6 tháng 2010 giảm nhẹ so với 6 tháng năm 2009 trong khi đó các khoản giảm trừ trong 6 tháng năm 2010 lại tăng cao hơn 6 tháng 2009 nên doanh thu thuần của 6 tháng 2010 thấp hơn so với 6 tháng 2009.

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 đạt 2.295,16 tỷ tăng 843,15 tỷ đồng, tăng 56,88% so với năm 2007. Nhƣ vậy, trong khoảng thời gian 2007, 2008 công ty hoạt động rất mạnh trong công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu tăng nhƣ vậy là do trong năm 2008 công ty có các chính sách khuyến mãi, phƣơng thức marketing hợp lý để thúc đẩy việc bán hàng đƣợc nhanh chóng. Ngoài ra, năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO, công ty thực hiện tìm hiểu và mở rộng thị trƣờng giúp cho hàng hóa đƣợc bán nhiều góp phần tăng doanh thu. Trong năm 2008, giá dầu leo thang, bùng nổ dân số đẩy loài ngƣời vào một cơn khủng hoảng lƣơng thực. Từ đó, nhu cầu lƣơng thực của các quốc gia tăng cao. Đó là một điều kiện thuận lợi cho các công ty xuất khẩu lƣơng thực, thực phẩm trong đó có Angimex. Lƣơng thực của công ty xuất khẩu đƣợc nhiều hơn nữa đƣợc lợi về giá, giá lƣơng thực tăng cao do cung nhỏ hơn cầu. Điều này góp phần làm tăng doanh thu bán hàng và dịch vụ.

Sang năm 2009, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt cao nhƣng giảm nhẹ, giảm 7,69% so với năm 2008. Nguyên nhân là do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, ngƣời dân thắt chặt chi tiêu hơn. Một số mặt hàng lƣơng thực của công ty có mức giá còn cao so với đời sống của ngƣời dân Châu Phi. Khi xuất khẩu sang thị trƣờng đó, ngƣời dân Châu Phi sẽ không đủ tiền mua lƣơng thực và họ sẽ chuyển sang mua các sản phẩm thay thế nhƣ sắn, ngô, khoai,…Mặt khác, sang năm 2009, không còn tình trạng khủng hoảng lƣơng thực và giá xuất khẩu của lƣơng thực đã giảm. Giá của lƣơng thực xuất khẩu vào năm

2009 thấp hơn năm 2008 điều này góp phần làm giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Đây cũng là lý do khiến cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng 2010 giảm nhẹ so với 6 tháng năm 2009.

Doanh thu từ hoạt động tài chính của năm 2008 tăng 218,09% so với năm 2007. Nguyên nhân làm tăng doanh thu tài chính của công ty trong năm 2008 do trong năm 2008, tình hình tỷ giá biến động thất thƣờng nhƣng tính chung cả năm thì tốc độ tăng giá USD đến 6,31%. Ngoài ra, Angimex còn có vốn góp liên doanh tại công ty TNHH Thƣơng mại Sài Gòn – An Giang (Siêu thị Co.op mart Long Xuyên), Angimex – Kitoku. Công ty đầu tƣ vào các cổ phiếu Eximbank, AFASCO... Các công ty mà Angimex trong năm 2008 hoạt động tốt góp phần làm tăng doanh thu từ hoạt động tài chính cảu Angimex.

Đến năm 2009, doanh thu tài chính tăng 91,71% so với năm 2008 là do công ty đã bán 45.000 cổ phần của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản AFA ( AFASCO), trị giá 5,4 tỷ và lãi là 0,9 tỷ và tiếp theo đầu tƣ vào cổ phiếu của công ty cổ phần Đầu tƣ và phát triển Vĩnh Hội – thành phố Hồ Chí Minh. 6 tháng 2010, tình hình tỷ giá USD vẫn tăng, từ đó công ty có đƣợc doanh thu về kinh doanh ngoại tệ. Các cổ phiếu mà công ty nắm giữ không bị giảm giá. Hầu hết các cổ phiếu mà công ty nắm giữ đều có lời nên doanh thu tài chính tăng.

Bên cạnh đó, doanh thu tài chính tăng do các công ty mà Angimex có vốn góp kinh doanh đều hoạt động tốt. Siêu thị Coop mart Long Xuyên, sản phẩm đa dạng, chất lƣợng tốt, nhân viên nhiệt tình chăm sóc khách hàng chu đáo nên ngày càng chiếm đƣợc lòng tin từ khách hàng nên doanh thu tăng qua các năm. Công ty Angimex – Kitoku là công ty đƣợc thành lập từ nguồn vốn góp từ công ty Angimex và công ty Kitoku Sinryo (Nhật Bản) chuyên sản xuất, chế biến và xuất khẩu gạo Nhật. Công ty Sài Gòn SATRA xuất nhập khẩu các mặc hàng thủy hải sản, thực phẩm chế biến, nông sản, thủ công mỹ nghệ, may mặc, đồ trang trí nội thất và AFIEX An Giang. Các công ty hoạt động ngày càng hiệu quả và doanh thu tăng cao qua các năm. Trong đó, có phần vốn góp vào của Angimex nên doanh thu tài chính của Angimex tăng qua các năm 2008, 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2010 các công ty này vẫn hoạt động tốt, doanh thu tăng nên doanh thu tài chính của Angimex tăng trong 6 tháng 2010 so với 6 tháng 2009.

Doanh thu khác chiếm một phần rất nhỏ nên sự tăng giảm của nó ảnh hƣởng không nhiều nhiều đến tổng doanh thu của công ty.

4.1.2.2. Phân tích tình hình doanh thu từ hoạt động kinh doanh theo cơ cấu sản phẩm

Bảng 5: DOANH THU THEO SẢN PHẨM QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 ĐVT : tỷ đồng Sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng 2009 6 tháng 2010 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 6 T 2010/ 6 T 2009

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1.Lƣơng thực 1.116,44 1.770,42 1.776,05 955,98 942,54 653,98 58,58 5,63 0,32 (13,44) (1,41)

2.Xe máy Honda 139,75 158,19 165,44 78,11 87,03 18,44 13,19 7,25 4,58 8,92 11.42

3.Phân bón, TTS 121,69 223,39 63,53 25,03 20,48 101,70 83,57 (159,86) (71,56) (4,55) (18,18) 4.Các mặt hàng khác 21,34 43,16 21,35 12,27 12,03 21,82 102,25 (21,81) (50,53) (0,24) (1,96)

Tổng doanh thu 1.399,22 2.195,16 2.026,37 1.071,39 1.062,08 795,94 56,88 (168,79) (7,69) (9,31) (0,87)

Nhìn vào bảng ta thấy , mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là lƣơng thực, chiếm khoảng 80% tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tiếp theo là xe máy Honda chiếm khoảng 8% phân bón, thuốc trừ sâu chiếm từ 8% đến 10% và còn lại là kinh doanh tổng hợp.

a/ Lƣơng thực

Công ty sản xuất lƣơng thực để kinh doanh trong nƣớc và để xuất khẩu. Do đó, doanh thu của mặt hàng này bao gồm doanh thu nội địa và doanh thu xuất khẩu. Năm 2008, doanh thu từ việc sản xuất lƣợng lƣơng thực chủ yếu là sản xuất , chế biến gạo cung cấp cho nội địa và xuất khẩu đạt 1770,42 tỷ, tăng 653,98 tỷ đồng, tăng 58,58%. Sang năm 2009, doanh thu từ mặt hàng này tăng nhẹ, tăng khoản 0,32%. Nguyên nhân là do năm 2008, thị trƣờng mở rộng và năm 2008 là một năm xuất khẩu rất mạnh về lƣơng thực, hòa vào xu hƣớng chung đó nên sản phẩm của công ty đã tăng mạnh. Ngành gạo nội địa ra đời nhãn hàng mới, và đáp ứng đƣợc nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.

Sang 6 tháng đầu năm 2010, kinh doanh mặt hàng này có phần giảm nhẹ 1,41%. Do giá cả của gạo trong nƣớc bị biến động, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nên giá lƣơng thực tăng hơn so với các sản phẩm của đối thủ. Vì vậy, ngƣời tiêu dùng quay sang những mặt hàng có giá thấp hơn gây ảnh hƣởng đến doanh thu của mặt hàng lƣơng thực.

b/ Mặt hàng xe máy Honda

Mặt hàng này tăng 13,19% năm 2008 so với năm 2007, và tăng nhẹ 4,58% năm 2009 so với năm 2008, so sánh 6 tháng đầu năm 2010 với 6 tháng đầu năm 2009 thì doanh thu từ việc kinh doanh mặt hàng này tăng 11,42%. Do công ty đã nỗ lực phát triển dịch vụ trong đó có việc linh động bổ sung nguồn hàng từ các Head khác ngoài nguồn cung cấp từ Honda Việt Nam nên đáp ứng đƣợc nhu cầu khác hàng. Hơn nƣa, thƣơng hiệu Honda đã chiếm đƣợc lòng tin của ngƣời dân Việt Nam qua nhiều năm và cộng thêm các chính sách đãi ngộ, khuyến mãi , chăm sóc khách hàng của công ty tạo đƣợc lòng tin cho khác hàng nên doanh thu của mặt hàng này đều tăng.

Doanh thu từ mặt hàng này vào năm 2008 tăng 83,57% so với năm 2007.Năm 2008 công ty đã có chính sách mở rộng kinh doanh phân bón qua việc cung cấp phân bón cho các đại lý. Sau đó, doanh thu từ mặt hàng này năm 2009 giảm 71,56% so với năm 2008, 6 tháng đầu năm 2010 giảm 18,18% so với 6 tháng đầu năm 2009. Nguyên nhân là do công ty đang có chính sách hạn chế bán phân bón trả chậm cho đại lý các cấp, chuyển đổi sang hƣớng phát triển bền vững, đầu tƣ trực tiếp cho ngƣời nông dân gắn kết với việc xây dựng vùng nguyên liệu gạo chất lƣợng cao. Một nguyên nhân nữa khiến cho doanh thu của ngành này giảm là công ty có kế hoạch giảm số lƣợng kinh doanh phân bón do đây là năm ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, giá phân bón nhập khẩu tăng rất mạnh nên có tiềm ẩn rất cao về thanh toán. Hơn nữa, giá của phân bón thuốc trừ sâu tăng cao do giá dầu tăng, dẫn tới sự gia tăng chi phí vận tải, và khiến giá phân bón đắt đỏ hơn nhiều. còn diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp vì vậy ảnh hƣởng đến việc kinh doanh mặt hàng này.

d/ Mặt hàng khác

Kinh doanh tổng hợp bao gồm các hoạt động kinh doanh nhƣ: buôn bán thực phẩm, phƣơng tiện vận tải, kinh doanh siêu thị, vận tải đƣờng sông, mua bán xăng dầu, dạy ngoại ngữ, tin học,… Doanh thu từ kinh doanh tổng hợp chiếm một phẩn nhỏ, chiếm khoản 1,50% nên doanh thu của mặt hàng này không ảnh hƣởng nhiều đến tổng doanh thu của công ty. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tổng hợp tăng vào năm 2008 và giảm 6 tháng 2010 so với 6 tháng 2010, giảm vào năm 2009 do công ty không kinh doanh bã đậu nành, do tiềm ẩn rủi ro cao về thanh toán.

4.1.2.3 Phân tích tình hình doanh thu theo thị trƣờng

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty đƣợc chia thành hai nguồn: - Doanh thu từ thị trƣờng trong nƣớc

- Doanh thu từ xuất khẩu.

Doanh thu từ mặt hàng lƣơng thực chiếm 80% tổng doanh thu. Công ty kinh doanh lƣơng thực để tiêu dùng nội địa và để xuất khẩu. Sau đây là biểu đồ cho thấy tỷ lệ doanh thu từ mặt hàng lƣơng thực của công ty qua các năm.

Hình 5: Tỷ lệ doanh thu của mặt hàng lƣơng thực qua 3 năm 2007, 2008, 2009 và 6 tháng 2010

(Nguồn : Phòng kế hoạch kinh doanh công ty xuất nhập khẩu An Giang )

Định hƣớng của công ty là mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nội địa và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.Nhƣng mục tiêu chính là đẩy mạnh thị trƣờng xuất khẩu vì mục tiêu của công ty đề ra là duy trì vị trí là một trong mƣời công ty xuất khẩu lƣơng thực hàng đầu cả nƣớc và xuất khẩu mạnh về lƣơng thực. Do đó, hoạt động xuất khẩu luôn đƣợc công ty chú trọng và doanh thu xuất khẩu lƣơng thực chiếm phần lớn hơn doanh thu lƣơng thực nội địa trong tổng doanh thu lƣơng thực và tăng dần qua các năm.

Năm %

Bảng 6: DOANH THU CÁC MẶT HÀNG THEO THỊ TRƢỜNG QUA 3 NĂM 2007, 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG 2010 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 6 tháng10/6 t 09

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1.Dthu nội địa 822,22 1256,43 917,15 424,52 413,90 434,21 52,81 (339,28) (27,00) (10,62) (2,50)

Lương thực 539,44 831,69 666,83 309,11 294,36 292,25 54,18 (164,86) (19,82) (14,75) (4,77)

Xe máy 139,75 158,19 165,44 78,11 87,03 18,44 13,19 7,25 4,58 8,92 11.42

Phân bón, thuốc trừ sâu 121,69 223,39 63,53 25,03 20,48 101,70 83,57 (159,86) (71,56) (4,55) (18,18) Các mặt hàng khác 21,34 43,16 21,35 12,27 12,03 21,82 102,25 (21,82) (50,53) (0,24) (1,96) 2.Dthu XK 577,00 938,73 1.109,22 646,87 648,18 361,73 62,69 170,49 18,16 1,31 0,20 Lương thực 577,00 938,73 1.109,22 646,87 648,18 361,73 62,69 170,49 18,16 1,31 0,20 Tổng doanh thu 1.399,22 2.195,16 2.026,37 1.071,39 1.062,08 795,95 56,89 (168,80) (7,69) (8,31) (0,77)

Đánh giá doanh thu thị trƣờng nội địa

Năm 2008, doanh thu nội địa đạt 1.256,43 tỷ đồng, tăng 52,81%, chiếm

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An GIang (Trang 45 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)