I. TỔNG QUAN DỰ ÁN
2. Tổng quan thị trường
2.5 Giới thiệu quy trình sản xuất
2.5.1 Kỹ thuật nuôi dế
Dế là loài côn trùng có tính bổ dưỡng, vì vậy đã có nhiều tài liệu, công trình khoa học nghiên cứu về nó. Sách hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dế cũng có nhiều trên thị trường, việc muốn học tập và đào tạo nhân viên về nghiệp vụ kỹ thuật chăn nuôi không mấy khó khăn.
Nhiều trang trại nuôi dế thương phẩm theo phương pháp nuôi công nghiệp đã thành công, cung cấp cho thị trường hàng trăm ki-lo-gram dế mỗi ngày. Đến tham quan các trang trại này, chủ nhân của nó không những không giấu nghề mà họ sẵn sàng bộc bạch những kinh nghiệm qúy đã chắt chiu trong nhiều năm nuôi dế.
Thức ăn chủ yếu của dế là cỏ, cám hỗn hợp nên vừa dễ kiếm việc bảo quản lại dễ dàng, không bị hư hỏng. Việc chăn nuôi dế ít bị bệnh dịch, vòng sinh sản nhanh, chóng lớn nên tương đối thuận tiện cho trại.
a) Trại nuôi:
Cấu trúc chuồng trại:
Chuồng trại phải cao ráo, yên tĩnh, thoáng mát, có mái che mưa che nắng, xung quanh có lưới để đề phòng mèo, chuột bắt dế, có rãnh nước đề phòng kiến xâm nhập gây hại cho dế…
Chuồng nuôi có thể là xô, thau, khay, chậu… có nắp đậy nhưng phải đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát. Nắp đậy, có thể là cái lồng bàn hoặc nắp xô đục nhiều lỗ tạo thông thoáng, ban ngày mở ra, chiều tối đậy lại để phòng tránh dế bay đi và mèo, chuột bắt dế… Trước khi nuôi phải rửa sạch, phơi khô chuồng nuôi và trang thiết bị phục vụ chăn nuôi dế. Ở đây, trại dế Anh Thư sẽ sử dụng chuồng nuôi là khay nhựa vuông để tiết kiệm diện tích tối đa chuồng trại vì có thể chồng nhiều khay lên nhau và dễ chăm sóc.
Tùy theo phương tiện và điều kiện nuôi mà bố trí số lượng nuôi hợp lý. Nuôi dế giống bố mẹ (ép đẻ) trong xô có dung tích 40- 0 lít thì thả 20 dế cái, 10 dế đực.
Trong xô 80-80 lít thả 30 dế cái và 1 dế đực…
Cụ thể trại nuôi Anh Thư sẽ xây dựng trên diện tích 700m2, được xây dựng trên nền đất khô ráo để tránh úng ngập trong mùa mưa bão. Vì tập tính của dế chỉ thích ở nơi cao ráo, thoáng mát vào mùa hè và kín gió vào mùa đông, dế có khả năng sống trong môi trường có nhiệt độ khá cao từ 40-450C vì vậy chuồng trại xây dựng cũng không cần đầu tư quá nhiều. Cụ thể: phần nền được làm bằng xi măng để có thể dễ dàng quét dọn và làm vệ sinh chuồng trại, vừa ngăn chặn kiến đào hang ổ sinh sống. Xung quanh trại dế, sát phía ngoài tường vách đào mương nước giáp vòng để ngăn ngừa địch thủ (kiến, chuột, thằn lằn, bọ cạp,…), mương nước có độ sâu khoảng 1 cm và bề rộng khoảng 20cm, được xây bằng gạch và tô trát xi măng kỹ để giữ lượng nước bên trong không bị rò rĩ ra ngoài; bên trong chuồng đặt các chân kệ sắt để đặt các khay dế, phía dưới chân kệ có chén nước nhằm tránh kiến và dễ dàng vệ sinh chuồng trại; phần mái chuồng cách nền nhà 4 mét để chuồng trại có đủ thông thoáng, mái lợp tôn lạnh phủ kín hành lang quanh trại để ngăn mưa tạt và nắng dọi vào bên trong chuồng trại; vách trại dế được xây tường có độ cao 1, mét, phần còn lại căng bằng kẽm mắt nhỏ.
Dụng cụ nuôi dế
Dụng cụ nuôi và hình thức nuôi là khâu quan trọng trong quá trình chăn nuôi dế. Nó không chỉ liên quan đến kinh phí đầu tư trong chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến sản lượng cũng như mức độ hao hụt của dế.
Nuôi trong chậu nhựa: chậu cao 3 - 40cm, đường kính 40 - 0cm, nuôi bằng chậu tốn diện tích, tuy nhiên giá cả không quá cao, nên rất nhiều trang trại chọn cách nuôi này.
37
Nuôi trong thùng nhựa: dùng loại thùng 60 lít, nên mua loại có nắp đậy sau đó chọc thủng lỗ nhỏ bằng đầu que diêm lên nắp thùng tạo độ thoáng.
Nuôi trong khay hình chữ nhật và xếp các hộp đè nên nhau để tiết kiệm diện tích phù hợp nuôi với quy mô lớn. Tuy nhiên đây cũng là hình thức cần đầu tư lớn nhất. Chúng tôi chọn cách này vì vừa có thể tiết kiệm diện tích chuồng nuôi vừa dễ dọn vệ sinh và thời gian sử dụng dụng cụ nuôi này rất lâu.
Nuôi trong thùng xốp, thùng bìa cát tông: tuy nhiên cách nuôi này dế sẽ bò được ra ngoài, cắn thủng trốn thoát dễ gây mất mát.
Ngoài ra có thể tận dụng các vật liệu khác để nuôi dế như thùng tôn, thùng gỗ, chum, lu, vại. Cái rế bắc nồi cơm, cọng rơm, giấy là những vật tạo khoảng không cho dế mèn sinh sống leo trèo, lột xác và trốn tránh kẻ thù. Mỗi lấn lột xác dế rất mềm và thường bị đồng loại cắn, ăn vì thế cần tạo nhiều không gian sinh sống cho dế như vậy sẽ tránh được hao hụt trong chăn nuôi. Các loại giấy đã qua sử dụng hoặc giấy báo được vo lại rất hữu ích để nuôi dế, dưới đáy chậu nuôi được lót 1 lớp giấy sẽ dễ dàng hơn cho lần vệ sinh sau, đồng thời đây cũng là thứ để dế mèn gậm nhấm
Máng uống: chỉ dành cho dế từ 2 tuần tuổi trở lên, là máng uống cho chim có lấp hộp nước vào để nước tự chảy ra mỗi lúc 1 ít cho dế uống từ từ tránh dế bị chết đuối. Có thể làm bằng rế tre, máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế đơn giản, có thể dùng vỏ nghêu, hoặc làm bằng xi măng, đồ sành sứ kích thước không quá lớn nhằm hạn chế dế con té chết (đường kính khoảng 10-1 cm, dày khoảng 1.5-2.0 cm sâu khoảng 0. -1.0 cm)
Trong chuồng nuôi, có rế tre (rế để xoong nồi đường kính 1 -20 cm) hay vỉ tre, rế có lỗ nhỏ (dày) nuôi dế con mới nở đến 2 ngày tuổi, loại thưa nuôi tiếp theo đến thu hoạch. Xô loại 4 lít xếp khoảng 10 rế, xô 80 lít thì 1 rế. Rế xếp chồng lên nhau tạo khoảng trống để máng đẻ, máng thức ăn, nước uống cho dế. Đất dùng trong máng đẻ là đất sạch, tơi xốp, ẩm vừa phải, có độ dày 3 - 4 cm (có thể dùng đất sạch trộn với xơ dừa xay). Không dùng đất có kiến, đất bị nhiễm hóa chất độc hại... Trên cùng phủ một lớp cỏ cho dế ăn, ở, sinh trưởng phát triển và sinh sản… - Khay trứng: là dụng cụ có hình dánh như máng ăn, trong đó chứa đầy đất để làm nơi dế mái vào đẻ trứng.
- Thùng ấp: có thể dùng thùng nuôi nhưng nắp thùng phải được chặn bằng tấm lưới muỗi.
- Bình xịt nước: tạo ẩm cho môi trường sống của dế, làm ẩm khai trứng ( vì trứng ấp cần phải có đủ độ ẩm khoảng trên dưới 70% mới nở được).
Khay nuôi dế
Vỉ tre ( để cho dế leo trèo, ẩn nấp)
39
Khay nuôi dế con ( gồm vỉ tre, máng ăn, máng uống - dùng rau câu để cung cấp nước cho dế con)
Khay nuôi dế sinh sản ( gồm vỉ tre, máng đẻ trứng, máng uống, máng ăn)
Khay nuôi dế thịt (gồm vỉ tre, máng uống, máng ăn) b. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng dế
Thức ăn:
Trong tự nhiên, dế sống ở các bãi cỏ. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại cỏ, các loại cây non. Tuy nhiên, chúng cũng có chọn lọc. Nó không thích các loại cỏ có vị đắng. Nhiều người khi đi lấy cỏ cho dế thường rút 1 cọng non và nhấm thử. Nếu đắng, họ không lấy loại cỏ đó nữa. Dế rất thích ăn loại mạ non. Ngoài ra, các loại vỏ dưa hấu, dưa gang, dưa hồng… dế cũng ăn ngon lành. Chúng gặm cùi là chủ yếu. Các loại rau xanh như xà lách, bắp cải… dế đều rất thích ăn. Nhưng thức ăn chủ yếu của dế khi nó đã bằng hạt đậu đen là cám gà. Các loại cám gà dế đều ăn. Ta nên nghiền nhỏ thành bột cho dế ăn. Khi mới nở, ta nên cho dế ăn lá non của rau khoai lang. Có lẽ, lá đó mềm nên nó dễ ăn. Tránh lấy những lá khoai lang già vì hay bị đắng. Tới khi được 20 ngày tuổi, nó bắt đầu chán rau lang, ta thấy nó ít ăn. Lúc này phải thay rau lang bằng cỏ nào ở địa phương dế thích nhất.
Cách cho ăn:
Trong mỗi thùng nuôi dế, ta cần có 2 loại thức ăn: thức ăn tinh và thức ăn thô. Thức ăn tinh là các loại cám gà; còn thức ăn thô là: cỏ, lá rau, vỏ củ quả v.v…. Cần để riêng từng loại thức ăn trong thùng.
Thức ăn tinh: Dế thích ăn nhất là các loại cám cho gà. Ta cần nghiền mịn cám ra rồi cho vào khay cám. Khay đựng cám tốt nhất là dùng các nắp nhựa. Ta cho cám vào đó. Dế dễ dàng trèo vào để ăn và cám không bị vương ra ngoài. Mỗi thùng có thể để 1-2 khay cám cho dế ăn (tùy theo lượng dế có trong thùng). Ta lưu ý, không cho đầy cám vào khay mà chỉ cho 1-2 thìa cà phê. Nếu để nhiều, cám dễ tràn ra ngoài. Mặt khác, nếu để thừa cám, dế không ăn hết, lâu ngày nó sẽ hư.
Thức ăn thô: Đối với cỏ ta nên búi thành từng búi nhỏ từ 0-70g, buộc chặt một đầu bằng dây thun. Làm như vậy, khi dế ăn sẽ không làm vương cỏ ra khắp thùng. Mỗi thùng cũng nên để
41
1-2 búi cỏ. Ta quan sát, nếu thấy dế ăn hết phần lá cỏ thì ta thay vào búi khác. Nếu búi cỏ bị héo hoặc úa vàng thì ta cũng nên thay. Khi lấy búi cỏ ra cần rũ nhẹ để đề phòng có dế còn nằm trong búi cỏ.
Nước uống:
Cùng với thức ăn, ta phải chú ý cho dế uống nước. Tuy trong thức ăn thô đã có hàm lượng nước cao nhưng ta phải bổ sung nước cho dế uống. Khi dế còn nhỏ, chưa trèo được vào khay, ta có thể phun sương lên búi cỏ hoặc cho dế ăn rau câu. Khi dế đã lớn bằng hạt gạo (khoảng 1 ngày), ta chó chúng uống nước bằng khay. Khay nước giống khay đựng nước cho chim, ta lót vào đó 1 ít lưới kẽm để dế không bị lọt vào chết đuối. Ta cho nước sạch vào khay, thay nước trong khay hàng ngày. Thường xuyên theo dõi, chăm nước khi dế đã uống cạn tránh để chúng bị khát nước.
Cách nuôi các loại dế:
Nuôi dế con: Dế con nở ra từ trứng. Lúc mới nở nó có màu trắng ngà. Cơ thể nó chỉ bằng con kiến gió. Khoảng 3 giờ sau khi nở, nó chuyển dần sang màu đen.
Dế nở ra đã hoạt động ngay. Nó rất năng động, di chuyển liên tục. Chúng ăn lá non như rau xà lách, lá khoai lang non hoặc lá mạ non. Nó cũng cần uống nước. Lúc này, nó rất nhỏ nên không cho khay nước vào dế rất dễ bị chết đuối. Giai đoạn này ta cho dế uống nước bằng cách phun sương lên búi cỏ hoặc cho dế ăn rau câu. Khoảng 10-1 ngày tuổi, dế có thể to bằng hạt gạo. Lúc này, nó rất phàm ăn. Ta bắt đầu cho thêm khay đựng cám và khay nước vào. Thường xuyên thay nước mới hàng ngày để đảm bảo nguồn nước sạch. Tránh để nước vươn vải khắp thùng vì nó làm dế con dễ bị chết.
Dế muốn lớn lên phải lột xác. Trong cuộc đời ngắn ngủi của nó phải lột xác tới 3 lần. Sau mỗi lần lột xác nó lớn lên rất nhanh. Ta phải chú ý san thùng; không nên nuôi quá dày. Khi còn nhỏ ta có thể nuôi mật độ dày. Nhưng khi lột xác dế lớn thêm nhiều, ta cần san bớt dế ra các thùng khác. Mật độ của dế tùy thuộc vào kích cỡ của thùng hay chậu nuôi.
Với một thùng nuôi có bán kính đáy thùng khoảng 40- 0cm và chiều cao khoảng 0-60cm thì ta có thể nuôi tới 3000-4000 dế con. Nếu chúng quá dày ta có thể xếp thêm rế vào. Tới khi chúng được 1 -20 ngày tuổi, lúc này nó lớn bằng con ruồi con thì ta nên san bớt ra, mỗi thùng chỉ để độ 1500-2000 con. Tới giai đoạn bắt đầu mọc cánh, thì mỗi thùng chỉ nên chứa từ 00-700 con. Ta có thể dùng đèn pin để quan sát kỹ thùng nuôi. Nếu thấy có hiện tượng dế bị chết, dế bị dập nát, cánh và chân rụng nhiều trong thùng … là do mật độ quá dày, cần san thùng ngay. Việc này phải làm thường xuyên. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày chết 1-2 con trong thùng thì đó cũng chỉ là hiện tượng bình thường. Ta chỉ san khi thấy dế chết nhiều.
Nuôi dế nhỡ:
Đây là thế hệ dế từ 30-4 ngày tuổi. Lúc này chúng rất sung sức, ăn khỏe, uống khỏe và rất năng hoạt động. Ta cần cho thức ăn thường xuyên để dế ăn. Lúc này dế ăn cám là chủ yếu. Phải
thường xuyên bổ sung cám cho dế ăn. Tuy nhiên, không cho quá nhiều để tránh việc dế vào bới tung lên, vương vãi cám ra thùng.
Khoảng 30-3 ngày tuổi dế sẽ lột xác lần thứ 2. Lúc này ta thấy đầu cánh của chúng bắt đầu nhú ra. Có thể coi đây là giai đoạn sung sức nhất của dế. Chúng thường chạy đuổi nhau trong thùng, leo lên leo xuống các tầng rế, đùa giỡn nhau suốt ngày. Đây cũng là giai đoạn chúng ăn khỏe nhất. Phải luôn luôn đảm bảo đủ thức ăn và nguồn nước sạch cho chúng uống.
Trong một thùng nuôi, ta có thể xếp 3- 4 hoặc - 6 cái rế chồng lên nhau cho chúng leo trèo.
Nuôi dế trưởng thành:
Từ 4 -60 ngày tuổi là giai đoạn dế thành thục và bước vào giai đoạn sinh sản.
Ở giai đoạn 4 - 0 ngày tuổi, dế sẽ lột xác lần thứ 3 và cũng là lần cuối cùng. Lúc này nó đã hoàn chỉnh cơ thể, cánh mọc đầy đủ và chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh sản. Vào tuổi này, dế đực thường đeo đuổi dế cái và đánh nhau đến chết với các con đực khác để tranh giành “người tình”. Vì vậy, cần san đàn và ghép tỷ lệ đực cái thích hợp để hạn chế tử vong.
Tín hiệu chúng ta nhận biết nguyện vọng ghép đôi của dế là tiếng gáy. Sau khi dế bắt đầu gáy 2- 3 ngày là đủ thời gian dế cái đã được thụ tinh. Chúng sẽ bước vào thời kỳ đẻ trứng.
Chọn giống:
Chọn dế to, khỏe, đầy đủ râu, cánh, chân, ghép theo tỷ lệ 1 đực với 2 cái. Tùy thuộc hình thức nuôi để quyết định số lượng dế giống, trong một chậu, ta để 1 khay nước cho dế uống, 1 khay đất cho dế đẻ, 2 khay đựng thức ăn, 3 cái vỉ tre cho dế mèn đậu, trèo leo. Chọn dế giống bố mẹ là tơ mới biết gáy, dế mái chưa sinh sản, to, khỏe mạnh nhất trong đàn, không dịch bệnh, dị tật (đủ râu, chân…)
Phân biệt dế đực, dế cái, dế đực cánh màu nâu pha đen, không bóng mượt, dế cái cánh màu đen,
bóng mượt, dế đực bụng nhỏ hơn, dế cái bụng to hơn vì bụng dế cái có trứng, dế đực không có máng đẻ trứng, dế cái có máng đẻ trứng ở phần đuôi, giống cái kim khâu quần áo dể dế cái cắm xuống đất đẻ trứng, dế đực kêu để ve vãn con cái, dế cái không kêu được.
Chăm sóc nuôi dưỡng dế sinh sản: - Thả giống:
Theo tỷ lệ 1 trống/ 2 mái. Xô nhựa nhỏ thả 1 dế trống và 30 dế mái vừa mới trưởng thành. Xô nhựa lớn 80 lít có thể thả 2 dế trống và 0 dế mái.
43
Sau khi thả giống 2-3 ngày dế đẻ trứng vào máng đẻ. Dấu hiệu dế sắp đẻ: Dế mái thường thụt lùi và chọc cây kim nhọn sau đuôi xuống đáy xô. Lúc này ta đặt máng đẻ vào là dế leo lên đẻ ngay (trong máng đẻ đã để sẵn đất sạch tơi xốp và đủ ẩm)
Khi dế có dấu hiệu sắp đẻ ta đặt máng đẻ vào xô nuôi dế bố mẹ hàng đêm cho dế đẻ. Cứ sau mỗi đêm máng đẻ được lấy ra đưa đi ấp, tối đến đưa máng mới vào xô nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi đêm 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào máng đẻ. Dế chỉ đẻ vòng hai tháng là thải loại.