Cũng như nhiều dân tộc khác ở á Đông, hàng năm người Nhật đều tổ chức đón mừng Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng 8.
ánh trăng đêm rằm đối với họ có một ý nghĩa thật đặc biệt. Trăng sang - Maydosu có một sức mạnh diệu kỳ, ánh trăng đêm rằm không chỉ đem đến cho con người sức khỏe sự trường thọ, mà nó còn mang hạnh phúc, sự thành đạt đến mọi nhà. Cũng như những cư dân nông nghiệp trong vùng, người Nhật không chỉ có nông lịch mà thậm chí còn có lịch đối với từng loại cây trồng. Tháng tám - tháng trăng rằm còn gọi là tháng giêng khoai tây.
Từ thuở xa xưa, người á Đông tưởng rằng trên mặt trăng có cây nguyệt quế và đến mùa thu thì là nguyệt quế ngả sang màu đỏ. Vì thế, ánh trăng lạ thường, và cũng ở đó có một chú thỏ hái lá nguyệt quế cho vào cối giã làm thuốc trường sinh chính sự mê tín đó ở Nhật Bản lan truyền nghi lễ cầu mong sự trường thọ ở dịp này, người người tắm trong sương đêm dưới ánh trăng rằm hoặc thu lượm trên lá cây những hạt sương quí giá đó đem chôn vào thức ăn, và coi đó như một thứ thuốc trường sinh bất lão.
Các món ăn đón Tết Trung Thu của người Nhật cũng khá đặc biệt như: Bánh bột gạo với nhiều nhân gia vị (Dango), khoai tây ngọt vừa mới rỡ đem lên rán...
Khách khứa đến tụ tập ở ngoài hiên chờ đón trăng lên, chủ nhà thường đặt một chiếc bàn thấp, bên trên bàn bầy 15 chiếc bánh Dango ứng với tuổi trăng rằm - 15 đêm. Ngoài ra còn có đủ các loại hoa quả mùa thu, hai cạnh bàn thắp hai ngọn nến, bên cạnh đó là chiếc bình có đặt một chùm vũ mẫu thảo nguyên. Chủ khách cùng vui vẻ ăn uống, trò chuyện chờ đón trăng lên.
Niềm vui đón Tết Trung Thu, tình yêu đối với trăng rằm của người Nhật từ xa xưa đã được phản ánh khá rõ nét trong truyền thống thơ ca dân gian của người Nhật. Ví như câu hát: “Hãy đua nhau đem tiền mà trả, tôi sẽ cố gắng thu tất cả, vì tình yêu ngày hội mặt trăng, giá 150 đồng bạc trắng” [6, tr. 56].
Lần giở theo những trang lịch sử, đã mấy nghìn năm người Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc đều say sưa chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng rằm. Và vì thế, khi đến xứ sở hoa Anh Đào hay đất nước mặt trời mọc, không có gì ngạc nhiên khi thấy hàng trăm triệu người Nhật, từ nam chí bắc đâu đâu khi nói đến hội trăng trung thu là đều náo nức mong chờ.
Kết luận
Nhìn chung, nền văn hóa và đặc điểm của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc ít nhiều đều chịu ảnh hưởng to lớn của các điều kiện lịch sử, địa lý và khí hậu. Cũng như nhiều dân tộc khác, từ thời tiền sử, Nhật Bản đã là ngôi nhà chung của nhiều tộc người nhập cư đến đây sinh sống, trở thành một cộng đồng dân tộc trên quần đảo Nippon. Đất nước đảo này, bao gồm có gần 4.000 hòn đảo lớn nhỏ kết lại với nhau tạo thành một chuỗi hình cánh cung trải dài từ Bắc xuống Nam. Và có sự khác nhau về khí hậu của mỗi miền, đặc biệt là sự chênh lệch giữa miền Nam và miền Bắc.
Trải qua nhiều thời đại lịch sử khác nhau, đã tạo dựng nên một nền văn hóa của thời đại. Những tài năng văn hóa Nhật Bản sau này cũng bắt nguồn từ quá khứ xa xưa đó. Hàng nghìn năm trước đây, nền văn hóa thời đại đồ đá mới tương ứng với hai nền văn hóa Jomon và Yayoi đã đạt tới trình độ khá cao mà nhiều học giả Nhật Bản đã khẳng định rằng. Đó là một trong những nền văn hóa đồ đá mới phát triển cao nhất thế giới về mặt kỹ năng chế tạo vũ khí, công cụ sản xuất, tính độc đáo trong văn hóa và trang trí đồ gốm.
Vào cuối thế kỷ III, do ảnh hưởng của Triều Tiên, người Nhật Bản bắt đầu xây mộ (Kofun) để chôn cất các tộc trưởng đã chết với quy mô ngày càng lớn hơn trong các thế kỷ V-VII. Đây cũng là thời kỳ xây dựng các quốc gia cổ đại, nổi bật hơn cả là quốc gia Yamatai do nữ vương Himiko trị vì.
Thời đại Asuka cuối thế kỷ VI, Thiên hoàng Suiko và Thái tử Shotoku có một vai trò to lớn của ảnh hưởng nền văn minh Trung Hoa vào Nhật Bản ngày càng rõ. Việc tiếp thu và truyền bá đạo phật trong thời kỳ này đã ảnh hưởng trực tiếp đến nghệ thuật kiến trúc Nhật Bản. Điển hình như chùa Horyuji (Pháp long Tự) được xây dựng ở Nara vào năm 607, là ngôi chùa bằng gỗ cổ nhất thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay.
Vào thời kỳ Nara (710 - 794) và Heian (794 - 1185) là thời kỳ cực thịnh của ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Trong đó có chữ viết (Hán tự), thể chế chính trị, khổng
giáo, phật giáo, văn học, nghệ thuật, kiến trúc... Nhưng những văn hóa ngoại lai này khi đến Nhật Bản đã được người Nhật cải biên một cách có sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh của nước mình. Hai tác phẩm đầu tiên được viết bằng chữ Hán, do tác giả người Nhật biên soạn, đó là Kojiki (Cổ sử ký) năm 712 và Nihonshoki (Nhật Bản sử ký) năm 720. Cũng trong giai đoạn này, dựa trên cơ sở chữ Hán, người Nhật sáng tạo ra loại chữ Kana để diễn tả về cuộc sống xã hội Nhật Bản thời ấy. Đặc biệt là thời Heian (794 - 1185), văn hóa Nhật Bản phát triển rực rỡ. Trong đó có phụ nữ đóng một vai trò quan trọng, nhiều tác phẩm văn thơ nổi tiếng còn được lưu truyền lại cho đến ngày nay như bộ: “Vạn Diệp tập” ra đời vào khoảng năm 767 bao gồm tập hợp 4500 bài thơ ca, hò vè có chọn lọc hay “Truyện kể Genji” và "Cuốn sách gối đầu" (Mukuranoshi)... Nhưng chủ yếu nền văn hóa thời kỳ này là thứ văn hóa xa hoa, lạc thú của giới quý tộc cung đình.
Từ cuối thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XVI, là thời kỳ chịu sự chi phối của khói lửa và chiến tranh hay là thời của "Chiến sĩ và tu sĩ". Giai đoạn này ở Nhật Bản, xuất hiện một nền văn hóa quý tộc mang tính dân tộc thực sự được hình thành, nó đã mang đầy đủ những yếu tố bình dân, thể hiện sự sáng tạo của quảng đại quần chúng. Khi giai cấp võ sĩ lên nắm chính quyền kể từ Mạc Phủ Kamakura được thiết lập (1185-1333), đã có những tác phẩm anh hùng ca nổi tiếng như truyện kể về dòng họ Heike (Heike Monogatari) ra đời năm 1233. Đặc biệt, là nền văn hóa Maromachi (1338 - 1573) còn để lại cho Nhật Bản những di sản văn hóa quý giá, những công trình kiến trúc nổi tiếng như Chùa Vàng (Kinkakuji) và Chùa Bạc (Ginbakuji) ở Kyoto lộng lẫy và tráng lệ, những bức tranh Thủy Mặc của Sesshu (1420 - 1506) đã đạt tới trình độ cao tới mức hoàn hảo của nó. Kịch No với thiên tài Zeami, nghệ thuật cắm hoa, trà đạo, nghệ thuật đình viên... tiếp thu từ Trung Quốc, mà giờ đây nó đang trở thành một trong những nghệ thuật điển hình mang đậm màu sắc dân tộc Nhật Bản nhất.
Cũng ở giai đoạn này, việc buôn bán vũ khí súng đạn của Bồ Đào Nha du nhập vào Nhật Bản, dẫn đến sự thay đổi cục diện chiến tranh. Nhưng đặc biệt đã thúc đẩy nghệ thuật kiến trúc phát triển. Nhiều thành quách, phố xá đua nhau mọc lên. Thiên chúa giáo truyền bá vào. Điều này đã tác động đến nền văn hóa Nhật Bản phát triển nhanh chóng.
Vào thời kỳ bế quan tỏa cảng của thời Edo (1603 - 1868), là đỉnh cao nhất của chế độ phong kiến Nhật Bản. Nền văn hóa thời kỳ này cũng rất phong phú đa dạng và mang nhiều sức sống của nhân dân Nhật Bản.
Ngoài văn hóa của tầng lớp võ sĩ là văn hóa của tầng lớp "thị dân", một giai cấp có địa vị thấp nhất trong xã hội. Nhưng họ là người sáng tạo chủ yếu trong nền văn hóa thời kỳ này, những bức tranh khắc gỗ, những bài thơ Haiku, sân khấu kabuki... đều là những sản phẩm do giai cấp này tạo ra. Vì vậy văn hóa thời Tokugawa còn được gọi là "Văn hóa thị dân". Bên cạnh sự phát triển phổ biến của nho giáo, những tư tưởng quốc học, lan học, khai quốc đã ảnh hưởng rộng rãi. Các ngành khoa học khác do ảnh hưởng của phương Tây như số học, y học... đã phát triển khá rộng rãi, đặc biệt là trong tầng lớp thương nhân.
danh mục Tài liệu tham khảo
1. Almanach - Những nền văn minh thế giới (1999), Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 2. Đặng Đức An, Phạm Hồng Việt (1980), Lịch sử thế giới Trung đại, Q1. Nxb Giáo
Dục, Hà Nội.
3. Đặng Đức An (chủ biên) (1998), Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, tập 1. Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Thúy Anh (1999), "Tìm hiểu Đạo Phật ở Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật Bản, (5).
5. Richard Bowring và Peter (1995), Bách khoa toàn thư Nhật Bản. Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Hà Nội.
6. Trần Tất Chủng (1995), "Tết Trung Thu ở Nhật Bản". Nghiên cứu Nhật Bản, (2). 7. Lê Phụng Hoàng (chủ biên) (1999), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo Dục, Hà
Nội.
8. Hồ Hoàng Hoa - Kamishibai (1997), "Nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản",
Nghiên cứu Nhật Bản, (3).
9. Nguyễn Tuấn Khanh (1995), "Mashubasho - Nhà thơ lớn của thể thơ Haiku".
Nghiên cứu Nhật Bản, (3).
10. Nguyễn Tuấn Khanh (1998), "Đạo đức học Khổng giáo tư tưởng phương Tây".
Nghiên cứu Nhật Bản, (3).
11. Trần Văn Kinh (1998), "Tìm hiểu đặc điểm của văn hóa Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật Bản, (3).
12. Nguyễn Văn Kim (1998), "Văn hóa và phong tục truyền thống của Nhật Bản",
13. Phan Ngọc Liên (chủ biên) (1997), Lịch sử Nhật Bản. Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
14. Bùi Thị Liên (1998),"Mùa hoa Anh Đào của Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật Bản, (1). 15. Hoàng Minh Lợi (1995), "Trà đạo Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật Bản, (2).
16. Hoàng Minh Lợi (1997), "Nghi lễ Thần đạo ở Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật Bản, (1).
17. Đỗ Văn Minh (1965), Cá tính và tâm linh người Nhật, Sài Gòn. 18. Hữu Ngọc (1989), Hoa Anh Đào và điện tử. Nxb Văn hóa, Hà Nội.
19. Nguyễn Ngọc Nghiệp (1997), "Phật giáo thời Heian". Nghiên cứu Nhật Bản, (3). 20. Nhật Bản Ngày Nay (1993), Hiệp hội Quốc tế về Thông tin giáo dục xuất bản. 21. Niri Ko Nishino (1996), "ý nghĩa của buổi Trà đạo", Nghiên cứu Nhật Bản, (1). 22. Edwin. O. Reischaure (1994), Nhật Bản quá khứ và hiện tại. Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
23. Nguyễn Gia Phu (chủ biên) (1999), Lịch sử thế giới Trung Đại. Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
24. Ni.KonRat (1999), Văn học Nhật Bản từ Cổ Đại đến Cận Đại. Nxb Đà Nẵng.
25. Ni.KonRat (Trịnh Hà Dương dịch) (1995), "Nghệ thuật văn xuôi Nhật Bản thời Heian", Nghiên cứu Nhật Bản, (4).
26. G.B Sansom (1990), Lược sử văn hóa Nhật Bản, Tập 1, 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
27. George Sansom, (Lê An Năng dịch) (1994), Lịch sử Nhật Bản, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Vĩnh Sính (1991), Nhật Bản Cận Đại, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
29. Nguyễn Văn Tường (1997), "Tục lệ tặng quà của người Nhật", Nghiên cứu Nhật Bản, (4).
30. Lê Tuấn (1999), "Đôi nét về hoa Anh Đào ở Nhật Bản". Nghiên cứu Nhật Bản, (2). 31. Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), "Hệ chữ Kana của Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật
Bản, (1).
32. Y Văn Thành (1998), "ảnh hưởng Nho học đối với Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật Bản, (5).
33. Nguyễn Thị Việt Thanh (1995), "Tiếng Nhật - Một số nét đặc trưng khái quát",
Nghiên cứu Nhật Bản, (1).
34. Phạm Hồng Thái (1999), "Thần đạo Nhật Bản khái niệm và lịch sử", Nghiên cứu Nhật Bản, (1).
35. Lương Duy Thứ (chủ biên) (1997), Đại cương văn hóa phương Đông, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
36. Tìm hiểu Nhật Bản, từ vựng, phong tục và quan niệm (1991), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
37. Nguyễn Hồng Vân (1996), "Sự ra đời của võ sĩ đạo", Nghiên cứu Nhật Bản, (4). 38. Bùi Bích Vân (1995), "Tôn giáo và tín ngưỡng thời sơ kỳ Cổ Đại", Nghiên cứu
Nhật Bản, (4).
39. Trần Hải Yến (1999), "Một số nét đặc trưng của văn học Nhật Bản", Nghiên cứu Nhật Bản, (4).
Mục lục
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: Nhật bản - đất nước và con người 7
1.1. Đất nước Nhật Bản 7
Chương 2: Văn hóa nhật bản từ cải cách taika đến trước
khi thành lập chế độ mạc phủ (từ thế kỷ Vii đến thế kỷ xii)
11
2.1. Bối cảnh lịch sử của Nhật Bản trong giai đoạn từ cải cách Taika đến trước khi thành lập chế độ Mạc Phủ
11
2.2. Văn hóa Nhật Bản từ cải cách Taika đến trước khi thành lập chế độ Mạc Phủ
15
Chương 3: Văn hóa nhật bản thời kỳ đầu của chế độ mạc
phủ (từ cuối thế kỷ xii đến cuối thế kỷ xvi)
60
3.1. Bối cảnh lịch sử Nhật bản thời kỳ đầu của chế độ Mạc Phủ 60 3.2. Văn hóa Nhật Bản thời kỳ đầu của chế độ Mạc Phủ 64
Chương 4: văn hóa nhật bản thời kỳ cuối chế độ mạc phủ (từ
thế kỷ xvii đến cuối thế kỷ xix)
90
4.1 Bối cảnh lịch sử trong thời kỳ cuối của chế độ Mạc Phủ 90 4.2 Văn hóa Nhật Bản thời kỳ cuối của chế độ Mạc Phủ 92
Chương 5: một số văn hóa truyền thống khác 108
5.1 Trà đạo (nghi thức uống trà) 108
5.2. Ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản 114
5.3. Nghệ thuật cắm hoa (Ikebana) ở Nhật Bản 117
5.4. Uống rượu sakê ngắm tuyết rơi 121
5.5. Tục lệ tặng quà của người Nhật 123
5.6. Tết Trung thu ở Nhật Bản 125
Kết luận 127