Uống rượu Sake ngắm tuyết rơ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tỡm hiểu nền văn hóa phong kiến Nhật Bản (Từ thế kỷ VII đến pot (Trang 109 - 111)

Không có nơi nào như Nhật Bản, hàng năm, người Nhật thường có thú vui cùng nhau đi ngắm hoa Anh Đào nở thì ai cũng biết, nhiều người cũng đã từng nghe tiếng kêu cô đơn của chim tu hú hay cũng đã từng lặng ngồi ngắm ánh trăng thu. Song, mấy ai đã được thưởng thức vẻ đẹp của tuyết rơi, một vẻ đẹp dường như kém hấp dẫn hơn so với vẻ đẹp của các mùa khác. Thế nhưng, ngắm tuyết rơi, uống rượu Sake dường như lại mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc Nhật Bản nhất. Ngay từ thời cổ đại, những người trung quốc đến đây vào khoảng cuối thế kỷ III đã nhận xét rằng: “Từ rất xưa, người Nhật vốn là cư dân trồng lúa nước và nấu rượu Sake vì người ta uống rượu rất nhiều” [26, tr. 54]. Cùng với việc thưởng thức vẻ đẹp của tuyết rơi thì “Nghi lễ uống rượu Sake, ngắm tuyết rơi cũng ra đời vào thời Muromachi (1333-1573), cùng lúc với nghi lễ cắm hoa và nghi lễ Trà đạo” [18, tr. 94].

Do Nhật Bản có khí hậu khắc nghiệt và bầu không khí đầy hơi ẩm đã làm cho tuyết ở Nhật Bản rơi nhiều và xốp, trắng như một lớp kem phủ dầy trên mặt đất cũng như trên mái nhà vậy. Vì thế, đối với người Nhật ngắm tuyết rơi cũng là một điều thú vị so với các nghi lễ và nghệ thuật khác. Mặc dù rượu Sake không bị giới hạn vào một mùa nào, nhưng nó lại có quan hệ rất đặc biệt với cảnh ngắm tuyết rơi. Vào những đêm đông giá lạnh, rượu Sake là phương tiện tốt nhất để làm ấm nóng cơ thể, làm ấm nóng đôi bàn tay, làm ấm vòm miệng và rạo rực con tim.

Trong nghi lễ uống rượu Sake cũng phải tuân thủ theo các quy tắc nhất định như: Thái độ của chủ và khách, cách ngồi, cách chọn bình và cốc, cách mời uống, thứ tự chọn món ăn, cách chọn món ăn... Người Nhật thường uống rượu Sake nóng đựng trong vò hoặc lọ bằng gốm và khách mời phải tự rót rượu vào cốc cho nhau.

ở Nhật Bản có ba trường phái uống rượu Sake khác nhau bao gồm: Trường phái quý tộc, nhằm tỉ thí xem ai là người sành uống rượu; Trường phái võ sĩ, chú ý đến việc làm đúng nghi lễ; Trường phái thương nhân nhằm bày tỏ lòng hiếu khách. Trong trường phái quý tộc, có tục thi nếm rượu cũng hết sức độc đáo, họ rót rượu vào một cái chén bằng sứ trắng, ở đáy chén có vẽ hai vòng tròn xanh và thẫm lồng nhau tượng trưng cho mắt rắn, mầu vòng làm nổi vẩn bụi lên để người ta có thể thấy rượu có trong không hay là mầu gì? Sau đó người ta đưa chén lên mũi để đánh giá hương vị rồi mới nếm bằng lưỡi. Như vậy, nếm rượu Sake cũng là một nghệ thuật độc đáo tinh tế của dân tộc Nhật Bản. Nghi lễ uống rượu Sake thường được tổ chức trong những khi giải trí thanh tao như: Ngắm trăng, Ngắm hoa Anh Đào, Ngắm tuyết rơi...

ở miền bắc Nhật Bản có một số làng quê bị tuyết phủ trong suốt cả mùa đông, gây lại những cảm xúc thiêng liêng và thần bí như nhà thơ Basho đã từng mô tả: Trong nơi hoang vu lạnh lẽo, làm cho người Nhật chỉ biết đắm mình vào thiên nhiên để tự giải thoát khỏi cái bản ngã trong cuộc thế phù du. Hầu hết những người dân nơi đây vẫn dành phần lớn thời gian ẩn dật mùa đông ngồi quanh lò sưởi lặng ngắm tuyết rơi, cùng với những chén rượu Sake đã được hâm nóng bởi bàn tay người vợ trìu mến để sưởi ấm lòng chồng, rượu Sake mang lại tình cảm ấm áp giữa bạn bè và người thân.

ở những nơi đền chùa Nhật Bản đẹp nhất là vào mùa đông có tuyết rơi nhiều. Đến đền chùa vào đêm giao thừa năm mới cũng là dịp để ngắm tuyết rơi, tuyết phản chiếu ánh sáng chập chờn của ngôi đền và bóng những người sùng tín kính cẩn đi quanh các ngôi đền nhỏ trong ngôi đền lớn. Trong đêm giao thừa các tu sĩ trong đền đã dành ra một khoảng thời giờ để đón mừng năm mới. Vào giờ lạnh nhất đêm ấy, họ ngồi quanh một chiếc lò sưởi cũ, sưởi ấm đôi bàn tay, ăn bánh nướng và nhấm nháp những giọt rượu Sake đầu năm và hướng ra ngoài đền ngắm những bông tuyết đang nhẹ nhàng hạ cánh.

Màn đêm đen giá lạnh dường như đang bị đẩy lùi dần khi bông tuyết trắng ngần tinh khiết phủ kín dần cả ngọn núi. Dường như cả bầu trời, ngọn núi và những bông tuyết cùng hòa nhập vào nhau để tạo thành một bức tranh phong cảnh tuyệt mỹ, ôm gọn cuộc sống của các nhà tu hành lẫn những người sùng tín. Đó chính là vẻ đẹp lộng lẫy của nghi lễ uống rượu Sake và ngắm tuyết rơi.

Ngày nay, “Sake vẫn được coi là quốc hồn, quốc túy của Nhật Bản” [18, tr. 95]. Trong khi nghi lễ uống trà và nghệ thuật cắm hoa vẫn còn đang tồn tại thì nghi lễ uống rượu Sake đã không còn phổ biến và mất dần.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Tỡm hiểu nền văn hóa phong kiến Nhật Bản (Từ thế kỷ VII đến pot (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)