Phương hướng phát triển của Công ty Thuốc lá Thăng long trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 42 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thuốc lá Thăng long (Trang 64 - 66)

tới.

Công ty Thuốc lá Thăng Long đề ra chiến lược phát triển từ nay đến năm 2015 như sau:

- Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị vượt năng suất thiết kế, nâng cao sản lượng sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao khả nâng cạnh tranh của sản phẩm.

- Tăng cường tiếp thị, mở rộng thị phần, nâng cao thị phần ở các địa bàn có lợi nhuận cao, đồng thời cùng với Tổng Công ty Thuốc lá Thăng Long góp phần bình ổn giá cả thị trường.

- Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, từng bước nâng cao điều kiện làm việc và mức sống của người lao động.

- Tăng cường công tác tổ chức cán bộ, giáo dục cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức, đội ngũ làm công tác tiêu thụ và thị trường năng động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, đội ngũ công nhân lành nghề có tác phong công nghiệp.

Để cụ thể hoá chiến lược trên trong những năm tới , Công ty sẽ tiếp tục đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, đầu tư mới dây chuyền chế biến sợi với công nghệ hiện đại công suất 6 tấn/h, thay đổi cơ cấu sản phẩm, và tìm hướng xuất khẩu thuốc lá ra thị trường thế giới (vẫn đảm bảo

năm); Tiếp thu và ứng dụng sáng tạo những tiến bộ khoa học, đàu tư thiết bị khoa học kỹ thuật phục vụ công tác phối chế, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kkỹ thuật trong sử dụng hương liệu nhằm tạo ra những sản phẩm mới có chất lượng, hình thức đẹp để củng cố Thương hiệu Thuốc lá Thăng Long;

Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; Xây dựng khối đại đoàn kết nội bộ và công tác thực hiện dân chủ cơ sở tạo nên sức mạnh thống nhất trong toàn Công ty; Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đảm bảo đời sống người lao động, tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ mọi mặt. Ngoài ra, vấn đề chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động cũng được Công ty chú trọng. Cần có những chính sách động viên khen thưởng kịp thời cho những người đạt thành tích cao trong lao động sản xuất nhằm động viên họ cống hiến công sức và tài năng vào sản xuất kinh doanh. Các chế độ như bảo hiểm xã hội, công tác an toàn lao động, khám sức khoẻ định kỳ,… được quan tâm đầy đủ, tạo tiền đề cho người lao động gắn bó với Công ty như trong một gia đình lớn. Và điều đó tạo nên sức mạnh để Công ty hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, Công ty đang khẩn trương triển khai dự án đầu tư di dời Công ty Thuốc lá Thăng Long về Cum Công nghệp Thị trấn Quốc Oai, Huyện Quốc Oai, Tỉnh Hà Tây nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường theo chủ trương của Nhà nước và Thành phố Hà Nội, được Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam chấp thuận tại công văn số 321/TLVN-CV-ĐT ngày 21/08/2003.

Với tổng diện tích khu đất là: 142.431,88 m2,Tổng mức đầu tư là: 334.127.574.000 đồng,Công suất: 700 triệu bao/năm. Chế độ sản xuất 3 ca/ngày, mỗi ca 8 giờ, làm việc 300 ngày/năm; về thiết bị: sử dụng thiết bị hiện có đang sản xuất tại Công ty Thuốc lá Thăng Long di dời lắp đặt tại địa

điểm mới để sản xuất; Về nhà xưởng: Xây dựng toàn bộ các hạng mục công trình sản xuất và phụ trợ phục vụ sản xuất.

Hình thức đầu tư: Xây dựng mới với các hạng mục công trình nhà xưởng sản xuất, kho tàng và hạng mục công trình phụ trợ đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc lá điếu với công suất 700 triệu bao/năm, có tính đến các yêu cầu hợp lý hoá sản xuất và khả năng nâng cấp thiết bị, hiện đại hoá dây chuyền chế biến sợi với công nghệ tiên tiến và các yêu cầu dự kiến phát triển sau này.

Một phần của tài liệu 42 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thuốc lá Thăng long (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w