Kết nối đầu cuối thuê bao.

Một phần của tài liệu lý thuyết viễn thông (Trang 146 - 149)

A. T-S-T

3.8.3Kết nối đầu cuối thuê bao.

Các loại hiện đang được sử dụng làđiện thoại để truyền tiếng nói và các modem cho việc truyền dữ liệu. Các ví dụ đặc trưng nhất là các trạm thuê baođầu cuối. Các trạm nàyđược nối với các mạng thông tin liên lạc qua các cáp kim loại 2 dây nhằm có hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì thế những tín hiệu thu/phát có bǎng tần giống nhau có thể được tiến hành bằng tuyến truyền dẫn giống nhau. Để bùđắp hao tổn truyền dẫn trên các tuyến này, cần có các bộ khuyếch đại 2 chiều được chỉ ra ở hình 3.45.

Hình 3.45. Bộ khuyếch đại 2 chiều

Tuy nhiên, nếu bộ khuyếch đại này chịu đựng hệ số khuyếch đại thì sự hoạt động ổn định sẽ không thể thực hiện được vì sự phản hồi. Do đó, phương pháp hiệu quả cho việc tách riêng các tín hiệu phát và thu thông qua việc chuyển đổi tuyến 2 dây sang tuyến 4 dây là cần thiết. Để đạt được mục đích này, một cuộn hybrid chỉ ra trong hình 3.46được áp dụng.

Hình 3.46. Cuộn dây hybrid

Như đã chỉ ra ở hình 3.46, những tín hiệu được đưađến tuyến thu được sử dụng để duy trìđiện thế giống nhau tại các cuộn dây điện số (1) và số (2), và trong

trường hợp các trở kháng ở tuyến 2 dây và mạch cân bằng bằng nhau thì sẽ tạo ra sự truyền cùng dòngđiện ở các cuộn dây này.Điện thế được đưađến các cuộn

dây của cùng phía truyền dẫn bởi dòngđiện này, cuộn dây số (3), và số (4), và kết quả đưađến là cácđiện thế nàyđược bùđắp tương hỗ, làm cho không cóđiện thế nào chạy qua phía tuyến truyền dẫn. Trong trường hợp này, dòngđiện thu được phân chia thậm chí ở cuộn dây số (1) và số (2). Chính vì lẽ đó, nếu tổn hao 3dB được tạo ra ở cuộn lai ghép thì tổn hao của cuộn dây và lõi sẽ tǎng khoảng 0.5dB. Vì lý do tương tự, các tín hiệu được đưađến tuyến 2 dây nhận được tổnhao 3.5dB và sauđó, phần này sẽ được áp dụng vào phía tuyến truyền dẫn. Các tín hiệu được đưa vào tuyến thu sẽ tự triệt tiêu nhau.

Quađó, nếu trở kháng tuyến 2 dây và trở kháng của mạch cân bằng bằng nhau, các phía phát và thu có thể hoàn toàn riêng biệt. Tuy nhiên, vì trở kháng của đường dây thayđổi theo tần số và vì sự thay đổi của đường 2 dây được nối với cuộn lai ghép, trở kháng hoàn toàn phù hợp là không thể thực hiện và vì lẽ đó, một số tín hiệu thu/phát sẽ được đưađến đường dây của phía đối diện. Mức độ kết hợp của các tín hiệu phát và thuđược gọi là tổn hao lai ghép truyền tải và phương trình của nóđược nêuở 3.14.

Trong phương trình này, Zn và Z1 là trở kháng mạch cân bằng và trở kháng 2 dây. B cao hơn 50dB trong trạng thái bình thường nhưng trong thực tế, nó vào khoảng 15~17dB. Các cuộn dây lai ghép nàyđược sử dụng ở cả các điểm kết cuối của đường trung kế 4 dây vàđường thuê bao 2 dây. Và, chúngđược sử dụng cho việc táchđàm thoại thu và phát.

Một phần của tài liệu lý thuyết viễn thông (Trang 146 - 149)