A. T-S-T
3.6 Truyền dẫn số đồng bộ và đồng bộ hoá mạng lưới: 1 Công nghệ truyền dẫn số đồng bộ:
Trong hệ thống phân cấp số đồng bộ hiện có được chấp nhận trên thế giới, các tín hiệu số sử dụng các nguồn đồng hồ độc lập được ghép kênhđể có lợi về mạch trênđường truyền để có hiệu quả kinh tế, khiến chúng phù hợp để áp dụng chuyển qua haiđiểm. Tươngứng, hiện có 1 số những bộ điều khiển báo hiệu và các bước ghép kênh chưa hoàn hảo để bù những sự khác biệt về thời gian giữa các tín hiệu số đầu vào trong quá trình ghép kênh tín hiệu. Trong những nǎm 1980 do sử dụng nhiều hệ thống chuyển mạch số và thiết bị truyền dẫn số và nhu cầu thiết lập ISDN càng ngày càng lớn, việc đồng bộ hoá mạng lưới đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, qua việc áp dụng công nghệ máy tính điện tử trong các thiết bị truyền dẫn, các cấu hình mạng lưới đơn giản và linh hoạt hơnđãđược thực hiện. Điều này nghĩa là các chức nǎng phân chia/phân phối, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa của các thiết bị truyền dẫn được nâng cấp. Tươngứng, việc nghiên cứu phát triển các phương pháp truyền dẫn đồng bộ đãđược bắt đầu ở nhiều nước tiên tiến. Các hướng nghiên cứu nhưsau:
1. Sử dụng cấu trúc đa khung dị bộ hiện có. 2. Cải tiến cấu trúc khung dị bộ hiện có. 3. Thiết lập sự phân cấp đồng bộ mới.
Để đạt được mục đích nêuở mục 1/. ; các cấu trúc đa khung dị bộ hiện có đãđược sử dụng không cần thay đổi. Ngoài ra các bộ điều khiển nhồi và các bit chènđã trở thành không cần thiết do sựnối các tín hiệu nhánh đồng bộ đãđược sử dụng như những thiết bị bổ xung ngoài cácđường truyền dẫn. Đồng thời các chu kỳ khung của các bội số 125m s được thiết lập và sử dụng nhưmột siêu khungđể nhận biết các tín hiệu ở các cấp ghép kênh. Thí dụ điển hình là format syntran (truyền dẫn đồng bộ tại DS3), nó cải tiến khung tín hiệu DS3 hiện có thành một format báo hiệu đồng bộ để sử dụng. Để đạt được mục đích nêu ở (2/.), tín hiệu dị bộ hiện có được tái cấu hình thành format tín hiệu đồng bộ có chu kỳ khung 125m sđể phân phối mạch dễ hơn. Những thí dụ điển hình của 2 loại trên là DST (đầu cuối đồng bộ số) loại 6 Mbps và SDTT (đầu cuối truyền dẫn số đồng bộ) do NTT của Nhật xây dựng. Mục nêuở 3/., do những tác động của nó tới sự phát triển các mạng lưới truyền dẫn trong tương lai, sẽ được trình bày chi tiết trong phần sau.