Phương pháp điều khiển độc lập

Một phần của tài liệu lý thuyết viễn thông (Trang 26 - 28)

A. T-S-T

2.3.2Phương pháp điều khiển độc lập

Các hệ tổng đài theo từng bước nhưcủa Strowger hoặc hệ tổng đài EMD sử dụng phương phápđiều khiển độc lập trong đó từng mạch điều khiển riêngđược bố trí kèm theo cho mỗi chuyển mạch. Mặc dùđã cũ, đây vẫn là ví dụ tốt của cái gọi là điều khiển phân tán; nó tiến hành việc điều khiển chuyển mạch một cách thống nhất bằng cách kích hoạt một cách độc lập các điều khiển chuyển mạch phân tán. Mạch phân tán có bất lợi là nó làm giảm khả nǎng chuyển mạch hoặc các chức nǎng chuyển mạch. Tuy nhiên, vì hệ thống có trang bị loại mạch này có khả nǎng cô lập các lỗi một cách có hiệu quả, hệ này có thể được thay đổi hoặc được mở rộng dễ dàng.Đặc biệt, phương pháp này rất có thể được dùng rộng rãi khi công nghệ thiết bị mới bao gồm độ tích hợp cao của mạch điện tử trở nên pháp triển hơn. Phương phápđiều khiển độc lập đựoc phân loại thêm thành các loại điều khiển trực tiếp vàđiều khiển gián tiếp. ở phần tiếp theo, chúng được xem xét chi tiết hơn.

A. Kiểu điều khiển trực tiếp

Như đã mô tả ở phần trước đây, các xung sinh ra khi thuê bao quay số được đưa vào trực tiếp, tiếp đến được xử lý một cách liên tục để lựa chọn đường nối. Theo đó, một chuyển mạch để chọn đường được định ra bằng số quay đã nhận được và

sauđó chọn đường dây rỗi trong số đó. Hệ thống được tạo nên bởi một nhóm các chuyển mạch nhưvậy.

Hai loại chuyển mạch hiện có là loại chuyển mạch cơhọc kiểu chuyển động đơnđể chọn các đường ra thông qua việc dịch chuyển nhiều chiều đơn nhưdịch chuyển quay và chuyển theo đường thẳng và một loại chuyển mạch cơhọc kiểu chuyển 2 cấp để phối hợp hai cách chuyển nhiều chiều nhưchuyển theo chiều đứng. Có nhiều phương pháp kích hoạt các chuyển động được nói trước đây; một phương pháp quay bánh rǎngđồng hồ sử dụng các phương tiện điện từ hoặc động cơ đặc biệt và một hệ thống nguồn chuyển động dịch chuyển từng chuyển mạch bằng cách lắp đặt một máy phát điện chung ở một số chuyển mạch hoặc thông qua các bánh rǎng hoặc các phối hợp phức tạp khác.

B. Kiểu điều khiển gián tiếp

Phương phápđiều khiển trực tiếp có thể được sử dụng cho các hệ tổng đài dung lượng nhỏ một cách không khó khǎn. Tuy nhiên, khi sử dụng cho hệ thống có dung lượng lớn, cấu hình mạng trở nên phức tạp và khi lắp đặt một đường trung kế giữa các tổng đài có lưu lượng nhỏ, thì hiệu quả của nó bị giảm xuống đáng kể. Để giải quyết các vấn đề này, phương phápđiều khiển gián tiếp được phát triển. Nghĩa là mạch nhớ số gọi được lắp đặt trong hệ tổng đàiđể đọc các số gọi đãđược lưu giữ. Khi tổng đài bị gọi được xác định, việc chuyển đổi số phải được tiến hành tuỳ theo việc thiết lập mạng lưới dây cũng nhưviệc thực hiện nhận số liên tục và thêm các số được quay. Phương pháp nàyđược gọi là phương phápđiều khiển gián tiếp hay phương pháp chuyển đổi có lưu giữ. Hướng của đường trung kế có thể được chọn bằng cách quay một số thập phân giới hạn đến 10; vì vậy khi dùng phương pháp điều khiển độc lập cấu hình mạng lưới tuyến phần nào bị hạn chế trong khi đối với phương phápđiều khiển gián tiếp thìđường truyền dẫn có thể hoạt động với hiệu qủa cao vì cấu hình mạng lưới tuyến không quan hệ trực tiếp với các số được quay. Như đã trình bàyở trên, phương phápđiều khiển độc lập là ví dụ đặc biệt của điều khiển phân tán. Có thể phân bố các chức nǎng chuyển mạch (xác định cuộc gọi, nhận số được quay, xác định đường trung kế, chọn đường dây rỗi, cấp điện, truyền/nhận một số tín hiệu, gọi lại, xác định thời điểm kết thúc gọi, hồi phục và các chức nǎng khác) cho các loại mạch khác nhau để đấu nối các nhánh. Mỗi

mạch được kết cấu đơn giản và một vài chuyển mạch được tập hợp thành nhómđể hình thành hệ tổng đài.

Một phần của tài liệu lý thuyết viễn thông (Trang 26 - 28)