Công nghệ truyền dẫn thuê bao 1 Phần giới thiệu.

Một phần của tài liệu lý thuyết viễn thông (Trang 137 - 138)

A. T-S-T

3.8 Công nghệ truyền dẫn thuê bao 1 Phần giới thiệu.

3.8.1 Phần giới thiệu.

Mạng thuê baođược sử dụng để nối các đầu cuối thuê bao trong nhà của các thuê bao với mạng thông tin. Có thể sử dụng nhiều phương pháp liên tục kiểu có dây/không có dây. Tuy nhiên,đối với các thuê bao chung, loại được sử dụng rộng rãi nhất là phương pháp truyền bǎng tần tiếng nói tương tự bằng cách sử dụng cáp kim loại 2 hoặc 4 dây. Kể từ khi sáng chế ra các hệ thống điện tín vàđiện thoại khoảng 100 nǎm trước, các loại cáp kim loại được sử dụng rộng rãi nhưlà một phương tiện tốt nhất để nối các thuê bao với các mạng thông tin. Trừ một vài sửa đổi vật lý nhưviệc lắp thêm các cuộn tảivà cuộn hybrid, các dây cáp được sử dụng ngày nay chủ yếu là giống với các loại dây được sử dụng trong giai đoạn khởi đầu của sự phát triển. Nói cách khác, trong số các thuê bao, sự truyền dẫn và các phương tiện chuyển mạch, 3 bộ phận quan trọng của truyền thông, sự truyền dẫn và các phương tiện chuyển mạch đãđược cải tiến một cách đáng kể theo những tiến bộ trong công nghệ thông tin liên lạc, máy tính điện tử và công nghệ bán dẫn. Mặt khác, các phương tiện thuê bao chủ yếu vẫn được duy trì nhưtrước và mục tiêu xử lý tiếng nói tương tự có dải bǎng rộng 300-3400Hz vẫn có giá trị đến ngày nay.

Trong những nǎm 1980, SLIC (mạch giao tiếp đường thuê bao) cho việc thay thế các cuộn hybrid bằng các phần tử bán dẫn, và các phần tử bán dẫn mới và các thiết bị truyền dẫn nhưcác thiết bị tập trung/ghép kênh thuê bao dạng số để tiết kiệm các mạch thuê baođangđược áp dụng từng bước vào mạng thuê bao. Tuy nhiên, chúngđược sử dụng chủ yếu cho việc xử lý dải tần tiếng nói tương tự chẳng hạn trong trường hợp các phương pháp hiện có.

Trong suốt thời gian khi các mạng lưới thông tin liên lạc được sử dụng chủ yếu cho việc chuyển các thông tin tiếng nói và có ít nhu cầu cho những liên lạc dữ liệu tốc độ cao, các yêu cầu của người sử dụng được đáp ứng chỉ với các cáp kim loại hoạt động với dải tần 300Hz~3400Hz. Tuy nhiên, vì các nhu cầu ngày càng tǎng, nhu cầu thiết lập các mạng lưới thuê bao tân tiến và ISDN (mạng đa dịch vụ) là cần

thiết. ISDN có thể được xác định là một mạng lưới liên lạc có khả nǎng cung cấp sự kết nối sốtừ các máy thuê bao chủ gọi đến các máy thuê bao bị gọi và xử lý hàng loạt loại dịch vụ tiếng nói và phi tiếng nói.

Nhưvậy, việc số hoá toàn bộ mạng lưới liên lạc là cần thiết phải thực hiện trước tiên trong trình tự thiết lập loại mạng truyền thông này. Vì những ưuđiểm của chúng, phương pháp truyền thông số đãđược áp dụng vào lĩnh vực truyền dẫn từ những nǎm 1960 và vào lĩnh vực chuyển mạch từ những nǎm cuối thập niên 1970. Việc nghiên cứu về số hoá các tuyến thuê baođãđược tiến hành từ những nǎm cuối của thập niên 70. Một loạt phương pháp khác nhưviệc lắp đặt các phương tiện truyền dẫn mới có giá trị cho việc số hoá các tuyến thuê bao; khi nhận ra rằng chi phí thiết lập các thiết bị thuê bao chiếm khoảng 40% tổng đầu tưthiết lập mạng liên lạc thì cách tốt nhất là truyền các tín hiệu số theo đường cáp kim loại hiện có. Tuy nhiên, dù các tuyến thuê baođãđược số hoá thông qua việc sử dụng công nghệ tân tiến nhất, thì tốc độ truyền vẫn bị hạn chế ở khoảng 100Kbps~200Kbps để duy trì khoảng cách truyền tin lớn nhất. Do đó, những mạng lưới thuê bao hiện có cần phải được sắp xếp lại toàn bộ trong quá trình chuẩn bị cho ISVN (mạng đa dịch vụ hình) hoặc ISDN bǎng rộng, được coi là thế hệ kế tiếp của ISDNs. Nghĩa là, trong các mạng liên lạc thông tin hình tích hợp, khả nǎng cho việc xử lý hìnhảnh là cần thiết vàđể truyền các tín hiệu hình, cần có 1 bǎng rộng hàng trǎm Mbps từ các mức thuê bao. Các phương pháp thuê bao cáp quang và không dâyđangđược xem xét nhưcác phương tiện truyền dẫn để xử lý thông tin bǎng rộng nhưvậy. Trừ những địa điểm đặc biệt nhưcác khu vực rừng núi, việc áp dụng cáp quang được coi là khả thi nhất.

Một phần của tài liệu lý thuyết viễn thông (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)