Mô hình sản xuất

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người Khmer tỉnh trà vinh (Trang 59)

Để củng cố lý thuyết và thay đổi cách nhìn của nông dân về tập quán sản xuất, Dự án đã phối hợp với địa phương xây dựng các mô hình trình diễn để người dân có thể học tập từ kinh nghiệm như: mô hình trồng nấm rơm, mô hình trồng mía, đậu xanh, nuôi cá … Với phương pháp hỗ trợ trọn gói cho người dân từ khâu cung cấp kiến thức quản lý đến kỹ thuật và vốn đã mang lại hiệu quả thiết thực cho các mô hình, giúp người dân có thể thay đổi tập quán sản xuất.

Cụ thể như: chuyển từ độc canh cây lúa sang luân canh, xen canh lúa – màu và các hình thức sản xuất kết hợp: lúa – bò, lúa – cá, chuyển từ sạ lan sang sạ hàng giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường (do sử dụng phân thuốc đúng cách, xử lý chất thải đúng qui định), tận dụng triệt để quỹ thời gian và phụ phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ, cải thiện đất canh tác (do luân canh hoa màu) và giúp cho hộ dân Khmer trên địa bàn mạnh dạng nhân rộng mô hình từ những mô hình hiệu quả mà dự án mang lại, góp phần cùng địa phương thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Bảng 25: MỨC ĐỘ NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN Mức độ Trong dự án (%)

Tỷ lệ nhân rộng 77,36 Toàn Ấp/Khóm 90,24 Toàn Xã 9,76

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Qua điều tra, 77,4% hộ Khmer cho biết mô hình sản xuất của họ đã được những hộ Khmer lân cận học tập và áp dụng. Điều đó cho thấy mức độ tác động của dự án đến mô hình sản xuất của người dân trong vùng dự án là rất cao. Phạm vi lan tỏa của các mô hình là trong ấp, khóm (90,2%) và toàn xã (9,8%). Nhìn chung phạm vi nhân rộng của các mô hình còn nhỏ mặc dù tỷ lệ nhân rộng là khá cao. Những mô hình chủ yếu được triển khai thí điểm ở một số địa phương trong giai đoạn gần đây nên cần có biện pháp giới thiệu và chứng minh tính hiệu quả

để người dân áp dụng rộng rãi.

Hình 5: Tỷ lệ các loại mô hình đƣợc ngƣời dân khmer nhân rộng

Như đã đề cập trước đó, hình thức chăn nuôi được đánh giá cao, chiếm tỷ lệ 57% trong số các hình thức được nhân rộng, đặc biệt là hoạt động nuôi bò. Đây là con vật dễ nuôi, sinh lợi cao, ngoài ra địa phương có nguồn cỏ tự nhiên nên không tốn chi phí đầu vào. Tuy nhiên việc áp dụng mô hình này rộng rãi gây ô nhiễm do những hộ không tham gia không biết cách xử lý phân đúng cách, việc gia tăng số lượng lớn người nuôi bò trong thời gian ngắn gây thiếu hụt nguồn nguyên liệu sẵn có.

Nuôi trồng thủy sản cũng được người dân mạnh dạng áp dụng, những mô hình VAR (vườn ao ruộng) và nuôi tôm sú, tôm càng xanh được nhân rộng. Nhưng do những hộ không tham gia dự án không được tập huấn về cách xử lý nước đúng cách, thả tôm giống không đúng thời vụ gây rất nhiều khó khăn cho những hộ khác do phải sử dụng nguồn nước chung, nhất là vào thời điểm có dịch bệnh. Những biện pháp quản lý linh hoạt và đồng nhất rất cần thiết cho những vùng này.

Các mô hình trồng trọt được nhân rộng nhiều với tỷ lệ 37%, chỉ sau các mô hình chăn nuôi. Trong đó, chủ yếu là các mô hình trồng màu. Đây là một hình thức trồng trọt mới ở địa phương nên đòi hỏi cường độ tập huấn cao bên cạnh các

chuyến tham quan thực tế. Tuy nhiên đầu ra được hỗ trợ tích cực thông qua các chương trình giới thiệu truyền hình và báo chí, nên thu hút được nhiều thương lái ở những địa phương khác với mức giá bán cao.

Hoạt động buôn bán nhỏ chiếm 4% trong tổng số các loại hình được nhân rộng. Hình thức này cũng được hộ tham gia đánh giá cao nhưng khó nhân rộng vì cần nguồn vốn cao và mức tăng thu nhập còn thấp so với tình hình chung của các hoạt động khác.

2% mô hình được nhân rộng còn lại bao gồm các hoạt động sản xuất hàng thủ công như đan lát, đan đát, xe chỉ tơ dừa... Những hình thức sản xuất này tạo thu nhập dễ dàng nhưng khó mở rộng vì đòi hỏi đầu tư cao (mua máy xe chỉ tơ dừa) và nguồn nguyên liệu ở địa phương hạn chế.

Khả năng lan tỏa và ứng dụng kỹ thuật từ những mô hình trong dự án được người Khmer đánh giá cao và được cho là sẽ phát triển bền vững trong thời gian tới. Bằng chứng là có rất nhiều hộ muốn xin tham gia vào nhóm cộng đồng. Sau khi dự án kết thúc, mô hình sản xuất theo nhóm cộng đồng này được kỳ vọng là sẽ tiếp tục được gìn giữ và mở rộng ra nhiều địa phương.

Bảng 26: KHẢ NĂNG LAN TOẢ VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ ĐVT: % Mức độ Dự án NCĐS Dự án khác Cao 75,6 66,7 Trung bình 15,6 25,0 Thấp 8,9 8,3

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

Khi đánh giá về sức lan tỏa và ứng dụng kỹ thuật của dự án trong cộng đồng dân cư, 75,6% hộ Khmer cho rằng khả năng nhân rộng và áp dụng các mô hình của dự án NCĐS cao, 15,6% đánh giá trung bình và 8,9% đánh giá thấp. Những hộ đánh giá thấp thường thuộc nhóm buôn bán nhỏ do hoạt động của họ đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Những dự án khác chỉ được 66,7% người dân Khmer

đánh giá cao về sức lan tỏa, số còn lại cho rằng dự án mà họ tham gia không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của cộng đồng.

Hình 6: Nguồn ngân sách dùng để nhân rộng các mô hình

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

Nguồn vốn dùng để nhân rộng mô hình chủ yếu là nguồn vốn cá nhân tích lũy tự có. Trong số các nguồn vốn dùng để nhân rộng mô hình thì 66,52% là vốn cá nhân, 31,79% là vốn vay bên ngoài. Các nguồn vốn vay gồm các ngân hàng thương mại, các Hội – Đoàn thể và vay từ các cá nhân khác.

Đa phần những nguồn vốn vay này có lãi suất cao, thời hạn hoàn vốn ngắn nên hiệu quả sử dụng không cao. Tâm lý e dè và sợ thua lỗ khiến cho nhiều hộ dân không thể mở rộng quy mô sản xuất dù mô hình được áp dụng có hiệu quả. Những hỗ trợ từ dự án khác rất ít, chỉ chiếm 1,69% trong tổng số các nguồn vốn người dân địa phương dùng để mở rộng sản xuất.

Sự thiếu hụt về nguồn vốn khiến khả năng nhân rộng các mô hình sản xuất của dự án NCĐS bị giảm đáng kể và tình hình sản xuất chung của người dân Khmer bị trì trệ và kém hiệu quả.

4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƢỜI KHMER THAM GIA DỰ ÁN NÂNG CAO ĐỜI SỐNG TỈNH TRÀ VINH

Mô hình hồi quy tương quan đa biến được áp dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người Khmer tham gia dự án NCĐS tỉnh Trà Vinh trong một năm. Các biến giải thích đưa vào mô hình bao gồm: số hoạt động hộ tham gia, Cường độ tập huấn, số nội dung được tập huấn, mức hỗ trợ quy về tiền mặt và số lao động có việc làm của hộ.

-Số hoạt động: một hộ dân khi tham gia vào dự án có thể tham gia nhiều

hơn một hoạt động của hợp phần đó. Chẳng hạn như gia đình có thể vừa tham gia hoạt động trồng lúa, vừa có thể tham gia nhóm trồng màu, vừa nuôi bò vừa nuôi heo, hoặc nuôi tôm, nuôi cá… Số hoạt động không bị giới hạn nếu hộ nhận thấy mình có đủ khả năng và lao động để tham gia các hoạt động trên.

-Cường độ tập huấn: là số lần hộ được tập huấn trong một năm. Tập huấn

được chia làm nhiều khóa trong các khoảng thời gian khác nhau, bao gồm tập huấn về lý thuyết và hướng dẫn thực hành. Số lần tập huấn được tính dựa trên số lớp học và số lần thực tập thực tế mà hộ tham gia.

-Số nội dung được tập huấn: tùy thuộc vào các hoạt động của nhóm mà hộ

tham gia, nội dung tập huấn sẽ được triển khai khác nhau. Ví dụ như trong hoạt động nuôi bò sẽ có các nội dung như: nuôi bò vỗ béo, nuôi bò sinh sản, kỹ thuật làm đá liếm... Bên cạnh các hoạt động sản xuất chính, nội dung tập huấn còn được mở rộng về các hoạt động chung trong địa phương như: kỹ thuật trồng lúa, cây ăn quả... Hầu hết các hộ đều học qua các nội dung trên cho dù có liên quan đến hoạt động sản xuất của mình hay không.

-Mức hỗ trợ: bao gồm hỗ trợ tiền mặt và hiện vật trong một năm. Các hỗ

trợ về hiện vật gồm hạt giống, vật nuôi hoặc cá giống, tôm giống. Những hiện vật này được quy về tiền mặt theo giá trị tại thời điểm hỗ trợ. Các hỗ trợ thường có thời hạn hoàn trả là một năm, đối với những hỗ trợ có giá trị lớn như máy nông nghiệp thì mức hỗ trợ được tính bình quân từng năm theo thời hạn hoàn vốn.

-Số lao động có việc làm: là số người trong gia đình có việc làm. Số lao

động có việc làm bao gồm số lao động được đào tạo, có việc làm lương ổn định và số lao động của hộ có việc làm từ các hoạt động sản xuất.

Bảng 27: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN Các

biến Diễn giải các biến Hệ số

Mức ý

nghĩa VIF

Constant Hằng số - 0,711 0,953 - X1 Số hoạt động hộ tham gian - 22,531 0,003 1,140 X2 Cường độ tập huấn (lần) 7,209 0,000 1,179 X3 Số nội dung được tập huấn 7,700 0,106 1,179 X4 Mức hỗ trợ (triệu đồng) - 0,145 0,647 1,036 X5 Số lao động có việc làm 4,248 0,047 1,059 R2 = 0,462

Adjusted R2 = 0,405 Sig. = 0,000

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu thu thập năm 2010 bằng SPSS 16.0

Kết quả phân tích cho thấy, mô hình có hệ số R2 = 46,2%, tức là 46,2% sự thay đổi của thu nhập được giải thích bởi các biến đưa vào mô hình.

Giá trị Sig = 0,000, với mức ý nghĩa 1% thì có ít nhất 1 biến trong mô hình có tác động đến thu nhập của hộ. Dựa vào hệ số phóng đại phương sai (VIF), ta thấy không có hệ số VIF nào lớn hơn 10 nên mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

5 biến giải thích trong mô hình có 3 biến có ý nghĩa về mặt thống kê là số hoạt động, cường độ tập huấn và số lao động. Trong đó, 2 biến có tác động cùng chiều với thu nhập.

Từ kết quả phân tích ta viết được phương trình hàm thu nhập như sau:

Thu nhập = – 0,711 - 22,531 (hoạt động) + 7,209 (lần tập huấn) + 7,7 (nội dung tập huấn) -0,145 (mức hỗ trợ) + 4,248 (lao động) (*)

Giải thích phương trình hàm thu nhập:

- Số hoạt động (X1)

Nếu các yếu tố khác không đổi thì theo phương trình hồi quy cho thấy, khi hộ tham gia thêm một hoạt động, thu nhập trong một năm của hộ sẽ giảm đi 22,531 triệu đồng. Ảnh hưởng của số hoạt động đến thu nhập rất lớn. Điều này có thể giải thích do phải quan tâm đến nhiều nguồn thu nhập khác nhau từ các

hoạt động, hộ có thể lơ là một vài hoạt động không cần thiết dẫn đến thua lỗ hoặc sản xuất không hiệu quả. Do vậy khi thành lập nhóm, cần xác định những hoạt động nào là cần thiết cho nhóm, đối tượng nào đủ khả năng tham gia và sản xuất hiệu quả nhất, phù hợp nhất cho một hoạt động nào đó.

- Cường độ tập huấn (X2)

Hệ số của cường độ tập huấn là 7,209 cho thấy cường độ tập huấn tỷ lệ thuận với thu nhập và mỗi một khóa tập huấn hộ tham gia khi các yếu tốt khác không đổi sẽ làm thu nhập của hộ gia đình tăng trung bình 7,209 triệu/năm. Những hộ Khmer có trình độ học vấn thấp, khó tiếp thu và nắm bắt những kỹ thuật mới, do đó việc tăng cường các lớp tập huấn nhằm đưa các kỹ thuật mới, tiến bộ khoa học vào sản xuất giúp tăng hiệu quả sản xuất. Mức độ tập huấn có thể theo định kỳ là hàng tháng hoặc hàng quý, đặc biệt là phải phù hợp với chu kỳ mùa vụ. Bên cạnh những lớp lý thuyết thì những buổi học thực tế trên đồng ruộng rất hữu ích. Ngoài ra, cần tổ chức thường xuyên thăm hỏi, hướng dẫn tại từng gia đình để tăng hiệu quả tập huấn.

- Số lao động có việc làm (X5)

Số lao động có việc làm tỷ lệ thuận với thu nhập hàng năm của hộ, do trình độ và chất lượng lao động còn thấp nên tác động chưa nhiều so với những yếu tố khác. Từ phương trình (*) cho biết, cứ mỗi lao động có việc làm hàng năm thì thu nhập của hộ tăng lên 4,3 triệu đồng/năm (nếu các yếu tố khác không đổi). Việc đào tạo và nâng cao trình độ lao động, từ đó cải thiện tình hình việc làm tại địa phương rất cần thiết.

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP NGƢỜI KHMER TỈNH TRÀ VINH

5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1.1. Những điểm mạnh

-Điều kiện sản xuất thuận lợi: Diện tích đất nông nghiệp ngày một tăng,

các hoạt động chăn nuôi và sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có và thời gian nông nhàn, tỉnh có hệ thống nước ngọt và nước mặt giúp đa dạng hóa các loại thủy sản nuôi trồng.

-Lao động dồi dào: Số người trong độ tuổi lao động Lực lượng lao động

dồi dào là nhân tố quan trọng để phát triển đời sống của người Khmer nói riêng và kinh tế tỉnh Trà Vinh nói chung

-Tinh thần cộng đồng cao: Các nhóm cộng đồng hoạt động mạnh mẽ ở địa

phương, thành viên có sự am hiểu và gắn bó với lẫn nhau. Người dân Khmer luôn quan tâm thăm hỏi và động viên, trao đổi kinh nghiệm cùng nhau sản xuất,

-Mô hình sản xuất hiệu quả: Những mô hình sản xuất mới được áp dụng

với hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện địa phương, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nông hộ người Khmer.

5.1.2. Những điểm yếu

-Trình độ dân trí thấp: Tỷ lệ mù chữ trong cộng đồng người Khmer cao và

có sự chênh lệch lớn giữa trình độ văn hóa. Điều này gây khó khăn cho việc tiếp thu những kiến thức mới cũng như phổ biến các lợi ích của chương trình, dự án hỗ trợ.

-Hạn chế về vốn: Diện tích đất canh tác và lao động dồi dào trong khi

nguồn vốn đầu tư hạn chế gây khó khăn cho việc mở rộng qui mô sản xuất, tăng cường trang thiết bị và cơ giới hóa nông nghiệp. Các hộ phải đi vay mượn bên ngoài với lãi suất cao khiến thu nhập và kinh tế hộ không ổn định, từ đó hiệu quả sản xuất cũng giảm.

-Thiếu tổ chức trong tiêu thụ: Thông tin về thị trường còn hạn chế và việc

người dân bị ép giá của một số loại sản phẩm. Đặc biệt là những hoạt động dịch vụ như máy gặt đập, sấy lúa … phải tự di chuyển sang những địa phương khác để hoạt động do địa phương không có nhu cầu.

-Mô hình áp dụng không đồng bộ: Kỹ thuật sản xuất không được áp dụng đồng đều dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường hoặc khan hiếm nguồn nguyên liệu trong sản xuất do không có kế hoạch hiệu quả. Chính quyền địa phương chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ và bao quát việc nhân rộng mô hình sản xuất một cách tùy ý, kém hiệu quả.

5.1.3. Các cơ hội

-Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, chính quyền địa phương:

Chính quyền Trung ương và địa phương đặc biệt quan tâm đến việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, công tác dân tộc và phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer.

-Các chương trình – dự án hỗ trợ: Các nguồn vốn hỗ trợ trong và ngoài

nước tại địa phương trong thời gian qua khá dồi dào. Bao gồm các chương trình

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người Khmer tỉnh trà vinh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)