Thông tin chung

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người Khmer tỉnh trà vinh (Trang 39 - 40)

Chỉ có một số địa phương được xem như không có người Khmer do di cư đến trong thời gian ngắn hoặc một vài trường hợp kết hôn với người Kinh… Ngoài ra, hầu hết các xã trong vùng dự án đều có hộ người Khmer sinh sống, tập trung nhiều nhất là ấp Xoài Thum, xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú với 90% số hộ là Khmer. Phần lớn người Khmer sống tập trung trong các làng (còn gọi là Phum, Sóc), với một ngôi chùa Phật giáo ở trung tâm. Những cộng đồng dân cư này đã được hình thành từ lâu đời và dễ nhận thấy nhất là ở những vùng nông thôn.

Bảng 10: ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỦ HỘ KHMER ĐIỀU TRA

Tiêu chí Đặc điểm

Trong dự án Ngoài dự án Chung N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) Tuổi 20 - 40 17 32,1 7 46,7 24 35,3 40 – 60 29 54,7 5 33,3 34 50,0 Trên 60 7 13,2 3 20,0 10 14,7 Giới tính Nam 20 37,7 8 53,3 28 41,2 Nữ 33 62,3 7 46,7 40 58,8 Trình độ học vấn Mù chữ 9 17,0 2 13,3 11 16,2 Tiểu học 19 35,8 4 26,7 23 33,8 Trung học 19 35,8 6 40,0 25 36,8 Phổ thông 6 11,3 3 20,0 9 13,2 Tham gia đoàn thể Hội phụ nữ 23 43,4 8 53,3 31 45,6 Hội nông dân 14 26,4 5 33,3 19 28,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Số liệu điều tra cho biết chủ hộ Khmer trong vùng dự án có độ tuổi từ 40 đến 60 chiếm đa số (50%), tỷ lệ chủ hộ có độ tuổi từ 20 đến 40 là 35,3%. Tuy

nhiên, có đến 14,7% chủ hộ ngoài tuổi lao động, phần đông có trình độ học vấn bậc tiểu học hoặc trung học, tỷ lệ mù chữ chiếm 16,2%. Một số lao động người Khmer đã lớn tuổi và không nói thành thạo tiếng Việt.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp dẫn đến chất lượng lao động kém. Chỉ có 13,2% chủ hộ đã tốt nghiệp phổ thông, số còn lại chủ yếu ngừng học do không có điều kiện. Phần lớn hộ có trình độ trung học chiếm 36,8%, theo sau đó là hộ có trình độ tiểu học với tỷ lệ 33,8%. Điều này hạn chế năng suất lao động và khả năng tiếp thu kỹ thuật sản xuất, tiếp cận thông tin về các dự án, thị trường.... Những đối tượng này chủ yếu nắm thông tin qua truyền đạt của cán bộ địa phương, hội đoàn thể và học hỏi những thành viên khác trong nhóm cộng đồng.

Tỷ lệ chủ hộ là nữ chiếm 58,8% cho thấy tính chủ động và bình đẳng trong quan hệ xã hội, gia đình của phụ nữ Khmer. Đây là cơ hội để phát huy năng lực phát triển cũng như khả năng sáng tạo của họ trong sản xuất.

Điều đó còn được thể hiện rõ thông qua các hoạt động đoàn thể được tổ chức mạnh mẽ, nổi bật là Hội phụ nữ và Hội nông dân thu hút được nhiều đối tượng tham gia với tỷ lệ lần lượt là 45,6% và 28%. Các Hội – Đoàn thể hoạt động khá hiệu quả thông qua việc kết hợp lồng ghép các chương trình của tỉnh, dự án, tiến hành các lớp phổ biến, tập huấn về Bình đẳng giới, Quản lý kinh tế hộ… Tinh thần cộng đồng của người Khmer được nâng cao và các hoạt động có tổ chức chỉ ra tính khoa học cũng như hiệu quả của việc nâng cao nhận thức, dân trí của địa phương.

Ngoài Hội phụ nữ và Hội nông dân, địa phương còn có các hội đoàn thể khác như: Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi, Hội khuyến học, Câu lạc bộ Khuyến nông, …

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người Khmer tỉnh trà vinh (Trang 39 - 40)