Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người Khmer tỉnh trà vinh (Trang 28)

3.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số Trà Vinh khoảng 1.004 triệu người (2009) với mật độ trung bình là 438 người/km2. Gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Khmer, Hoa. Trong đó dân tộc Khmer chiếm khoảng 30% dân số.

Bảng 2: DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG TỈNH TRÀ VINH QUA CÁC NĂM

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Dân số tự nhiên Người 1.000.782 1.004.363 1.007.944 Tốc độ tăng dân số tự nhiên % 1,20 1,15 1,13

Nguồn: Báo cáo hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh năm 2010

Nhờ thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình… tỷ lệ tăng dân số giảm dần qua các năm. Ước đến năm 2010 tốc độ tăng dân số tự nhiên chỉ còn 1,13%. Công tác dân số hiệu quả là nền tảng cho việc đảm bảo việc làm và lao động ổn định trong tương lai.

Bảng 3: CƠ CẤU DÂN SỐ TỈNH TRÀ VINH NĂM 2009

ĐVT: Người

Dân tộc Tổng số Thành thị Nông thôn Tỷ lệ nông thôn (%)

Kinh 688.602 120.080 568.522 82,56 Khmer 304.173 27.231 276.943 90,90 Khác 8158 6.210 1.947 28,87

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2010

Phần đông dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, trong đó có hơn 90% người Khmer định cư trong thời gian dài. Ngoài ra còn những nhóm dân tộc thiểu

số khác như Chăm, Hoa... Vì vậy, để nâng cao đời sống người dân cần chú trọng phát triển kinh tế và cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn.

Số người trong độ tuổi lao động có việc làm tăng mạnh từ năm 2008 và ngày càng ổn định do có nhiều thanh niên ở địa phương được đào tạo việc làm. Đến năm 2009 cả tỉnh có 65.000 lao động được tạo việc làm. Các chương trình dự án được áp dụng tại Tỉnh đã đóng góp đáng kể trong việc tạo việc làm cho thanh niên nông thôn.

Bảng 4: TÌNH HÌNH VIỆC LÀM TỈNH TRÀ VINH QUA CÁC NĂM

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ thất nghiệp % 3,21 3,16 3,15 4,5 Lao động được tạo việc làm Người 52.996 60.505 60.135 65.000 Thời gian làm việc ở nông thôn Ngày 217 220 226 231

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2010

Trong những năm gần đây số ngày lao động của người dân ở nông thôn tăng nhanh, thời gian nông nhàn do vụ mùa được tận dụng hiệu quả hơn, tạo thêm thu nhập cho nông hộ tính đến năm 2009, ngày làm việc trung bình trên một năm của lao động ở nông thôn là 231/365 ngày. Tỷ lệ thất nghiệp dần được cải thiện nhưng bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến việc xây dựng cơ sở để thu hút việc làm tại địa phương, tránh tình trạng lao động di chuyển sang những vùng khác.

3.1.2.2. Tăng trƣởng kinh tế

Bảng 5: TÌNH HÌNH KINH TẾ TỈNH TRÀ VINH QUA CÁC NĂM

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 10,94 8,20 12 Giá trị sản xuất nông nghiệp Tỷ đồng 4.670,116 4.806,216 4.961,000 Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 112,608 116,119 140,000

Nguồn: Báo cáo hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh năm 2010

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt 11,64% trong 5 năm 2005 – 2010 trong đó phần lớn nhờ vào giá trị sản xuất nông nghiệp luôn duy trì trên

mức 4 tỷ đồng, ước đạt 4.961 tỷ vào năm 2010. Các hoạt động chính của sản xuất nông nghiệp chính bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ….

Ngoài ra, tỉnh có thế mạnh trong các hoạt động xuất khẩu thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm nông nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân là 11% trong vòng 5 năm 2005 – 2010, với các mặt hàng xuất khẩu tăng khá như: gạo, tôm đông lạnh, cơm dừa nạo sấy và tơ xơ dừa… Ước đạt mức 140 triệu USD vào năm 2010.

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Nông, Lâm, Thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Hình 1: Cơ cấu kinh tế tỉnh trà vinh qua các năm

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 56,95% năm 2006 xuống còn 46,6% năm 2009, công nghiệp – xây dựng tăng từ 24,99% lên 30,31%, dịch vụ từ 17,98% lên 23,09%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 2006 2007 2008 2009 2010 (Năm) Hộ nghèo Hộ dân tộc nghèo

Hình 2: Tỷ lệ hộ nghèo so với toàn tỉnh trà vinh qua các năm

Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần và ước thực hiện vào cuối năm 2010 chỉ còn ở mức 18,1%. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc còn nhiều biến động và giảm chậm, trong 3 năm gần đây vẫn duy trì ở mức trên 10%, đến cuối năm 2009 tỷ lệ hộ dân tộc nghèo so với toàn tỉnh là 11,12%. Điều đó cho thấy công tác giảm nghèo chỉ hiệu quả phần lớn đối với người Kinh. Những biện pháp tiếp cận hiệu quả, phương thức sản xuất mang tính kinh tế cao… cần được cân nhấc khi áp dụng cho những cộng đồng dân tộc này để đem lại kết quả tốt nhất. Đặc biệt là người Khmer chiếm đa số trong cộng đồng trên.

3.1.2.3. Giáo dục và y tế

Công tác giáo dục và đào tạo tỉnh Trà Vinh trong những năm qua tiếp tục phát triển, đặc biệt là công tác phổ cập và dạy nghề đối với học sinh người dân tộc. Các chính sách đối với học sinh, sinh viên Khmer được thực hiện đầy đủ và kịp thời. Đến nay có 52.409 học sinh Khmer theo học tại các trường phổ thông chiếm 30,56% tổng số học sinh. Các trường phổ thông dân tộc nội trú được xây dựng và nâng cấp gồm 2 trường cấp III và 5 trường cấp 2. Việc dạy và học ngữ văn Khmer được mở rộng, hiện có 13.939 học sinh được học song ngữ Việt – Khmer. Bản sắc văn hóa dân tộc tiếp tục được bảo tồn và phát huy.

Bảng 6: CÁC CHỈ TIÊU VỀ Y TẾ VÀ GIÁO DỤC TỈNH TRÀ VINH 2009

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009

1 Số trường phổ thông Trường 340 Số trường phổ thông dân tộc nội trú Trường 7 2 Số học sinh phổ thông Học sinh 171.503 Số học sinh người dân tộc thiểu số Học sinh 52.409 3 Số cơ sở y tế Cơ sở 103 4 Số giường bệnh Giường 1.350 5 Số cán bộ y Cán bộ 1.575 6 Số cán bộ ngành dược Cán bộ 161

Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2009

Hệ thống y tế ở các tỉnh bao gồm các xã, trạm y tế phường, bệnh viện huyện, tỉnh và bệnh viện y học phương Đông. Với tổng số cơ sở y tế lên đến 103 vào năm 2009. Tỉnh còn có chính sách phát hành thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, bao gồm các hộ Khmer nghèo. Trong đó bao gồm hỗ trợ về chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, viện phí cũng như kiểm tra, điều trị và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo. Đội ngũ cán bộ ngày càng tăng và được đào tạo chuyên môn cao.

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

Đến nay hệ thống lưới điện quốc gia đã được bao phủ toàn bộ các xã phường thị trấn của tỉnh với tỷ lệ hộ dân sử dụng điện sinh hoạt chiếm 91,1%. Cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải thiện và nâng cấp trong suốt những năm qua với 3 tuyến quốc lộ chính và hệ thống đường nhựa, đường đan... nối liền 96,2% địa phương đến UBND Xã.

Toàn tỉnh có 2 nhà máy cấp nước công suất 18.000 m3/ngày. Hầu hết các khu dân cư đều có trạm cấp nước công cộng, tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93,9% vào năm 2009.

Bảng 7: CƠ SỞ HẠ TẦNG TỈNH TRÀ VINH NĂM 2009

ĐVT: %

TT Chỉ tiêu Tỷ lệ

1 Địa phương có đường giao thông đến UBND Xã 96,2 2 Hộ sử dụng điện sinh hoạt 91,1 3 Hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 93,9 4 Hộ sử dụng thuê bao điện thoại bình quân 71,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2009

Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh đã được hiện đại hóa, phủ sóng đều khắp trong tỉnh. Toàn tỉnh đã được phủ sóng của các nhà cung cấp mạng như: Viễn thông Trà Vinh, Vinaphone, Mobifone, Viettel, Sfone,...Trung bình trên 100 hộ dân thì có 71 hộ được tiếp cận với các dịch vụ viễn thông.

Những điều kiện về cơ sở hạ tầng trên đây là nền tảng để phát triển đời sống người dân, đảm bảo an toàn về sức khỏe, phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

3.2. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN NÂNG CAO ĐỜI SỐNG 3.2.1. Giới thiệu về CIDA

Cơ quan Phát Triển Quốc tế Canada (Canadian International Development Agency – CIDA) được Chính phủ Canada thành lập vào năm 1968. CIDA điều hành các chương trình viện trợ nước ngoài ở các nước đang phát triển, hợp tác với các tổ chức của Canada trong lĩnh vực công và tư, cũng như các tổ chức quốc tế. CIDA báo cáo với Quốc hội Canada thông qua Bộ trưởng Hợp tác Quốc tế, được giám sát bởi Bộ trưởng Hợp tác quốc tế của liên bang.

Nhiệm vụ của CIDA là “Hỗ trợ phát triển bền vững ở các nước đang phát triển nhằm xóa đói giảm nghèo và đóng góp cho một thế giới an toàn hơn, công bằng và thịnh vượng”.

Các mục tiêu chính gồm: phát triển xã hội (trọng tâm trong việc giáo dục cơ bản và bảo vệ trẻ em), nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng môi trường sinh thái bền vững và đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, bình đẳng giới.

Đây cũng là một trong những đối tác hỗ trợ phát triển chính thức của Việt Nam với các dự án cấp quốc gia và khu vực như: Dự án Nâng cao Đời sống tỉnh Sóc Trăng (1998 – 2009), Trà Vinh (2003 – 2010); Phát triển doanh nghiệp vừa

và nhỏ tỉnh Sóc Trăng (2010 – 2016)…

3.2.2. Dự án Nâng cao Đời sống

Dự án “Nâng cao Đời sống ở Trà Vinh” được Chính phủ Canada tài trợ và chỉ định Cơ quan Phát triển Quốc tế (CIDA) chịu trách nhiệm thực hiện theo bảng ghi nhớ giữa UBND tỉnh Trà Vinh vào ngày 23 tháng 02 năm 2004.

Với mục đích: “Đóng góp mức sống à năng lực sản xuất của dân nghèo nông thôn ở Trà Vinh và hợp nhất các hoạt động phát triển nông nghiệp nông thôn để giảm nghèo”.

3.2.2.1. Mục tiêu và kết quả mong đợi

Mục tiêu của dự án là cải thiện đời sống người dân nghèo ở nông thôn và các nhóm thiệt thòi khác thông qua các cơ hội cải thiện kinh tế và tiếp cận dịch vụ công.

Kết quả mong đợi:

-Nâng cao năng lực nhà nước trong việc quản lý và lên Kế hoạch có tính tham gia, phát triển và thực hiện các chính sách chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn hợp lý trong việc giảm nghèo.

-Tăng thu nhập và an ninh lương thực cho các hộ nông thôn được chọn -Nâng cao năng lực của các hộ nông thôn nghèo để xác định, lên kế hoạch, quản lý và thực hiện các hoạt động phát triển hợp lý.

3.2.2.2. Đối tƣợng hƣởng lợi của dự án

Các đối tượng hưởng lợi trực tiếp được xác định:

-Cán bộ lãnh đạo và các nhà phân tích chính sách sẽ nâng cao kỹ năng hoạt động chương trình giảm nghèo và phát triển nông thôn.

-Cán bộ tham gia quản lý và thực hiện dự án, cũng như lãnh đạo cộng đồng vùng dự án sẽ nâng cao kỹ năng về tham gia lập và thực hiện dự án giảm nghèo, phát triển nông thôn của tỉnh

-Nâng cao kiến thức và thu nhập cho cá cộng đồng thiệt thòi trong vùng dự án bao gồm phụ nữ nghèo và Khmer nghèo.

-Cơ hội việc làm cho thanh niên nông thôn sẽ tăng lên

-Các đối tượng khác như: tổ thủ công nghiệp, các dịch vụ nông thôn, hợp tác xã và chính quyền, các tổ chức đoàn thể, cơ sở…

3.2.2.3. Kinh phí và các hoạt động chính

Dự án có tổng ngân sách là 10,5 triệu CAD. Trong đó CIDA đóng góp 10 triệu CAD và Trà Vinh đóng góp 500.000 CAD (Chiếm 5% tổng ngân sách).

Bảng 8: KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN NÂNG CAO ĐỜI SỐNG

ĐVT: 1000 CAD

Hoạt động Kinh phí

Phát triển năng lực và huấn luyện kỹ thuật 700 Tăng thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn 2.000 Khuyến nông và chuyển giao công nghệ 1.000 Hạ tầng quy mô nhỏ để giúp phát triển kinh tế nông thôn 1.700 Quản lý dự án địa phương 600 Hỗ trợ kỹ thuật theo nhu cầu cụ thể của tỉnh 3.000 Dịch vụ tài chính, hành chính, tư vấn kỹ thuật 450 Công tác đánh giá 300 Quỹ dự phòng 250

Nguồn: Kế hoạch thực hiện dự án năm 2005

Trong đó tập trung vào 4 hoạt động đầu tiên và được chia làm những hợp phần: Huấn luyện và xây dựng năng lực, tạo thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao năng lực khuyến nông và chuyển giao công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ.

a. Huấn luyện và xây dựng năng lực

Hợp phần được chia làm 2 tiểu hợp phần:

-Phát triển năng lực nhà nước: phát triển chính sách và cơ chế tổ chức cấp tỉnh, nâng cao năng lực thực hiện và quản lý cấp huyện, xây dựng năng lực cộng đồng bằng các khóa huấn luyện lãnh đạo cộng đồng, tham gia cộng đồng… cấp xã.

-Tạo việc làm cho thanh niên: thông qua các hoạt động huấn luyện việc làm cho thanh niên và thành lập hệ thống tạo việc làm

b. Tạo thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn

Bao gồm 2 hoạt động:

hoạt động có liên quan đến phát triển dựa trên nhu cầu cộng đồng về các hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp. Bên cạnh các dịch vụ về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng…

-Hỗ trợ vốn: tập trung vào các chương trình tín dụng, phát triển tổ chức cộng đồng và vốn đối ứng.

c. Nâng cao năng lực khuyến nông và chuyển giao công nghệ

Cũng bao gồm 2 tiểu hợp phần:

-Nâng cao năng lực cơ chế: gồm các hoạt động cải thiện cơ chế, đầu tư trang thiết bị và các phương tiện khác, cung cấp tư vấn đầu vào cho nhu cầu của cộng đồng.

-Phát triển nguồn nhân lực: bao gồm các hoạt động có liên quan đến các phương pháp chuyển giao công nghệ và khuyến nông cho các nhân viên khuyến nông, các nhân viên khuyến ngư cấp tỉnh, huyện, xã

d. Phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ

Nhấn mạnh về cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ dể nâng cao phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn cho các xã dự án. Hợp phần này được chia ra làm 2 tiểu hợp phần là phát triển cơ sở hạ tầng cho tài sản công và phát triển cơ sở hạ tầng cho các lợi ích trực tiếp.

3.3. MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN KHÁC TẠI TRÀ VINH 3.3.1. Chƣơng trình 135 giai đoạn II (2006 – 2010) 3.3.1. Chƣơng trình 135 giai đoạn II (2006 – 2010)

Mục tiêu cụ thể:

-Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số; -Phát triển cơ sở hạ tầng;

-Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch.

-Nâng cao đời sống văn hóa.

Nội dung cụ thể:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn. Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phát

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người Khmer tỉnh trà vinh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)