7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
3.4 Khái quát tình hình kinh doanh
Huy động vốn là một trong những khâu quan trọng nhất tại ngân hàng, việc huy động vốn tốt sẽ giúp ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh, đủ nguồn
cung cho các hoạt động khác như cho vay, tài trợ xuất nhập khẩu… Vốn huy động bao gồm 2 thành phần vốn điều chuyểnvà vốn huy động từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế. Vốn điều chuyển là loại vốn do ngân hàng vay từ ngân hàng khác hoặc NHNN để đảm bảo nhu cầu cho vay. Trong thời gian qua công tác huy động vốn của ngân hàng có nhiều biến đổi được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI ACB CẦN THƠ (2007 – 2009) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Vốn điều chuyển 69.741 65.367 6.917 - 4.374 -6,27 -58.450 -89,42 Vốn huy động 429.120 554.096 1.032.290 124.976 29,12 478.194 86,30 Tổng nguồn vốn 498.861 619.463 1.039.207 120.602 24,18 419.744 67,76
(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ)
Nhìn chung tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng trong giai đoạn từ 2007 –
2009. Trong đó nguồn vốn huy động tăng và vốn điều chuyển giảm. Cụ thể như
sau:
Vốn điều chuyển:giảm qua các năm. Năm 2009 vốn điều chuyển thấp nhất,
giảm kỷ lục chỉ chiếm 0,67% tổng nguồn vốn do công tác huy động vốn tốt nên ngân hàng không cần nhiều vốn điều chuyển. Lượng vốn điều chuyển giảm giúp
ngân hàng chủ động hơn về vốn cho vay, giảm đi sự phụ thuộc vào chỉ tiêu điều
hòa vốn, kế hoạch điều chuyển vốn của hội sở chính, giảm bị động về việc vay
vốn trên thị trường liên ngân hàng. Vốn điều chuyển giảm qua các năm do lượng
vốn huy động tăng giúp ngân hàng giảm lượng vốn điều chuyển, vì khi đó ngân
hàng sẽ có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay mà không cần phải vay từ
liên ngân hàng hay NHNN.
Vốn huy động: Vấn đề vốn huy động luôn được ưu tiên phát triển bằng
cách luôn tăng cường huy động, công tác huy động vốn trong thời gian qua đã
được thực hiện rất tốt. Trong giai đoạn 2007 - 2009 vốn huy động chiếm tỉ trọng
cao trong tổng nguồn vốn. Lượng vốn này tăng qua các năm, năm 2009 lượng
vốn huy động tăng mạnh nhất đạt 1.032.290 triệu đồng, tăng 86,30% so với năm 2008. Lượng vốn huy động cao chứng tỏ được tính hoạt động độc lập của chi
nhánh không phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển.
Tổng nguồn vốn:năm 2007 tổng nguồn vốn tại ngân hàng đạt 498.861 triệu đồng, năm 2008 nguồn vốn tăng lên 120.602 triệu đồng tương đương 24,18%.
Năm 2009 tổng nguồn vốn này tăng mạnh nhất 419.744 triệu đồng tương đương
67,76%.
Nguyên nhân của sự biến đổicác chỉ tiêu này là do:
Trong huy động vốn, ACB chi nhánh Cần Thơ có nhiều sản phẩm tiết kiệm
cả nội tệ lẫn ngoại tệ nên thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản
phẩm huy động vốn rất đa dạng thích hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức. Với uy tín, thương hiệu ACB, tính thích hợp của sản phẩm cùng với sự tăng thêm số lượng phòng giao dịch, ACB đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư
và doanh nghiệp…
Khoản mục tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi của các tổ
chức trong danhmục nguồn vốn được thực hiện một cách bài bản, có chiến lược
rõ ràng và tổ chức chặt chẽ. Biện pháp ngân hàng thực hiện mục tiêu này là phát triển tài khoản cá nhân, tăng tiện ích dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại cho
chủ tài khoản,mở rộng dịch vụ chitrả lương qua hệ thống máy ATM đối với các
doanh nghiệp và tổ chức có đông công nhân, đông người lao động.
Thời gian qua ngân hàng tiếp tục có các chương trình khuyến mãi, đẩy
mạnh marketing, quảng bá, tiếp thị nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng tin
tưởng gửi nguồn vốn nhàn rỗi vào ngân hàng. Điển hình là các chương trình
“Gửi tiết kiệm trúng xe Mitsubishi Jolie SS”, “Lộc vàng đầu xuân”.
Ngoài ra, để đáp ứng các nhu cầu thanh toán nội địa, ACB đã phối hợp với
một số tổ chức như hệ thống siêu thị Co-opmart, Maximark, Citimart để phát
hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng nội địa.
Năm 2009 lượng vốn huy động tăng kỷ lục (86,30%) là do nền kinh tế sau
khi khủng hoảng có dấu hiệu phục hồi. Trong giai đoạn này ngân hàng tập trung
hút vốn trung và dài hạn là tranh thủ mặt bằng lãi suất thấp trong hiện tại để thu
hút vốn nhàn rỗi trong dân, tăng thanh khoản và chuẩn bị nguồn vốn cho giai đoạn sau khủng hoảng. Ngoài việc tăng lãi suất huy độngngân hàng còn tung ra nhiều chương trình khuyến mãi huy động vốn hấp dẫn với giải thưởng lên đến
hàng tỉ đồng.
Vào những tháng cuối năm 2009 lãi suất huy động tăng cao bất ngờ tại
ACB, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi (VND, USD, VÀNG ACB & SJC) với biên độ tăng rất lớn từ 0,3% đến 0,5%/năm. Cụ thể: Tăng 0,5%/năm đối với tiền
gửi kỳ hạn tuần, tăng 0,4% - 0,45%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 2 - 6 tháng, tăng từ 0,3%/năm trở lên đối với tất cả các kỳ hạn còn lại.
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI ACB CẦN THƠ 6THÁNG ĐẦU NĂM 2010 SO VỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng 2009 6 tháng 2010 So sánh 6 tháng 2010/6 tháng 2009 Số tiền % - Vốn điều chuyển 3.058 2.697 - 361 - 11,81 - Vốn huy động 692.812 894.074 201.262 29,05 Tổng nguồn vốn 695.870 896.771 200.901 28,87
(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ)
Trong vòng 6 tháng đầu năm 2010 sự biến đổi vốn điều chuyển, vốn huy động và tổng nguồn vốn cũng diễn ra theo chiều hướng tương tự. Vốn điều
chuyển giảm 11,81%. Vốn huy động tăng 29,05%. Tổng nguồn vốn huy động đạt
896.771 triệu đồng, đây là một lượng huy động khá lớn, lượng vốn này tăng
28,87% so với cùng kỳ năm 2009. Dự đoán trong 6 tháng cuối năm 2010 tổng
nguồn vốn sẽ tiếp tục tăng và vượt qua tổng nguồn vốn năm 2009. Có nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến tình hình nguồn vốn tại ngân hàng trong 6tháng đầu năm 2010,
điển hình như:
Trong 6 tháng đầu năm bên cạnh lãi suất cạnh tranh, ngân hàng cũng không
ngừng làm mới các chương trình khuyến mãi, ưu đãi lớn nhằm thu hút nguồn tiền
nhàn rỗi. Nổi bật có thể kể đến là chương trình khuyến mại tiết kiệm mới với tên gọi “Khám phá thế giới vàng ACB” diễn ra từ ngày 15-3-2010 đến 11-6-2010,
chương trình này dành cho tất cả khách hàng gửi tiết kiệm bằng VND, USD, EUR và vàng (ACB và SJC) các kỳ hạn từ 1 đến 36 tháng, lãnh lãi cuối kỳ, với
tổng giá trị quà tặng và giải thưởng lên đến 2,5 tỷ đồng.
Đầu năm 2010, chi nhánh đã mở thêm phòng giao dịch Tây Đô đẩy mạnh
Bên cạnh đó, sự lãnh đạo linh hoạt của ban giám đốc, sự nổ lực của các nhân viên trong công tác huy động vốn được tiếp tục phát huy cũng là một trong
những yếu tố giúp nguồn vốn của ngân hàng luôntăng về quy mô.
Bảng 3: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN TẠI ACB CẦN THƠ (2007 – 2009)
Đvt: Triệu đồng Cơ cấu huy động 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền %
Phân theo đơn vị tiền
+ Nội tệ 347.158 438.955 814.167 91.797 26,44 375.212 85,48
+ Ngoại tệ 81.962 115.141 218.123 33.179 40,48 102.982 89,44
Phân theo thành phần KT
+ Tiền gửi của tổchức KT 31.149 41.501 199.167 10.352 33,23 157.666 379,91 + Tiền gửi TKcủa dân cư 397.971 512.595 833.123 114.624 28,80 320.528 62,53
Vốn huy động 429.120 554.096 1.032.290 124.976 29,12 478.194 86,30
(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ)
Trong giai đoạn 2007 - 2009 nguồn vốn huy động từ dân cư và huy động
bằng nội tệ luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với huy động từ các tổ chức kinh tế và
huy động bằng ngoại tệ.
Lượng vốn huy động bằng nội tệ: trong năm 2009 lượng vốn huy động
bằng nội tệ tăng cao nhất 85,48%. Năm 2009 lượng vốn này tăng do nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng trở lại, thu nhập của người dân được cải
thiện, từ đó lượng vốn nhàn rỗi cũng tăng theo. Đồng thời chính sách thu hút vốn
của ngân hàng được tăng cường, và một trong những đối tượng ngân hàng tập
trung thu hút vốn là dân cư trên địa bàn nên thu hút được nhiều nội tệ.
Lượng vốn huy động bằng ngoại tệ: tăng không đều qua các năm. Tuy
lượng vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng không lớn nhưng trong năm 2008, 2009 vốn
ngoại tệ tăng với tỷ lệ khá lớn lần lượt là 40,48% và 89,44%. Do ngoại thương
ngày càng phát triển kể từ khi VN gia nhập WTO, lượng ngoại tệ thu được từ
nhân sinh sống ở nước ngoài gửi tiền kiều hối về cho gia đình, lượng ngoại tệ từ
các hoạt động du lịch, xuất khẩu lao động và số lượng người dân tại địa bàn làm việc và sinh sống ở nước ngoài ngày nhiều. Bên cạnh đó,ngân hàng cũng có các chương trình khuyến mãi đặc biệt để thu hút nguồn ngoại tệ nhàn rỗi nhằm đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh ngoại tệ, TTXNK bằng USD của ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Trong những năm qua nguồn vốn huy động này tăng khá nhanh và chiếm tỷ trọng lớn. Tăng mạnh nhất trong trong năm 2009 tăng 62,53%. Điều này cho thấy ACB Cần Thơ đã làm rất tốt nhiệm vụ huy động
và tập hợp nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của xã hội để hình thành nguồn vốn cho vay trên cơ sở nguồn vốn huy động. Đây là kết quả đáng khích lệ khẳng định vị
thế của ACB trước áp lực cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng TMCP. Trong nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư có hai hình thức gửi là có kỳ
hạn và không kỳ hạn. Hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng
lớn do ưu điểm nổi trội của nguồn vốn huy động có kỳ hạn là ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này so với nguồn vốn huy động
không có kỳ hạn. Vì thế ngân hàng luôn cố gắng thu hút càng nhiều nguồn vốn
này càng tốt.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:chiếm tỷ trọng thấp hơn nguồn vốn huy động từ dân cư. Đó chính là khoản tiền gửi của các doanh nghiệp nhằm mục đích
thực hiện giao dịch gửi, rút tiền mặt tại ACB Cần Thơ hoặc nhận, chuyển tiền gửi
thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Sởdĩ nguồn vốn này chiếm tỷ trọng thấp là do hình thức thanh toán qua ngân hàng ở nước ta hiện nay đặc biệt là ở thành phố Cần Thơ vẫn chưa phổ biến và còn nhiều hạn chế so với một số nơi khác. Các doanh
nghiệp buôn bán nhỏ lẽ vẫn chưa quen và tin tưởng hẳn vào hình thức thanh toán
qua ngân hàng. Nhìn chung qua ba năm, nguồn vốn huy động này có nhiều biến động. Năm 2008 tăng 10.352 triệu đồng tương đương 33,23%, năm 2009 tăng
157.666 triệu đồng tương đương 379,91%. Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong
tổng vốn huy động nhưng đây là đối tượng được ngân hàng chú trọng và định hướng phát triển trong tương lai. Nền kinh tế ở thành phố Cần Thơ ngày càng
phát triển, các loại hình doanh nghiệp tư nhân xuất hiện và phát triển rầm rộ,
vốn huy động từ các tổ chức kinh tế sẽ ngày càng tăng lên, góp phần gia tăng
nguồn vốn huy động cho ngân hàng trong những năm tiếp theo.
Bảng 4: CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN TẠI ACB CẦN THƠ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010 SO VỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2009
Đvt: Triệu đồng Cơ cấu huy động 6 tháng 2009 6 tháng 2010 So sánh 6th 2010/6th 2009 Số tiền %
Phân theo đơn vị tiền
+ Nội tệ 554.042 705.335 151.293 27,31
+ Ngoại tệ 138.770 188.739 49.969 36,01
Phân theo thành phần KT
+ Tiền gửi của tổ chức KT 150.629 123.633 -26.996 -17,92
+ Tiền gửi TK của dân cư 542.183 770.441 228.258 42,10
Vốn huy động 692.812 894.074 201.262 29,05
(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ)
Trong 6 tháng đầu năm 2010 cơ cấu huy động cũng không có nhiều biến đổi, tuy nhiên tốc độ tăng vốn có phần chững lại và thấp hơnso với cùng kỳ năm
2009. Lượng vốn nội tệ tăng 27,31% so với cùng kỳ năm 2009. Lượng vốn ngoại
tệ tăng 36,01%. Tiền gửi từ tổ chức kinh tế giảm 17,92%. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư tăng 42,10% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt
giảm tốc độ tăng huy động vốn là mặt bằng lãi suất huy động trong 6 tháng đầu năm 2010 đã giảm dần theo đúng chỉ đạo của Thống đốc NHNN, khi đó thay vì gửi tiền vào ngân hàng có lãi suất thấp, khách hàng lựa chọn những kênh đầu tư khác để có thể sinh lời nhiều hơn như chứng khoán hay bất động sản, vì vậy tốc độ tăng huy động vốn thấp hơn những năm trước.
Nhận xét: Nguồn vốn của ngân hàng trong thời gian qua phát triển theo
chiều hướng tích cực, cho thấy công tác huy động vốn tại ngân hàng được thực
hiện rất tốt. Nguồn vốn huy động dồi dào sẽ giúp ACB quản lý tốt rủi ro thanh
nguồn vốn tạo nguồn cung phục vụ tốt hoạt động cho vay, kinh doanh, tài trợ...
Tuy nhiên, trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chậm lại do nhiều
nguyên nhân khách quan. Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác huy động
vốn trong thời gian tới.
3.4.2 Tình hình sử dụng vốn.
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống và tạo ra nguồn thu
nhập lớn nhất cho các NHTM. Bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các
thành phần kinh tế và dân cư, tín dụng ngân hàng trở thành nguồn hỗ trợ chính
cho nền kinh tế địa phương phát triển. ACB thực hiện chính sách tín dụng thận
trọng và phân tán rủi ro. Các sản phẩm cho vay của ACB chi nhánh Cần Thơ đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín
dụng như chovay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư,
cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu v.v… Chính sách nhất quán của ACB từ trước đến nay là “lãi suất cho vay luôn được thay đổi một
cách linh hoạt để phù hợp với tình hình thị trường tài chính, tín dụng, xác định
trên nguyên tắc chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đủ đảm bảo bù đắp chi phí điều hành, rủi ro tín dụng và có mức lãi hợp lý. Trong các năm qua, hoạt động tín
dụng của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt.
Bảng 5: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI ACB CẦN THƠ
(2007 – 2009) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % DSCV 4.410.931 6.516.352 12.739.160 2.105.421 47,73 6.222.808 95,50 DSTN 4.071.513 6.295.811 12.458.480 2.224.298 54,63 6.162.669 97,89 Dư nợ 516.001 736.542 1.017.222 220.541 42,74 280.680 38,11 Nợ quá hạn 16.523 26.934 18.520 10.411 63,01 -8.414 -31,24
Thông qua số liệu ở bảng 5 ta thấy các chỉ tiêu có tốc độ tăng mạnh vào
năm 2009, cụ thể là:
Doanh số chovay: qua ba năm có quy mô tăng, tăng mạnh nhất trong năm
2009(tăng 95,50%), tốc độ tăng caohơnso với năm 2008 (tăng 47,73%). Doanh số cho vay tại ngân hàng có sự thay đổi như trên là do:
Ngân hàng liên tục mở rộng đối tượng cho vay như vay tiêu dùng, du học,
vay trả góp mua nhà, nền nhà, cho vayđầu tư vàng…
Ngân hàng thường xuyên mở hội nghị khách hàng, tham gia gian hàng tại
các hội chợ, tại các chương trình lớn như Festival lúa gạo lần đầu tiên tại Việt
Nam diễn ra tại Hậu Giang… Thực hiện các hoạt động từ thiện như phát thuốc