7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
3.2.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức
-Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB Cần Thơ gồm có ban giám đốc, 4
phòng và 2 bộ phận chính:
4 phòng: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, hỗ trợ và nghiệp
vụ, giao dịch và ngân quỹ.
2 bộ phận chính: xử lý nợ và hành chánh – kế toán.
Ban giám đốc
Phòng Phòng Phòng Phòng GD Bộ phận
KHDN KHCN HT&NV & ngân quỹ xử lý nợ
BP BP BP dịch vụ BP CA TDCN KH giao dịch
BP BP BP pháp lý BP QHKH PFC chứng từ ngân quỹ
Hình 1:SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ACB CẦN THƠ
- Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban + Phòng khách hàng doanh nghiệp
Về nhân sự gồm có trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp, trưởng bộ phận
và các bộ phận phân tích tín dụng doanh nghiệp (CA), bộ phận quan hệ khách
hàng doanh nghiệp. Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng thông qua công tác tiếp
thị bán hàng. Tìm hiểu, thu thập thông tin tổng quát của khách hàng tiềm năng.
Lập kế hoạch tiếp thị, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu sản phẩm,
Bộ phận hành chánh – kế toán
dịch vụ ngân hàng. Thu thập thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh, tài
chính, năng lực và uy tín của doanh nghiệp. Thẩm định khách hàng, lập tờ trình, phối hợp với chuyên viên phân tích tín dụng đề xuất cấp tín dụng và các vấn đề
liên quan. Củng cố và phát triển mối quan hệ khách hàng nhằm khai thác tối đa
nhu cầu sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. + Phòng khách hàng cá nhân
Về nhân sự gồm có trưởng phòng khách hàng cá nhân, trưởng bộ phận và bộ phận tín dụng cá nhân, bộ phận tư vấn tài chính cá nhân PFC. Có nhiệm vụ
chủ động tìm kiếm đối tượng khách hàng mục tiêu có nhu cầu sử dụng các sản
phẩm dịch vụ thuộc đối tượng khách hàng cá nhân. Duy trì khách hàng tiềm năng
bằng cách cung cấp thông tin, tiện ích sản phẩm đến từng khách hàng, thuyết
phục khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng, tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm và các điều kiện liên quan cho hợp lý. Tiến hành thẩm định và lập hồ sơ thẩm định. Thu thập thông tin và các chứng từ có liên quan đến
hồ sơ tín dụng của khách hàng. Thẩm định và phân tích các thông tin đã thu thập.
Nhận xét và đưa ra đề xuất đối với nhu cầu tín dụng của khách hàng. + Phòng hỗ trợ và nghiệp vụ
Về nhân sự gồm có trưởng phòng hỗ trợ và nghiệp vụ, trưởng bộ phận và các bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận pháp lý chứng từ. Bộ phận dịch vụ
khách hàng có nhiệm vụ thực hiện thủ tục giải ngân cho khách hàng, kiểm tra
tính hợp lý của các hồ sơ và thực hiện thanh lý, lưu trữ... Bộ phận pháp lý chứng
từ có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện phê duyệt của Hội đồng tín dụng, Ban tín
dụng, cấp có thẩm quyền xét duyệt khác, thực hiện thủ tục công chứng và đăng kí TSĐB, hướng dẫn khách hàng ký kết các hợp đồng, các thỏa thuận, cam kết sau khi đã soạn thảo, thực hiện phê duyệt của cấp có thẩm quyền liên quan đến TSĐB trong thời gian TSĐB đang được đảm bảo tại ACB, tư vấn cho các trưởng đơn vị những việc liên quan đến nghiệp vụ pháp lý chứng từ.
+ Phòng giao dịch ngân quỹ
Về nhân sự gồm có trưởng phòng giao dịch, trưởng bộ phận và bộ phận giao
dịch, bộ phận ngân quỹ. Có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện các giao dịch gởi và rút tiền trên tài khoản chuyên dùng của khách hàng. Thực hiện ký quỹ chờ thanh toán thư tín dụng, mua bán
bất động sản, thanh toán séc bảo chi… Thực hiện giải ngân, thu nợ tiền vay thu
phí các dịch vụ theo biểu phí ban hành, nhận tiếp quỹ nghiệp vụ đầu ngày và kết
quỹ cuối ngày… Lưu trữ hồ sơ phụ, phiếu thu tiết kiệm (đối với sổ gửi tiết kiệm
của khách hàng, phòng giao dịch có một phiếu lưu riêng để phục vụ cho việc
theo dõi tính lãi, so sánh đối chiếu chữ ký, tất toán sổ…).
Ngoài ra ngân hàng còn có bộ phận xử lý nợ và bộ phận hành chánh - kế
toán:
Bộ phận xử lý nợ có nhiệm vụ tiếp nhận, nghiên cứu, phân loại hồ sơ nợ
quá hạn khó đòi. Thẩm định, đánh giá nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn khó đòi.
Đề xuất biện pháp, hướng xử lý thích hợp đạt hiệu quả cao nhất. Lập hồ sơ khởi
kiện, tham gia vào quá trình tố tụng để thu hồi nợ.
Bộ phận hành chánh - kế toán có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, soạn thảo báo cáo tài chính. Soát xét, lên kế hoạch và quản lý chi phí
của ngân hàng để báo cáo các cấp lãnh đạo. Thực hiện quản lý nhân sự, tiền lương của nhân viên. Hỗ trợ thực hiện các công tác hành chính quản trị của ngân
hàng.
=> Nhận xét: Cơ cấu tổ chức hợp lý, chức năng, nhiệm vụ của các phòng
ban được phân chia rõ ràng.Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng và các bộ phận trong ngân hàng. Cơ cấu tổ chức đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống.
Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp
với từng phân đoạn khách hàng.
3.2.2.2 Nguồn nhân lực
- Số lượng
Tính đến ngày 31/12/2009 tổng số cán bộ, công nhân viên tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ là hơn 100 người trong đó gồm 01 Giám đốc, 04 trưởng phòng. Hiện nay, chi nhánh có 05 đảng viên. Hầu hết các nhân viên ACB Cần Thơ đều có trình độ chuyên môn cao, đam mê với công việc và luôn làm hài lòng các khách hàng đến giao dịch.
- Trình độ
Nhân viên ACB có trình độ cao: cử nhân đại học 73,04%, thạc sĩ trở lên 1,65%, cao đẳngtrung cấp chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 4%. Song hành cùng việc tái cấu
nhân viên, chất lượng phục vụ khách hàng, ACB đã triển khai tập huấn kỹ năng
phục vụ khách hàng với niềm đam mê cho tất cả nhân viên và quản lý nhằm bảo đảm khách hàng ở mọi điểm giao dịch đều nhận được sự phục vụ ân cần và tốt
nhất. Ngân hàng thường xuyên cử nhân viên đi học tập nghiệp vụ, chuyên môn tại TPHCM.
Bên cạnh hoạt động tự học qua hình thức e-learning, hệ thống e-learning
được mở rộng chức năng và áp dụng cho việc tổ chức thi, kiểm tra kiến thức
nghiệp vụ của nhân viên, hội thi nhân viên giỏi cũng như phục vụ cho hoạt động
thi tuyển dụng, chuyển đổi công việc một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời
gian thực hiện.