Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTXNK của NHTM

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng á châu (Trang 25 - 27)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTXNK của NHTM

- Chủ trương chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước.

chính sách chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước.

Về mặt tích cực: Chính sách vĩ mô của Nhà nước có thể tạo điều kiện cho

vay XNK của ngân hàng được mở rộng và phát triển. nếu Nhà nước dùng chính sách tiền tệ mở rộng thì NHTM được cấp thêm vốn dự trữ, khả năng cho vay của

ngân hàng sẽ gia tăng. Các ngân hàng có thể có chính sách cho vay tự do hơn.

Chính sách lãi suất linh hoạt luôn là đòn bẩy thúc đẩy hoạt động tín dụng của

ngân hàng. Ngoài cho vay bằng nội tệ, hoạt động tín dụng TTXNK còn diễn ra

theo hình thứccho vay ngoại tệ. Vì vậy nếu nhà nước cho phép tập trung ngoại tệ

vào ngân hàng, quản lý ngoại tệ một cách chặt chẽ thì ngân hàng sẽ có nhiều

nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập máy móc, thiết bị, nguyên liệu của nhà nhậpkhẩu.

Về mặt tiêu cực: Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có thể gây ra nhiều

rủi ro cho hoạt động TTXNK của ngân hàng. Nếu Nhà nước không cóchiến lược hướng về xuất khẩu thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệpXNK rất hạn

chế. Từ đó dẫn đến hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ ít đi, lợinhuận của ngân

hàng sẽ giảm xuống, khi Nhà nước áp đặt một hàng rào thuếquan, phi thuế quan

thì nó sẽ dẫn đến tăng giá của một số loại hàng nhập khẩu, lượng hàng nhập khẩu

giảm dẫn đến nhu cầu vay vốn giảm. Ngoài ra, việc thay đổi nhỏ trong chính

sách lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng tác động không ít đến hoạt động TTXNK của

ngân hàng. Môi trường pháp lý không ổn định, cơ chế chính sách hay thay đổi

làm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp, làm đảo lộn chính

sách tín dụng của từng ngân hàng. Đây chính là nguyên nhân gây ra rủi ro tín

dụng của cho các NHTM.

- Môi trường kinh tế - chính trị trong và ngoài nước.

+ Nhân tố kinh tế: Đất nước, khu vực mà có nền kinh tế bị rơi vào khủng

hoảng hoặc luôn luôn bị chao đảo, biến động mạnh về kinh tế, chính trị sẽ dẫn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng bị thu hẹp. Ngược lại, nếu kinh tế ổn định

sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng được mở rộng và đạt hiệu quả cao.

+ Nhân tố chính trị, pháp lý: Pháp luật là bộ phận quan trọng không thể

thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Nếu nhà nước tạo

lập được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh có hiệu lực cao, phù hợp với sự

thuận lợi và đạt hiệu quả cao, là cơ sở pháp lý giải quyết các vấn đề khiếu nại khi

có tranh chấp xảy ra, nhất là trong quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy, nhân tố pháp

lý có vị trí đặc biệt quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, chỉ khi các chủ thể

tham gia quan hệ tín dụng hiểu biết và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh

thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả hai và hiệu quả tín dụng mới cao, đưa qui mô tín dụng ngày càng mở rộng.

- Khả năng, ý thức thanh toán của doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của doanh nghiệp hoạt động

XNK nói riêng với thái độ ý thức thanh toán của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy hay

kìm hãm hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Năng lực cho vay của ngân hàng: Khả năng huy động vốn, năng lực cho

vay phụ thuộc vào vốn tự có của ngân hàng. Do đó nếu doanh nghiệp kinh doanh

XNK có nhu cầu vốn lớn, trong khi nguồn vốn của ngân hàng nhỏ thì sẽ không

thoả mãn yêu cầu của doanh nghiệp. Nguồn vốn ngoại tệ là một trong những

nguồn vốn quan trọng trong TTXNK. Do đó làm thế nào để huy động đủ ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp nhập khẩu đang là vấn đề lớn đối với

nhiều NHTM.

- Các nhân tố khác: trình độ quản lý, chuyên môn, đạo đức của nhân viên tín dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng á châu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)