II. Một số biện pháp nâng cao hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty
5. Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực:
- Chuyển đổi mô hình tổ chức của công ty thành công ty mẹ công ty con. Theo đó sắp xếp lại tổ chức các đơn vị trực thuộc để phù hợp với mô hình nàym tạo điều kiện chủ động phát triển cho các đơn vị.
- Ngoài các đơn vị chuyển đổi hình thức quản lý, thực hiện cổ phần hoá tiếp một số các đơn vị ( 02 nhà máy xi măng, khách sạn thái nguyên). Như vậy các đơn vị trong công ty mẹ bao gồm : 2 công ty TNHH một thành viên, 9 công ty cổ phần và các đơn vị trực thuộc. Trong thời kỳ này công ty TNHH một thành viên Than Nội Địa cũng sẽ cổ phần hoá.
- Thành lập mới các đơn vị : nhà máy xi măng Quán Triều, ban quản lý mỏ than hầm lò Khánh Hoà nhằm tạo điều kiện cho bộ máy quản lý hiểu biết và nắm vững điều hành ngay từ khi bắt đầu xây dựng.
- Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đồng bộ cả về cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân kỹ thuật phù hợp với nhu cầu phát triển của công ty. Công tác đào tạo phải đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho SXKD. Phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, vững về lập trường và có khả năng tập hợp được sức mạnh của quần chúng lao động, xây dựng công ty phát triển đi lên. Đối với công nhân phải tuyển chọn kỹ lưỡng, đào tạo chuyên sâu để có thể tiếp quản công nghệ tiên tiến. Trong giai đoạn này tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân khai thác hầm lò, chuẩn bị sẵn sàng để hầm lò Khánh Hoà đI vào hoạt động ổn định ngay từ đầu.
- Cân đối giải quyết lao động thông qua các giảI pháp đầu tư chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động. Công tác tiền lương phải thực sự là đòn bẩy trong quá trình SXKD, khuyến khích công nhân kỹ thuật chủ chốt có tay nghề cao, lao động trong dây truyền chính, cán bộ kỹ thuật nghiệp vị giỏi.
- Duy trì công tác điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho CBCNVC toàn công ty tại nhà nghỉ Sần Sơn và Mê Linh trên cơ sở tự tạo nguồn cân đối, ổn định việc làm, thu nhập cho CBCNVC của 2 nhà nghỉ nội bộ công ty.