Chiến lược pháttriển ngành than giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2025

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 83)

5. Kết cầu của chuyên đề

3.2. Chiến lược pháttriển ngành than giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2025

đến năm 2025

Cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế quốc tế và khu vực, tốc độ phát triển các ngành công nghiệp, các đơn vị sử dụng than trong và ngoài nước tăng mạnh đã và đang đặt ngành than Việt Nam trước những cơ hội và thách thức mới. Do vậy, việc Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành than giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2025 là hết sức cần thiết và đúng đắn.

- Nhu cầu than trong nước tăng cao, trong khi khả năng tăng sản lượng bị hạn chế do các mỏ than lớn hiện có ngày càng xuống sâu, đi xa với điều kiện khai thác khó khăn phức tạp hơn.

Trên lý thuyết, trữ lượng than của Việt Nam khá lớn. Theo số liệu của tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam công bố, tổng trữ lượng than của Việt Nam trên 220 tỉ tấn, trong đó khu mỏ than Quảng Ninh 10,5 tỉ tấn và mỏ than ở vùng đồng bằng sông Hồng 210 tỉ tấn nằm trải rộng trên diện tích 3.500 ki lô mét vuông. Tuy nhiên, phần trữ lượng than đã được thăm dò xác minh và có điều kiện khai thác thuận lợi đang giảm dần, phải đưa vào khai thác tài nguyên trữ lượng than năm ở dưới sâu (dưới mức -150m ở Quảng Ninh). Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên than tiềm năng ở đồng bằng Sông Hồng có điều kiện địa chất công trình, thuỷ chất địa văn phức tạp, hơn nữa lại nằm trong vùng đất nông nghiệp và dân cư nên việc khôn dễ dàng và sẽ rất tốn kém.

- Việc đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt hơn, nhất là việc bảo vệ Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

- Để tăng sản lượng đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư cao, trong khi nguồn vốn tự có trong ngành hạn hẹp và giá bán than trong nước đang còn thấp hơn giá thành, từ năm 2007 được điều chỉnh theo cơ chế thị trường.

- Việc sử dụng than vẫn chủ yếu theo cách truyển thống gây nhiều ô nhiễm, hiệu quả thấp, trong khi công nghệ chế biến than hầu như chưa phát triển.

- Sẽ gặp những khó khăn của một nước lâu nay xuất khẩu than, sắp tới phải chuyển sang nhập khẩu than. Đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng than phải đối mặt với việc sử dụng than theo giá thị trường thay cho thói quen dùng than giá thấp trong nhiều năm qua.

thương) xây dựng dựa trên sáu quan điểm phát triển

Thứ nhất là khai thác, chế biến, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên than trong nước, kết hợp với xuất nhập khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần và tiến đến không xuất khẩu than, đáp ứng tối đa nhu cầu than trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ hai, phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, cân đối với phát triển chung của các ngành kinh tế khác.

Thứ ba, áp dụng khoa học công nghệ tiến tiến trong thăm dò, khai thác, sàng tuyển, chế biến và sử dụng than.

Thứ tư là, tích cực đầu tư thăm dò ra nước ngoài, khai thác nhanh nguồn tài nguyên than nước ngoài để bổ sung cho sự thiếu hụt từ khai thác trong nước.

Thứ năm, từng bước hình thành thị trường than cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới, đa dạng hó phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành than.

Thứ sáu, phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, an ninh quốc phòng vùng than, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh.

3.2.3. Mục tiêu cụ thể

- Về lĩnh vực thăm dò than, Chiến lược xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 thăm dò đánh giá xong phần tài nguyên than nằm dưới mức -300 m đến đáy tầng than ở bể than Quảng Ninh, đồng thời thăm dò tỉ mỉ một phần bể than Đồng bằng sông Hồng, đến năm 2015 thăm dò đánh giá xong phần tài nguyên bể than Đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2010 gia tăng trữ lượng than xác minh để có thể huy động vào khai thác khoảng 46- 51 triệu tấn than nguyên khai, đến năm 2015: khoảng 50 - 55 triệu tấn than nguyên khai, đến

Các biện pháp tổng hợp sẽ được áp dụng để quản trị hiệu quả tài nguyên than, phấn đấu đến năm 2015 giảm tổn thất chung của toàn ngành xuống dưới 30% và đến năm 2025 xuống dưới 25%.

- Về khai thác than, sẽ khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên than trong nước để sử dụng lâu dài, phấn đấu sản lượng than sạch đạt 40-43 triệu tấn vào năm 2010, 48-51 triệu tấn vào năm 2015, 55-58 triệu tấn vào năm 2020, 58- 61 triệu tấn vào năm 2025, nâng sản lượng than sạch lên khoảng 200 triệu tấn vào năm 2050; Duy trì và giảm dần các mỏ lộ thiên, đầu tư mới thêm một số mỏ hầm lò có công suất cao, dôdng bộ và hiện đại ở khu vực Quảng Ninh và bể than đồng bằng sông Hồng trên cơ sở đẩy mạnh cơ giới hoá, hiện đại hoá công nghệ khai thác hầm lò.

- Về sàng tuyển và chế biến than: Đầu tư đồng bộ để phát triển các cơ sở sàng tuyển, chế biến than phù hợp với sản lượng khai thác, đáp ứng tối đa nhu cầu than trong nước về số lượng và chủng loại;

- Về xuất khẩu than: xuất nhập khẩu hợp lý trên cơ sở giảm dần và tiến đến không xuất khẩu than để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng trong nước: đến năm 2010 giảm xuất khẩu xuống còn 12 triệu tấn, đến năm 2015 giảm còn 5 triệu tấn, sau 2015 giảm dần và tiến tới không xuất khẩu; chỉ xem xét xuất khẩu một lượng hợp lý than cục, than cám chất lượng và giá trị cao mà trong nước chưa sử dụng hết để nhập khẩu chủng loại phù hợp cho công nghiệp luyện thép, bổ sung phần than thiếu hụt trong nước theo nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế.

- Về thị trường than: phấn đấu đến năm 2010 thiết lập được hệ thống cơ chế, chính sách hình thành thị trường than cạnh tranh, hội nhập với khu vực và thế giới, tạo sự công bằng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh than, không phân biệt thành phần kinh tế.

sử dụng than phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của ngành.

3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.

3.3.1. Giải pháp về sản phẩm và công nghệ

Chất lượng và phẩm cấp than sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu than. Đặc biệt, trong những năm sắp tới, khi sản lượng than cho xuất khẩu khó có khả năng tăng lên thì việc nâng cao chất lượng của than để gia tăng giá trị của than xuất khẩu là vấn đề then chốt nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than đối với Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.

- Phải tăng cường đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, chế biến than. Khi tỷ lệ khai thác lộ thiên giảm dần do diện tích các vỉa than lộ thiên ngày càng bị thu hẹp, thì TKV sẽ phải nâng cao tỷ lệ khai thác hầm lò. Điều này đòi hỏi các đơn vị sản xuất trong Tập đoàn phải đẩy mạnh cơ giới hoá ở tất cả nơi nào có điều kiện cơ giới hoá được để hoạt động khai thác có năng suất cao hơn. Làm được như vậy, không những sản lượng than khai thác được đảm bảo mà chất lượng than cũng được nâng dần lên (vì than càng khai thác xuống sâu thì chất lượng than càng tốt).

- Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ chế biến than, bao gồm: chế biến than cám thành than cục, chế biến than antraxít dùng cho luyện kim, chế biến hoá lỏng than và khí hoá than nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của than và đảm bảo thân thiện với môi trường.

Bêtông hoá toàn bộ nền các kho than, tiến tới xây dựng các kho than kín để chống giảm phẩm cấp than thành phẩm.

gặp phải một số hạn chế và khó khăn nhất định như : số lượng thị trường xuất khẩu còn ít, chỉ hạn chế ở một số thị trường quen thuộc, gần như khó mở rộng thị trường do đặc thù của sản phẩm. Những khó khăn này sẽ phần nào được khắc phục khi TKV giải quyết và tìm ra được hướng đi đối với vấn đề sản phẩm và công nghệ. Bên cạnh đó, tôi cũng có một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác thị trường của TKV:

- Khuyến khích xuất khẩu vào các thị trường lớn như Nhật Bản, Trung quốc và những quốc gia không có hoặc có ít tiềm năng phát triển ngành công nghiệp than nhằm ổn định lượng than tiêu thụ, hạn chế rủi ro hay biến động mạnh về nhu cầu.

- Ưu tiên xuất khẩu than cho những quốc gia có chương trình, dự án hợp tác liên quan đến việc phát triển khai thác than của Việt Nam.

- Tiếp tục duy trì và củng cố mối quan hệ với những bạn hàng truyền thống như Nhật, Trung Quốc, Tây Âu. Dành nhiều ưu đãi về giá cả, đảm bảo tối đa số lượng hàng giao, cùng các dịch vụ đi kèm cho các thị trường này. Trên cơ sở quán triệt 3 nguyên tắc:

+ Việc thận trọng trong quan hệ là tất yếu nhưng cần thiết phải có sự tin tưởng trong kinh doanh. Sự tin tưởng sẽ đảm bảo rằng: quan hệ có thể phát triển rất tốt nếu chúng ta biết cách xử sự hợp lý trong quan hệ lợi ích kinh tế.

+ Quan hệ bạn hàng trong kinh doanh dựa trên cơ sở quan trọng nhất là sự hòa đồng về lợi ích kinh tế, cả hai bên đều được thỏa mãn lợi ích trong mối quan hệ kinh doanh với nhau.

+ Trong mối quan hệ này cần phải giữ chữ “Tín”, không vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi chữ “Tín” của doanh nghiệp trên thương trường.

- Song song vói các họat động trên, Tập đoàn cần tích cực, chủ động tìm kiếm đối tác và những thị trường mới trong tương lai. Duy trì sự cân bằng

Việt Nam là xuất khẩu gián tiếp qua các công ty thương mại. Vì vậy, để phát huy hơn nữa hiệu quả của kênh phân phối này, Tập đoàn cần tăng cường phối hợp hoạt động với thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan của chính phủ, phòng thương mại, cục xúc tiến thương mại để tìm hiểu thông tin về hoạt động trung gian tại các khu vực thị trường tiềm năng, qua đó lựa chọn được trung gian phân phối thực sự uy tín, hoạt động có hiệu quả.

3.3.3. Giải pháp về xúc tiến thương mại

Hoạt động xuất khẩu than là hoạt động tạo lợi thế cạnh tranh cho Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam. Hoạt động này không chỉ nhằm lôi cuốn sự chú ý quan tâm của người mua đối với sản phẩm mà quan trọng hơn, còn nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh cũng như danh tiếng của TKV. Họat động xúc tiến thương mại của TKV hiện nay chưa phát triển mạnh và chưa được quan tâm sâu sát. Trong tương lai, khi kinh doanh trong môi trường quốc tế, TKV cần chú trọng hơn nữa trong việc phát triển hoạt động này, cụ thể như:

- Dành một khoản vốn thích hợp trong doanh thu hàng năm để đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ kinh doanh. Một sự đầu tư thích đáng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động xuất khẩu nói riêng, hoạt động kinh doanh của TKV nói chung trong tương lai.

- Tăng cường quảng cáo trên Internet. Với tính ưu việt của hệ thống quảng cáo điện tử trên Internet hiện nay, sản phẩm than sẽ dễ dàng được giới thiệu tới các khách hàng trên toàn cầu, mà hoàn toàn không bị giới hạn bởi vị trí địa lý, hơn nữa có thể tiết kiệm một cách đáng kể chi phí quảng cáo.

- Việc tham gia đều đặn các hội chợ triển lãm cũng là một hoạt động nên làm của TKV bởi đây là cơ hội tốt cho việc quảng bá sản phẩm, tìm kiếm và đây mạnh giao dịch, ký kết hợp đồng. Đồng thời qua hoạt động này, TKV

3.3.4. Giải pháp về công tác chuẩn bị chân hàng và giao than xuất khẩu.

a) Đối với Tập đoàn

- Phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban liên quan trong bộ máy điều hành Tập đoàn để đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch chung.

- Thông báo nhanh và đầy đủ những thông tin về tình trạng tàu đến lấy hàng để các đơn vị có cơ sở thực hiện, tránh tình trạng tầu đến bốc hàng phải chờ quá lâu.

- Tăng cường kiểm tra giám sát việc điều hành, bốc xếp, chuyển tải và giao than ở các đơn vị thành viên và khu vực chuyển tải, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt hoặc mất than, là cơ sở của hành vi xuất khẩu than lậu làm ảnh hưởng đến uy tín của Tập đoàn và hiệu quả xuất khẩu than.

b) Đối với các đơn vị giao than

- Để làm tốt công tác chuẩn bị chân hàng và giao than xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu, trước hết các đơn vị thành viên trong Tập đoàn phải thực hiện việc giao than cho Tập đoàn đúng về thời hạn, đủ về số lượng và chất lượng theo đúng chỉ tiêu mà Tập đoàn đã giao.

- Các đơn vị khai thác cần cải thiện hơn nữa điều kiện kho bãi của đơn vị mình (trước mắt là tăng cường mái che cho kho) nhằm hạn chế việc phải xử lý độ ẩm của than tăng cao do trời mưa dẫn đến làm chậm tiến độ giao hàng.

- Đầu tư mua sắm thêm các phương tiện vận chuyển, phương tiện chuyển tải; bổ sung lực lượng và nâng cao trình độ của cán bộ điều hành để quá trình làm hàng diễn ra thông suốt và nhanh chóng, tàu không phải chờ đợi lâu.

c) Đối với đơn vị giám định và đơn vị bốc xếp

- Đầu tư nâng cấp và đổi mới máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác giám định, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ giám định để đảm bảo giao

- Trong hoạt động bốc xếp, cần nâng cao ý thức đối với công nhân làm hàng để tránh vứt bừa bãi tạp chất lên than, ảnh hưởng đến chất lượng than giao. Dứt khoát phải chấm dứt tình trạng dung túng cho nạn trộm cắp trong khi làm hàng chuyển tải. Bố trí phương tiện hợp lý để đảm bảo tiến độ bốc xếp theo quy định.

3.4. Một số kiến nghị với Nhà nước

Những nỗ lực cố gắng trong bản thân Tập đoàn là yếu tố thiết yếu làm nên thành công của Tập đoàn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu than. Song, những thành công này sẽ đạt được một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều nếu có sự hậu thuẫn từ phí Nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của Tập đoàn TKV, tôi có một số kiến nghị với Nhà nước trong việc kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này như sau:

3.4.1. Về giá bán than:

Chính phủ nên sớm thực hiện việc xác định giá bán than nội địa theo cơ chế thị trường, đặc biệt khi mà nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Hiện nay, chỉ có giá than xuất khẩu là được thực hiện theo cơ chế thị trường, chịu sự điều tiết của cung- cầu than thế giới, còn giá bán than trong nước vẫn theo quy định của chính phủ. Giá than trong nước thấp hơn rất nhiểu so với giá than xuất khẩu. Đây là một bất cập, vì thực tế đã chứng minh, sự chênh lệch giữa giá than trong nước và thê giới càng nhiều thì lượng than xuất khẩu cảng nhiều. Trong khi Chính phủ đang thực hiện chính sách dảm bảo an ninh năng lượng, xuất khẩu than ở mức tối ưu thì việc để tình trạng chênh lệch giá quá nhiều này sẽ càng tạo điều kiện cho việc xuất khẩu lậu than. Hành động này không chỉ làm thất thóat tài nguyên quốc gia mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tập đoàn. Với việc thị trường hóa giá than nội địa, Chính phủ

phân tích ở chương 2, một trong những lý do TKV đẩy mạnh xuất khẩu than

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 83)