Giải pháp về sản phẩm và công nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 87)

5. Kết cầu của chuyên đề

3.3.1.Giải pháp về sản phẩm và công nghệ

Chất lượng và phẩm cấp than sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu than. Đặc biệt, trong những năm sắp tới, khi sản lượng than cho xuất khẩu khó có khả năng tăng lên thì việc nâng cao chất lượng của than để gia tăng giá trị của than xuất khẩu là vấn đề then chốt nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than đối với Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.

- Phải tăng cường đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, chế biến than. Khi tỷ lệ khai thác lộ thiên giảm dần do diện tích các vỉa than lộ thiên ngày càng bị thu hẹp, thì TKV sẽ phải nâng cao tỷ lệ khai thác hầm lò. Điều này đòi hỏi các đơn vị sản xuất trong Tập đoàn phải đẩy mạnh cơ giới hoá ở tất cả nơi nào có điều kiện cơ giới hoá được để hoạt động khai thác có năng suất cao hơn. Làm được như vậy, không những sản lượng than khai thác được đảm bảo mà chất lượng than cũng được nâng dần lên (vì than càng khai thác xuống sâu thì chất lượng than càng tốt).

- Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ chế biến than, bao gồm: chế biến than cám thành than cục, chế biến than antraxít dùng cho luyện kim, chế biến hoá lỏng than và khí hoá than nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và giá trị sử dụng của than và đảm bảo thân thiện với môi trường.

Bêtông hoá toàn bộ nền các kho than, tiến tới xây dựng các kho than kín để chống giảm phẩm cấp than thành phẩm.

gặp phải một số hạn chế và khó khăn nhất định như : số lượng thị trường xuất khẩu còn ít, chỉ hạn chế ở một số thị trường quen thuộc, gần như khó mở rộng thị trường do đặc thù của sản phẩm. Những khó khăn này sẽ phần nào được khắc phục khi TKV giải quyết và tìm ra được hướng đi đối với vấn đề sản phẩm và công nghệ. Bên cạnh đó, tôi cũng có một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác thị trường của TKV:

- Khuyến khích xuất khẩu vào các thị trường lớn như Nhật Bản, Trung quốc và những quốc gia không có hoặc có ít tiềm năng phát triển ngành công nghiệp than nhằm ổn định lượng than tiêu thụ, hạn chế rủi ro hay biến động mạnh về nhu cầu.

- Ưu tiên xuất khẩu than cho những quốc gia có chương trình, dự án hợp tác liên quan đến việc phát triển khai thác than của Việt Nam.

- Tiếp tục duy trì và củng cố mối quan hệ với những bạn hàng truyền thống như Nhật, Trung Quốc, Tây Âu. Dành nhiều ưu đãi về giá cả, đảm bảo tối đa số lượng hàng giao, cùng các dịch vụ đi kèm cho các thị trường này. Trên cơ sở quán triệt 3 nguyên tắc:

+ Việc thận trọng trong quan hệ là tất yếu nhưng cần thiết phải có sự tin tưởng trong kinh doanh. Sự tin tưởng sẽ đảm bảo rằng: quan hệ có thể phát triển rất tốt nếu chúng ta biết cách xử sự hợp lý trong quan hệ lợi ích kinh tế.

+ Quan hệ bạn hàng trong kinh doanh dựa trên cơ sở quan trọng nhất là sự hòa đồng về lợi ích kinh tế, cả hai bên đều được thỏa mãn lợi ích trong mối quan hệ kinh doanh với nhau.

+ Trong mối quan hệ này cần phải giữ chữ “Tín”, không vì lợi ích trước mắt mà bỏ đi chữ “Tín” của doanh nghiệp trên thương trường.

- Song song vói các họat động trên, Tập đoàn cần tích cực, chủ động tìm kiếm đối tác và những thị trường mới trong tương lai. Duy trì sự cân bằng

Việt Nam là xuất khẩu gián tiếp qua các công ty thương mại. Vì vậy, để phát huy hơn nữa hiệu quả của kênh phân phối này, Tập đoàn cần tăng cường phối hợp hoạt động với thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan của chính phủ, phòng thương mại, cục xúc tiến thương mại để tìm hiểu thông tin về hoạt động trung gian tại các khu vực thị trường tiềm năng, qua đó lựa chọn được trung gian phân phối thực sự uy tín, hoạt động có hiệu quả.

3.3.3. Giải pháp về xúc tiến thương mại

Hoạt động xuất khẩu than là hoạt động tạo lợi thế cạnh tranh cho Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam. Hoạt động này không chỉ nhằm lôi cuốn sự chú ý quan tâm của người mua đối với sản phẩm mà quan trọng hơn, còn nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh cũng như danh tiếng của TKV. Họat động xúc tiến thương mại của TKV hiện nay chưa phát triển mạnh và chưa được quan tâm sâu sát. Trong tương lai, khi kinh doanh trong môi trường quốc tế, TKV cần chú trọng hơn nữa trong việc phát triển hoạt động này, cụ thể như:

- Dành một khoản vốn thích hợp trong doanh thu hàng năm để đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ kinh doanh. Một sự đầu tư thích đáng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động xuất khẩu nói riêng, hoạt động kinh doanh của TKV nói chung trong tương lai.

- Tăng cường quảng cáo trên Internet. Với tính ưu việt của hệ thống quảng cáo điện tử trên Internet hiện nay, sản phẩm than sẽ dễ dàng được giới thiệu tới các khách hàng trên toàn cầu, mà hoàn toàn không bị giới hạn bởi vị trí địa lý, hơn nữa có thể tiết kiệm một cách đáng kể chi phí quảng cáo.

- Việc tham gia đều đặn các hội chợ triển lãm cũng là một hoạt động nên làm của TKV bởi đây là cơ hội tốt cho việc quảng bá sản phẩm, tìm kiếm và đây mạnh giao dịch, ký kết hợp đồng. Đồng thời qua hoạt động này, TKV

3.3.4. Giải pháp về công tác chuẩn bị chân hàng và giao than xuất khẩu.

a) Đối với Tập đoàn

- Phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban liên quan trong bộ máy điều hành Tập đoàn để đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch chung.

- Thông báo nhanh và đầy đủ những thông tin về tình trạng tàu đến lấy hàng để các đơn vị có cơ sở thực hiện, tránh tình trạng tầu đến bốc hàng phải chờ quá lâu.

- Tăng cường kiểm tra giám sát việc điều hành, bốc xếp, chuyển tải và giao than ở các đơn vị thành viên và khu vực chuyển tải, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt hoặc mất than, là cơ sở của hành vi xuất khẩu than lậu làm ảnh hưởng đến uy tín của Tập đoàn và hiệu quả xuất khẩu than.

b) Đối với các đơn vị giao than

- Để làm tốt công tác chuẩn bị chân hàng và giao than xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu, trước hết các đơn vị thành viên trong Tập đoàn phải thực hiện việc giao than cho Tập đoàn đúng về thời hạn, đủ về số lượng và chất lượng theo đúng chỉ tiêu mà Tập đoàn đã giao.

- Các đơn vị khai thác cần cải thiện hơn nữa điều kiện kho bãi của đơn vị mình (trước mắt là tăng cường mái che cho kho) nhằm hạn chế việc phải xử lý độ ẩm của than tăng cao do trời mưa dẫn đến làm chậm tiến độ giao hàng.

- Đầu tư mua sắm thêm các phương tiện vận chuyển, phương tiện chuyển tải; bổ sung lực lượng và nâng cao trình độ của cán bộ điều hành để quá trình làm hàng diễn ra thông suốt và nhanh chóng, tàu không phải chờ đợi lâu.

c) Đối với đơn vị giám định và đơn vị bốc xếp

- Đầu tư nâng cấp và đổi mới máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác giám định, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ giám định để đảm bảo giao

- Trong hoạt động bốc xếp, cần nâng cao ý thức đối với công nhân làm hàng để tránh vứt bừa bãi tạp chất lên than, ảnh hưởng đến chất lượng than giao. Dứt khoát phải chấm dứt tình trạng dung túng cho nạn trộm cắp trong khi làm hàng chuyển tải. Bố trí phương tiện hợp lý để đảm bảo tiến độ bốc xếp theo quy định.

3.4. Một số kiến nghị với Nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những nỗ lực cố gắng trong bản thân Tập đoàn là yếu tố thiết yếu làm nên thành công của Tập đoàn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu than. Song, những thành công này sẽ đạt được một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều nếu có sự hậu thuẫn từ phí Nhà nước. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động của Tập đoàn TKV, tôi có một số kiến nghị với Nhà nước trong việc kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này như sau:

3.4.1. Về giá bán than:

Chính phủ nên sớm thực hiện việc xác định giá bán than nội địa theo cơ chế thị trường, đặc biệt khi mà nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Hiện nay, chỉ có giá than xuất khẩu là được thực hiện theo cơ chế thị trường, chịu sự điều tiết của cung- cầu than thế giới, còn giá bán than trong nước vẫn theo quy định của chính phủ. Giá than trong nước thấp hơn rất nhiểu so với giá than xuất khẩu. Đây là một bất cập, vì thực tế đã chứng minh, sự chênh lệch giữa giá than trong nước và thê giới càng nhiều thì lượng than xuất khẩu cảng nhiều. Trong khi Chính phủ đang thực hiện chính sách dảm bảo an ninh năng lượng, xuất khẩu than ở mức tối ưu thì việc để tình trạng chênh lệch giá quá nhiều này sẽ càng tạo điều kiện cho việc xuất khẩu lậu than. Hành động này không chỉ làm thất thóat tài nguyên quốc gia mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tập đoàn. Với việc thị trường hóa giá than nội địa, Chính phủ

phân tích ở chương 2, một trong những lý do TKV đẩy mạnh xuất khẩu than là để bù lỗ cho hoạt động bán than trong nước. Nếu điều chỉnh giá than nội địa, Chính phủ còn tạo điều kiện thuận lợi cho TKV kinh doanh than theo hướng bền vững, đạt được mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu nhờ đa dạng chủng loại và chất lượng than, chứ không phải nhờ tăng số lượng. Từ đó, tài nguyên than được sử dụng hợp lý và tiết kiệm hơn.

3.4.2. Về xuất khẩu than:

Không nên giới hạn xuất khẩu mà chỉ yêu cầu TKV đảm bảo mức xuất khẩu hợp lý trên cơ sở cân đối cung - cầu và hiệu quả sản xuất kinh doanh, ưu tiên cung ứng đủ than cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp quan trọng của nước nhà. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, không nên cấm hoặc hạn chế xuất khẩu than bằng biện pháp hành chính mà bằng cơ chế chính sách, nhất là cơ chế giá than. Chẳng hạn, ở Trung Quốc mấy năm gần đây, nhờ áp dụng chính sách giá than trong nước cao phù hợp với giá nhập khẩu than nên họ không những đã hạn chế việc xuất khẩu than mà còn làm cho việc sử dụng than trong nước tiết kiệm, hợp lý hơn; đồng thời đẩy mạnh được phát triển sản lượng than từ trên 1,0 tỉ tấn năm 2000 lên trên 2,0 tỉ tấn năm 2005 (tăng 2 lần trong vòng 5 năm).

Chỉ nên hạn chế xuất khẩu những chủng loại than mà trong nước có nhu cầu cao chẳng hạn than dùng cho các hộ điện và xi măng. Còn đối với những loại than mà trong nước chưa có nhu cầu sử dụng (như than cục 5, than cám 6, cám 7 dùng trong công nghiệp thép) hoặc không sử dụng do chất lượng quá xấu (than cám 10, 11, 12, than bùn) thì Nhà nước nên khuyến khích xuất khẩu để thu về ngoại tệ, phục vụ cho hoạt động tái đầu tư phát triển sản xuất.

phần than khai thác đưa về nước họ. Nếu không cho xuất khẩu, việc thu hút được đối tác đầu tư khai thác than vùng này sẽ gặp khó khăn, nhất là trong giai đoạn đầu tiến hành khai thác.

3.4.3. Về xây dựng cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng là nền tảng cơ bản để doanh nghiệp phát trỉển kinh doanh. Cơ sở hạ tầng tốt, trang thiết bị được đầu tư hiện đại sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh thuận lợi. Điều nầy lại càng quan trong đối với một kinh doanh –sản xuất than như TKV. Trong đó, việc nâng cấp hệ thống cầu cảng là vô cùng thiết thực và cần thiết.

Hệ thống cầu cảng ngành than còn nhiều bất cập, trong khi lưu lượng tàu ra vào cảng thường xuyên là rất lớn. Điều này gây khó khăn cho các tàu vào bốc rót hàng hóa vì vừa mất thời gian chờ cầu, vừa bị phạt dôi nhật tàu. Vì vậy, Chính phủ cẩn quan tâm và đầu tư thích đáng đến hệ thống cầu cảng hiện nay,có kế hoạch phát triển, mở rộng hệ thống cảng biển của nước ta, cả về quy mô và độ sâu cũng như trang bị các thiết bị bốc dỡ hiện đại để hoạt động giao thương buôn bán nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu than nói riêng có nhiều thuận lợi.

Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ cho phép đầu tư một số nhà máy điện tại vùng mỏ, có thể đốt than xấu (3.500 – 4.500 Kcal/kg) bằng công nghệ lò hơi tầng sôi hoàn toàn (như Nhà máy nhiệt điện Na Dương đã thành công). Khi đó, lượng than xấu xuất khẩu sẽ giảm mạnh trong các năm tới, sau khi các nhà máy nhiệt điện vào vận hành và thay vào đó, sẽ xuất khẩu những loại than có phẩm cấp tốt, giá trị cao mà trong nước không có nhu cầu sử dụng.

Ngoài ra, thực tế hiện nay, việc khai thác lộ thiên đang dần dần trở nên khó khăn hơn vì diện tích những vỉa than lộ thiên ngày càng thu hẹp. Thay vào đó, trong thời gian tới, TKV sẽ phải chuyển sang khai thác hầm lò. Với

TKV trong công tác khai thác than đòi hỏi công nghệ cao này.

3.4.4. Về chính sách thuế đồi với than xuất khẩu.

Theo Quy hoạch phát triển ngành Than và kế hoạch trong 5 năm tới, sản lượng than xuất khẩu sẽ có chiều hướng giảm vì phải tập trung cung cấp cho nhu cầu trong nước, đặc biệt là cho các nhà máy điện, xi măng. Dự báo đến năm 2010, sản lượng than cung cấp cho các nhà máy điện sẽ tăng gấp 3 lần so với năm 2005 và với cơ chế giá như hiện nay thì TKV sẽ hoà hoặc lỗ. Theo tính toán, nếu áp dụng mức thuế xuất khẩu đối với than là 3% thì hàng năm Tập đoàn phải nộp thuế xuất khẩu từ 300 - 350 tỷ đồng, như vậy chênh lệch xuất khẩu dần dần sẽ không đủ để bù cho than tiêu thụ trong nước.

Do mức bù lỗ từ than xuất khẩu cho than trong nước ngày càng tăng nên lợi nhuận của ngành than sẽ giảm đáng kể so với những năm trước, trong khi nhiều khoản chi phí cho môi trường, an toàn vệ sinh lao động, giá xăng dầu, tiền lương và các chế độ khác mới chỉ đạt 80% mức Nhà nước cho phép. Ngoài ra, hàng năm TKV phải đầu tư mở rộng và bổ sung bình quân 4.000 tỷ đồng cho sản xuất than, chưa kể phải có vốn đối ứng để đầu tư phát triển các nhà máy điện, khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Để được vay vốn đầu tư, Tập đoàn cần vốn tự có ít nhất là 800 tỷ đồng, tương ứng phải đạt mức lợi nhuận trên 2.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong 1 đến 2 năm tới là giai đoạn Tập đoàn phải trả các khoản nợ, trong khi giá bán than xuất khẩu đang giảm, việc cân đối tài chính của Tập đoàn sẽ càng gặp khó khăn nếu không có cơ chế và chính sách tạo điều kiện cho ngành than tích tụ vốn.

Từ những phân tích trên, đề nghị Bộ Tài chính chưa nên thu thuế xuất khẩu than trong điều kiện chưa điều chỉnh giá bán than trong nước theo cơ chế thị trường. Khi giá than trong nước đã được thị trường hoá thì thuế xuất khẩu cần được xem xét một cách hợp lý sao cho bảo đảm quyền lợi của Nhà

bón và Giấy sao cho đủ bù đắp chi phí hợp lý và có lãi nhất định để Tập đoàn đầu tư, đồng thời dần tiến tới thị trường hoá giá bán than trong nước.

Tóm lại, chương 3 đã tập trung giải quyết được những vấn đề sau: Dự báo nhu cầu than thế giới, những cơ hội và thách thức đồi với TKV, những định hướng, mục tiêu phát triển công nghiệp than của TKV, để từ đó đưa ra

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 87)