Bộ máy tổchức và chức năng nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 40)

5. Kết cầu của chuyên đề

2.1.2. Bộ máy tổchức và chức năng nhiệm vụ

2.1.1.2. Bộ máy tổ chức

a) Ban lãnh đạo

Ban lãnh đạo điều hành Tập đoàn gồm có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng giám đốc (12 người), Kế toán trưởng.

- Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, gồm 7 thành viên, là cơ quan quản lý cao nhất trong Tập đoàn, có quyền quyết định mọi hoạt động trong Tập đoàn.

- Tổng Giám đốc: Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam, là tổng điều hành các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và kế hoạch phối hợp kinh doanh của Tập đoàn các công ty; Trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, cán bộ; chiến lược phát triển và quan hệ quốc tế; Là Chủ tịch Hội đồng thi đua Tập đoàn; Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.

- Các phó tổng giám đốc: trong đó có 1 phó tổng giám đốc thường trực giải quyết công việc thường ngày của Tập đoàn, thay Tổng giám đốc (là quyền Tổng giám đốc) điều hành Tập đoàn khi Tổng giám đốc vắng mặt (nghỉ ốm, nghỉ phép, đi học, đi công tác nước ngoài...) và 11 phó tổng giám đốc có trách nhiệm điều hành toàn diện hoạt động sản xuất, kinh doanh của các Khối kinh doanh cụ thể của Tập đoàn; thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.

- Kế toán trưởng:Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kế toán trưởng Tập đoàn theo quy định của pháp luật, theo Điều lệ và các quy chế quản lý của Tập đoàn, đồng thời là Trưởng ban Kế toán - Thống kê - Tài chính theo Luật kế toán; Thường trực Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp Tập đoàn; Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.

b) Bộ máy giúp việc

Bao gồm 41 phòng ban, trong đó:

- 14 ban chức năng thuộc khối quản lý tổng hợp có chức năng tham mưu, giúp việc HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn trong việc sắp xếp, tổ chức và quản lý các hoạt động chung trong toàn Tập đoàn

- 27 ban chức năng thuộc 7 khối kinh doanh có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn trong việc sắp xếp, tổ chức và quản lý các hoạt động của từng khối.

c) Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu các công ty trong Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam như sau:

- 11đơn vị trong cơ cấu tổ chức công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam,.

- 8 Công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- 42 công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

- 6 công ty do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.

- 3 trường đào tạo nghề:

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh

- Công nghiệp than: khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế biến, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm và khoáng sản khác đi cùng với than.

- Công nghiệp khoáng sản (bao gồm công nghiệp bô xít – alumin - nhôm và các khoáng sản khác): khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, làm giàu quặng, gia công, chế tác, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm

alumin, nhôm, đồng, chì, kẽm, crôm, thiếc, đá quý, vàng, các kim loại đen, kim loại mầu khác và khoáng sản khác.

- Công nghiệp điện: đầu tư xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy thuỷ điện; bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

- Cơ khí: đúc, cán thép; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe chuyên dùng, phương tiện vận tải đường sông, đường biển, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực và các thiết bị công nghiệp khác.

- Vật liệu nổ công nghiệp: đầu tư xây dựng, sản xuất, mua bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp; cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

- Quản lý, khai thác cảng biển, bến thuỷ nội địa và vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ chuyên dùng, xếp dỡ, chuyển tải hàng hóa.

- Vật liệu xây dựng: khai thác đá, sét, cát, sỏi, các loại phụ gia; sản xuất xi măng, gạch ngói và các loại vật liệu xây dựng khác.

- Xây lắp đường dây và trạm điện; xây dựng các công trình công nghiệp, luyện kim, nông nghiệp, giao thông và dân dụng.

- Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng và bất động sản.

- Cấp nước, xử lý chất thải, trồng rừng và sản xuất, dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Sản xuất kinh doanh dầu mỡ bôi trơn, nitơ, ôxy, đất đèn, hàng tiêu dùng, cung ứng vật tư, thiết bị.

- Các dịch vụ: đo đạc, bản đồ, thăm dò địa chất; tư vấn đầu tư, thiết kế; khoa học công nghệ, tin học, kiểm định, giám định hàng hóa; in ấn, xuất bản; đào tạo, y tế, điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng; thương mại, khách sạn, du lịch; hàng hải; xuất khẩu lao động; bảo hiểm, tài chính.

2.1.4. Hệ thống cơ sở, vốn và nguồn lực

2.1.4.1. Cơ sở vật chất - hạ tầng kỹ thuật

a) Công nghiệp than:

- Trong Tập đoàn hiện có 29 mỏ và các điểm được khai thác bằng phương pháp lộ thiên, trong đó có 6 mỏ lớn công xuất thiết kế mlix mỏ từ 800.000 – 1.500.000 tấn/năm; các mỏ còn lại công xuất tử 200.000 – 400.000 tấn/năm. Thiết bị công nghệ chủ yếu được sử dụng tại các mỏ lộ thiên nay là các loại khoan xoay cầu có đường kính mũi khoan 100 – 250 mm; máy xúc với dung tích gầu xúc 4-5 m 3 và 8-12m 3 ; Vận tải than từ mỏ đến nhà máy tuyển than và cảng tiêu thụ bằng ôtô, hoặc liên hợp ôtô- băng tải.

- có 20 mỏ khai thác hầm lò, trong đó có 7 hầm lò có công xuất từ 1.000.000 tấn than trở lên. Ở hầu hết các mỏ hầm lò, sơ đồ khai thông, mở vỉa được áp dụng là phương pháp khai thông bằng giếng nghiêng kết hợp lò bằng từng tần, sử dụng băng tải vận chuyển than trên giếng chính để đáp ứng yêu cầu nâng công suất mỏ hàng năm. Khâu đào lò than hiện đại đã có 11 tổ hợp máy Combai đào lò AM – 45 và AM -50Z đang hoạt động.

- Hiện tại có ba cụm sàng tuyển trung tâm ở tỉnh Quảng Ninh: Cửa ông (Cẩm Phả), Nam Cầu Trắng (thành phố Hạ Long) và nhà máy sàng Vàng Danh (Uông Bí). Cụm sàng tuyển Cửa ông gồm hai nhà máy tuyển than là nhà máy tuyển than l với công suất 2,7 triệu tấn/năm do Pháp xây dựng từ năm 1924 và nhà máy tuyển than 2 với công suất 3 triệu tấn/năm sử dụng công nghệ tiên tiến cúa Australia, được đưa vào vận hành từ năm 199l. Nhà máy sàng tuyển Nam Cầu Trắng công suất 2 triệu tấn/năm là nhà máy mới, công nghệ của Ốtxtrâylia được đưa vào vận hành từ năm 1996. Nhà máy sàng Vàng Danh chủ yếu sàng và chế biến than cho mỏ Vàng Danh theo công nghệ của Liên Xô.

b) Công nghiệp cơ khí:

Hệ thống cơ sở cơ khí, cơ điện phục vụ sản xuất than của Tập đoàn Than Việt Nam hiện nay bao gồm 5 nhà máy cơ khí tập trung và 24 xưởng cơ khí, cơ điện tại các mỏ, các xí nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn Quảng Ninh còn có 3 nhà máy cơ khí lớn trực thuộc Tập đoàn Cơ khí Năng lượng và Mỏ, các nhà máy này được xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ sản xuất than.

c) Vật liệu xây dựng:

Tập đoàn có hai nhà máy xi măng: La Hiên (Thái Nguyên) công suất 140 ngàn tấn/năm và Đại Yên (Quảng Ninh) công suất 20 ngàn tấn/năm; các cơ sở sản xuất gạch với tổng công suất 20 triệu viên/năm, hiện nay các cơ sở này đang hoạt động tốt, cung cấp sản phấm cho các đơn vị xây dựng trong và ngoài ngành.

2.1.4.2. Nguồn nhân lực

Tính đến tháng 10/2007, tổng số công nhân, viên chức trong toàn Tập đoàn là 115.992 người. Trong đó: Nữ giới chiếm 20,22%; Đảng viên Cộng Sản chiếm 20,65 % và người Dân tộc thiểu số chiếm 2,12 %.

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ - TKV)

Với chính sách khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, động viên công nhân tăng năng suất lao động, Tập đoàn Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam luôn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động theo nhu cầu kinh doanh, chính sách và tiêu chuẩn công nhân viên chức. Trong giai đoạn 2003-2007, đã có tổng số 46.057 lượt công nhân, viên chức được cử đi học (đào tạo, bồi dưỡng). Trong đó: đào tạo trong nước 44.504 lượt người, đào tạo ở nước ngoài 1.533 lượt người; xuất thân từ công nhân có 26.912 lượt người (57,87%), người dân tộc thiểu số có 449 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng.

2.1.4.3. Trình độ công nghệ

- Trang thiết bị ngành than hầu hết đều được đầu tư đã khá lâu, giá trị còn lại của các chủng loại máy công tác cũng như thiết bị điện đều chỉ nằm trong khoảng 40-60%. Thế hệ các trang thiết bị và sự đồng bộ của chúng trong dây chuyền sản xuất còn ở mức thấp. Nhìn chung, so với các nước, ngành khai thác than lộ thiên nước ta có trình độ kỹ thuật công nghệ có thể coi vào loại trung bình tiên tiến.

- Trình độ kỹ thuật công nghệ của nhân lực ngành than ở mức trung bình. Cấp độ tinh xảo của công nhân chỉ ở mức có “khả năng tiếp thu và cải tiến công nghệ”, chưa đạt đến mức có khả năng có những phát minh sáng chế.

Bảng 2.3: Tổng hợp về bậc thợ công nhân ngành than

(Nguồn: Tạp chí Khoa học công nghệ Mỏ - 2007)

2.1.4.4. Cơ cấu nguồn vốn/tài sản

Tình hình nguồn vốn/tài sản của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tính đến hết ngày 31/12/2006 được thể hiện trong bảng dưới đây:

(Đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn: Ban Kế toán - Thống kê - Tài chính, TKV)

Bảng 2.5: Bảng cân đối Tài sản - Nguồn vốn của TKV đến 31/12/2006

2.2. Phân tích chung về tình hình hoạt động của Tập đoàn thời gian vừa qua. qua.

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam là một tập đoàn kinh tế hàng đầu của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây với quy mô hoạt động rộng lớn, sản xuất kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than. Với xuất phát là Tổng công ty Than Việt Nam và sự sát nhập của Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam trước đây, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã gìn giữ và phát huy những thành tựu vốn có để tiếp tục và mở rộng quy mô hoạt động, tăng doanh thu, lợi nhuận và nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế.

2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2005-2007.

Trong các ngành kinh doanh của Tập đoàn, công nghiệp than là ngành nền tảng, sự phát triển của nó quyết định sự phát triển của các ngành khác. Do đó, doanh thu từ sản xuất và tiêu thụ than luôn chiếm tỷ trọng lớn (65-80%) trong tổng doanh thu hàng năm của Tập đoàn và trong đó, phần lớn doanh thu có được từ việc xuất khẩu than. Điều này chứng tỏ vai trò quyết định của xuất khẩu than đối với sự phát triển của công nghiệp than nói riêng, của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam nói chung.

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của TKV)

Bảng 2.6: Kết quả sản xuất kinh doanh theo ngành nghề của TKV (2005-2007)

Các số liệu từ bảng trên đây cho thấy TKV đã đạt mức tăng trưởng cao và đều qua các năm. Tổng doanh thu năm sau tăng từ 15-20% so với năm trước. Tất cả các ngành nghề đều có mức tăng trưởng cao:

- Doanh thu sản xuất than năm 2005 là 15.792 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 19.265 tỷ đồng (tăng 22%), năm 2007 là 22.073 tỷ đồng (tăng 15%).

- Doanh thu sản xuất cơ khí năm 2005 là 855 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 1.108 tỷ đồng (tăng 22%), năm 2007 là 1.435 tỷ đồng (tăng 30%).

- Sản xuất vật liệu nổ năm 2005 thu về 1.040 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 1.126 tỷ đồng (tăng khoảng 10%), năm 2007 là 1.300 tỷ đồng (tăng 15%).

- Sản xuất kinh doanh khác năm 2005 đạt 4.918 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 6.470 tỷ đồng (tăng khoảng 32%), năm 2007 là 7.300 tỷ đồng (tăng 13%).

- Sản xuất điện có giá trị doanh thu không lớn bằng các ngành khác nhưng lại có mức tăng trưởng cao trong năm 2006-2007 so với năm 2005. Từ giá trị sản xuất năm 2005 là 183 tỷ đồng, sang đến năm 2006 là 608 tỷ đồng và 2007 là 630 tỷ đồng. Đây là kết quả của việc nhà máy nhiệt điện Na Dương chính thức được đưa vào vận hành thương mại.

- Sản xuất khoáng sản sau 2 năm hoạt động kể từ khi Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam sát nhập vào Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam cũng có mức tăng trưởng cao: doanh thu năm 2007 tăng 30% so với năm 2006.

2.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2005-2007

(Nguồn: Ban Kế toán- Thống kê - Tài chính, TKV)

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của TKV giai đoạn 2005-2007

Nhận xét:

Các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đều có sự tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt là sự tăng trưởng

của năm 2006 so với năm 2005. Điều này thể hiện, Tập đoàn hoạt động tốt và ngày càng phát triển.

- So với năm 2005, các chỉ tiêu của năm 2006 đều tăng trưởng cao (trừ chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế có sự giảm sút): doanh thu đạt 29713 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2005 (22788 tỷ đồng); chi phí là 27052 tỷ đồng, trong khi năm 2005 là 16555 tỷ đồng (tăng 38%); nộp ngân sách nhà nước tăng từ 1250 tỷ đồng năm 2005 lên 1630 tỷ đồng năm 2006 (tăng 30%); tổng giá trị tài sản tăng 35%, vốn chủ sở hữu tăng 55% cho thấy quy mô kinh doanh đã được mở rộng. Nhờ đó, thu nhập bình quân của người lao động đã tăng từ 3.3 triệu đồng/tháng/người năm 2005 lên 3.7 triệu đồng/tháng/người.

Có được sự tăng trưởng này là do có bước chuyển đổi quan trọng trong mô hình hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Năm 2005, với mô hình Tổng công ty 91, Tổng công ty Than Việt Nam (tiền thân của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) hoạt động độc lập với kết quả kinh doanh được phản ánh như trong bảng kết quả trên. Chuyển sang năm 2006, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam được thành lập, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Nhờ có sự chuyển đổi mô hình kinh doanh này, mà vốn chủ sở hữu, tổng tài sản của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam được bổ sung và tăng lên rất nhiều (55% và 35%). Bên cạnh đó, với việc phát triển kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực (công nghiệp than, cơ khí, khoáng sản, điện…), Tập đoàn đã đạt được doanh thu 29713 tỷ đồng, tăng gần 30% so với năm 2005. Nhưng kéo theo đó, để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh, chi phí hoạt động của Tập đoàn (chí phí quản lý doanh nghiệp, chi phí mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ…) cũng như đầu tư cho xây dựng cơ bản (xây dựng nhà máy sàng tuyển, nhà máy nhiệt điện, mở rộng khai thác hầm lò…) đều tăng cao (38% và 113%), làm cho lợi nhuận trước thuế giảm xuống và thấp

hơn lợi nhuận năm 2005 là 15%. Điều này tất yếu dẫn đến, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu và tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu năm 2006 thấp hơn so với năm 2005 (9% và 20% so với 12% và 40%)

- Sang đến năm 2007 là năm thứ hai hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh doanh, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều kết quả khả quan. Doanh thu toàn Tập đoàn là 34,4 ngàn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2006. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh, lợi nhuận trước thuế đạt 2680 tỷ đồng, đạt 116% kế hoạch, tương đương lợi nhuận năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu đạt 7,7%, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than ở Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 40)