5. Kết cầu của chuyên đề
2.3.2. Hiệu quả xuất khẩu than tại TKV
2.3.2.1. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu rất quan trọng, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận cao hay thấp là thước đo sức sống của doanh nghiệp, đồng thời nó phản ánh doanh nghiệp đã kết hợp nguồn lực của mình hợp lý hay chưa.
Kim ngạch xuất khẩu than trong những năm vừa qua liên tục tăng nên mức lợi nhuận do xuất khẩu than mang lại cũng theo đó tăng lên. Năm 2004, lợi nhuận xuất khẩu chỉ đạt 65 triệu USD. Sang năm 2005, các đơn vị thuộc Tập đoàn đã nâng cấp và lắp đặt dây chuyền công nghệ mới nên sản lượng sản xuất tiếp tục tăng cao, đồng thời sự gia tăng liên tục nhu cầu sử dụng than trên thế giới cũng mở ra cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu cho than Việt Nam. Vì thế, lợi nhuận xuất khẩu tăng lên 47% so với năm 2004, đạt 96 triệu USD.
Trong năm 2006 và 2007, việc đầu tư nâng cấp và mua mới các thiết bị, máy móc phục vụ việc mở rộng khai thác các mỏ mới, nâng cao hệ số khai thác hầm lò và nâng cao chất lượng sàng tuyển, chế biến than làm cho chi phí xuất khẩu tăng lên 18% và 16%. Trước tình hình đó, để tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Tập đoàn phải thắt chặt công tác quản lý các yếu tố đầu vào khác, đồng thời chú trọng nâng cao năng suất lao động, vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm xuất khẩu thu được trong thời gian
qua. Nhờ vậy, mức lợi nhuận trong năm 2006 và 2007 lần lượt đạt 132 triệu USD và 167 triệu USD. So với năm 2004, mức lợi nhuận năm 2007 tăng 2.57 lần.
Bảng 2.12 : Kết quả xuất khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam qua các năm
(Đơn vị: Triệu USD, %)
Nếu xét toàn bộ hoạt động của Tập đoàn thì tỷ trọng đóng góp của hoạt động xuất khẩu than vào tổng lợi nhuận ngày càng lớn. (Xem bảng 2.1..)
Bảng 2.13: Tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu trong tổng lợi nhuận của TKV
(Nguồn: Ban Kế toán- Thống kê - Tài chính, TKV)
Năm 2004, khi giá dầu thế giới bắt đầu tăng cao, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ than ra nước ngoài, đẩy giá than xuất khẩu lên, trong khi thị trường tiêu thụ than trong nước vẫn được bảo hộ cao thì xuất khẩu than vẫn tiếp tục giữ vai trò là nguồn thu chủ yếu của công nghiệp than nói riêng, của Tập đoàn Than nói chung. Lợi nhuận năm này đóng góp 55% trong tổng lợi nhuận cả năm của Tập đoàn Than. Sang đến năm 2005, xuất khẩu than đóng góp 58% vào tổng lợi nhuận. Năm 2006, tỷ trọng này còn tăng cao đạt 78% và năm 2007 là 79% do tổng lợi nhuận toàn Tập đoàn giảm nhưng lợi nhuận xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng. Con số này càng khẳng định vai trò của hoạt động xuất khẩu than trong hoạt động kinh doanh của toàn Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
Về tỷ suất lợi nhuận:
Khác với lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận biến động không ổn định. Điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây:
Năm 2004, cứ 1 USD doanh thu xuất khẩu đem lại cho Tập đoàn 0.191 USD lợi nhuận thì sang năm 2005, mức này đã giảm xuống: 1 USD doanh
thu xuất khẩu chỉ mang về cho Tập đoàn 0.154 USD lợi nhuận. Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận đạt 0.176, tăng lên so với năm 2005 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2004. Đến năm 2007, tỷ suất lợi nhuận có biến động tăng nhẹ (11%), đạt 0.193. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự biến động không đều của chi phí xuất khẩu. Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận của Tập đoàn vẫn được duy trì ở mức tương đối cao, cho thấy hiệu quả xuất khẩu là khá tốt.
Biểu đồ 2.5 : Tỷ suất lợi nhuận của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong xuất khẩu.
Vốn là nguồn lực rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam, do tiềm lực tài chính có hạn nên việc sử dụng vốn đúng mục đích và đạt hiệu quả cao nhất là rất cần thiết. Hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn trong xuất khẩu than được thể hiện trong bảng dưới đây. Do việc
nước là rất khó khăn nên nguồn vốn được xét ở đây là vốn kinh doanh nói chung.
Bảng 2.14: Hiệu quả sử dụng vốn tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
(Nguồn: Ban Kế toán- Thống kê - Tài chính, TKV)
+ Về hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Năm 2004, 1 đồng vốn cố định đem lại 0.372 đồng lợi nhuận. Năm 2005, sức sinh lời của vốn cố định tăng thêm so với năm 2004 là 0.149 đồng, tương ứng với 40%. Điều này cho thấy, vốn cố định của năm 2005 đã hoạt động tốt hơn so với năm 2004.
Năm 2006, sức sinh lời của vốn cố định gần như không có biến động so với năm 2005: 1 đồng vốn cố định năm 2005 mang lại 0.521 đồng lợi nhuận, sang năm 2006 cũng chỉ mang lại 0.523 đồng lợi nhuận. Con số này phản ánh một điều, sự tăng trưởng của lợi nhuận xuất khẩu năm 2006 so với năm 2005 và sự tăng trưởng của vốn cố định năm 2006 so với năm 2005 là tương đương nhau.
Tuy nhiên, sang năm 2007, mức sinh lời của vốn cố định giảm nhẹ 12.4%, chỉ đạt 0.458 đồng lợi nhuận xuất khẩu/1 đồng vốn định. Đó là do trong năm này, Tập đoàn đã đầu tư thêm một số dây chuyền, máy móc thiết
bị hiện đại của Cộng hoà Liên bang Đức cho một vài dự án đang thực hiện làm tăng thêm chi phí cố định.
+ Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Vốn lưu động là nguồn vốn giúp doanh nghiệp duy trì sự hoạt động ổn định. Vì thế, hiệu quả sử dụng vốn lưu động được các nhà quản trị rất quan tâm. Từ năm 2004 đến năm 2007, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam có những biến động thất thường.
Năm 2005 là năm việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao nhất khi 1 đồng vốn lưu động được sử dụng đã đem lại cho Tập đoàn 1.609 đồng lợi nhuận. Đây là mức sinh lời rất cao. So với năm 2004, sức sinh lời của năm 2005 tăng tới 45%. Sang năm 2006, trong khi vốn lưu động tăng 30% thì lợi nhuận xuất khẩu chỉ tăng 20% làm cho sức sinh lợi của vốn lưu động giảm xuống ở mức 1.389. Nếu mức sinh lời của năm 2005 được duy trì ở năm 2006 thì để tạo ra 2125 tỷ đồng lợi nhuận, Tập đoàn cần bỏ ra 3419 tỷ đồng vốn lưu động. Như vậy, Tập đoàn đã tiết kiệm được gần 2000 tỷ đồng vốn lưu động. Sang năm 2007, sức sinh lời của vốn lưu động tiếp tục giảm xuống mức 1.113. Tuy nhiên, điều này không nói lên rằng, Tập đoàn đã sử dụng vốn lưu động không hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu than.
2.3.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động
Việt Nam với lợi thế về chi phí lao động thấp so với các nước trong khu vực đã đem lại một lợi thế cho các doanh nghiệp trong việc định giá bán thấp để cạnh tranh. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, lợi thế này đã mất dần đi do sự tăng trưởng của nền kinh tế. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là rất quan trọng. Sự phân công, bố trí, sử dụng lao động hợp lý sẽ làm tăng năng suất lao động, là tiền đề giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Bảng 2.15: Tình hình hiệu quả sử dụng lao động tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
(Nguồn: Ban Kế toán- Thống kê - Tài chính, TKV)
Doanh thu xuất khẩu NSLĐ bình quân =
Năm 2004, năng suất lao động xuất khẩu của Tập đoàn Than là 3681USD/lao động, có nghĩa là trung bình một năm, 1 người lao động trong Tập đoàn đem lại cho Tập đoàn 3681USD doanh thu xuất khẩu. Năm 2005, năng suất lao động tăng mạnh tới 71.9% so với năm 2004, tương ứng với 6329USD/lao động do có sự tăng vọt về doanh thu xuất khẩu. Đồng thời, để có được kết quả này, là do có sự quan tâm đầu tư đúng mức của ban lãnh đạo Tập đoàn, tạo điều kiện cho người lao động được bồi dưỡng nâng cao tay nghề, kỹ thuật nghiệp vụ đồng thời với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, giúp cho người lao động làm việc năng suất và hiệu quả hơn.
Sang các năm tiếp theo là 2006 và 2007, năng suất lao động bình quân tiếp tục tăng, đạt mức 6825USD/lao động và 7457USD/lao động, tuy so với năm trước mức tăng chỉ là 7.8% và 9.2%. Điều này cho thấy hiệu quả làm việc của người lao động đã được duy trì và phát huy
Cùng với năng suất lao động, sức sinh lợi của lao động cũng tăng lên sau từng năm. Năm 2004, trung bình 1 lao động đem về cho Tập đoàn 703 USD lợi nhuận cả năm thì sang năm 2005 đã tăng lên thành 973 USD. So với năm 2005, chỉ tiêu này đã tăng 23.4% vào năm 2006. Sang năm 2007, sức sinh lời của mỗi lao động tiếp tục tăng 12.6%, đạt 1353 USD cả năm.
Như vậy, năng suất lao động và sức sinh lợi của lao động trong Tập đoàn đã phát triển theo chiều hướng tốt, năm sau cao hơn năm trước. Qua đó cho thấy, hiệu quả sử dụng lao động của Tập đoàn ngày càng được nâng cao. Đó là biểu hiện tốt cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
2.3.2.4. Hiệu quả sử dụng đồng nội tệ
Trong hoạt động xuất khẩu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng số ngoại tệ thu được do xuất khẩu đem lại, còn chi phí kinh doanh phục vụ cho
biết để thu được 1 đồng ngoại tệ xuất khẩu thì cần sử dụng bao nhiêu đồng nội tệ. Và để đánh giá chỉ tiêu này, người ta so sánh tỷ suất ngoại tệ với tỷ giá trung bình năm đó. Nếu tỷ suất ngoại tệ thấp hơn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng đồng nội tệ có hiệu quả.
Bảng 2.16: Tỷ suất ngoại tệ của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.
(Nguồn: Ban Kế toán- Thống kê - Tài chính, TKV)
Từ bảng số liệu trên, có thể thấy tỷ suất ngoại tệ của Tập đoàn Than từ năm 2004 đến năm 2007 đều thấp hơn so với tỷ giá trung bình của thị trường năm đó. Năm 2004, để thu được 1 đồng ngoại tệ, Tập đoàn phải bỏ ra 12753 đồng nội tệ, thấp hơn 3015 đồng so với tỷ giá trung bình. Năm 2005 và 2006 là hai năm có mức chênh lệch nhỏ hơn, trong khi năm 2007 - năm gần đây nhất có mức chênh lệch cao nhất là 3100 đồng.
Mức chênh lệch trên là khá lớn so với các doanh nghiệp, công ty khác. Nó cho thấy hiệu quả kinh doanh xuất khẩu, mà chủ yếu là từ xuất khẩu than của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam. Đồng thời cho thấy lợi ích đem lại từ xuất khẩu than. Do nhu cầu than cho sản xuất trên thị trường quốc tế tăng cao, đẩy giá than xuất khẩu tăng lên rất nhiều và lớn hơn rất nhiều so với giá bán than trong nước, mà nhờ đó xuất khẩu than đã mang lại một ngưồn lợi
2.3.3. Đánh giá về hiệu quả xuất khẩu than tại Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.