Nhà cao tầng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI-XÂY DỰNG VIETRACIMEX HÀ NỘI (Trang 95 - 98)

- Xây dựng các định mức về vốn một cách cụ thể và khoa học dựa trên các điều kiện thực tế của Công ty và tình hình biến động của môi trường.

Nhà cao tầng

Hiện nay tại Việt Nam đang sử dụng nhiều công nghệ xây dựng đơn giản nên năng suất lao động thấp, thời gian thi công kéo dài, lãng phí nguyên nhiên liệu, xả nhiều rác, bụi ảnh hưởng môi trường. Trong xu hướng xây dựng hiện đại, nhiều công ty đang hướng tới phương pháp công nghiệp hóa xây dựng nhằm triệt để tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân công, năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Một trong các công nghệ mang tính cách mạng là công nghệ sàn rỗng BubbleDeck để công xưởng hóa quá trình thi công sàn, nhưng giữ nguyên ưu

điểm của sàn toàn khối, giảm đến 50% trọng lượng bản thân công trình, giảm lượng tiêu thụ bê tông, giảm lao động, giảm rác thải… Đây là công nghệ được Bộ Xây dựng xem xét và khuyến khích phát triển tại Việt Nam.

Công nghệ thứ hai là kết cấu tường nhẹ sản xuất công xưởng đã hoàn

thiện bề mặt để giảm 70% trọng lượng bản thân so với tường xây gạch, tăng năng suất lao động, giảm lao động thủ công trên công trường, giảm bụi, rác thải… Đối với phần móng và phần ngầm, sử dụng phối hợp móng bè dạng hộp trên nền đất yếu đã gia cố bằng công nghệ Top- Base nhằm giảm thời

gian thi công 60-70%, đặc biệt tăng khả năng chịu lực của nền đất yếu 30- 40%. Công nghệ Top Base mặc dù đã phát triển ở Nhật Bản và Hàn Quốc hơn 20 năm nhưng Việt Nam cũng là một trong số ít các nước áp dụng công nghệ này, và ngay lập tức nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều chủ đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Top-base, một công nghệ nền móng mới đã được nhiều kỹ sư Nhật Bản và Hàn Quốc thực sự quan tâm. Công nghệ được

sử dụng cho nền đất yếu để tăng cường khả năng chịu tải của nền đất và giảm kết cấu móng.

Công nghệ top-base được tiến hành bằng cách đặt các khối bêtông top- base lèn chặt trong một lớp đá dăm trên nền đất yếu. Những kết quả đo lường cho thấy khi công nghệ top-base cho phép giảm kết cấu móng chỉ còn 1/10- 1/2 (hoặc hơn nữa) và tăng khả năng chịu lực của đất nền từ 50% đến 200% (hoặc hơn nữa) so với nền đất chưa gia cố. Công nghệ top-base, vốn được coi là một bước đột phá về công nghệ xây dựng, đã được hoàn thiện và áp dụng thành công trên nền đất yếu hơn 10 năm ở Hàn Quốc. Có 2 phương pháp thi công top-base, đó là thi công tại nhà máy và thi công tại chỗ.

1. Top-block đúc sẵn (công nghệ Nhật bản) - Sắp xếp các top-block lên nền đất - Chèn đá dăm giữa các khối

2. Top-block đổ tại chỗ (công nghệ Hàn quốc) - Sắp xếp các khuôn đúc chế tạo sẵn - Đổ bê tông vào khuôn

- Chèn đá dăm giữa các khối

Mặc dù phương pháp thi công tại nhà máy và thi công tại chỗ có chức năng như nhau, nhưng phương pháp thi công tại chỗ dễ đạt cường độ hơn và rẻ hơn phương pháp thi công tại nhà máy.

Phương pháp đổ tại chỗ được thực hiện bằng cách đặt các phễu được kết nối chặt chẽ với nhau tại vị trí thi công, sau đó, đặt hệ lưới thép dưới, đổ bêtông hoặc vữa lỏng vào phễu, lèn chặt đá dăm, đặt lưới thép trên, vv.. Trong 1 top-block, khối bêtông hình nón ở trên có góc nghiêng 45 độ có tác dụng phân phối ứng suất, khối bêtông hình trụ đỉnh chóp ở dưới có tác dụng ngăn sự biến dạng bên.

Đây là một công nghệ mới có tính đột phá nhờ chi phí rất thấp bởi thời gian thi công rất ngắn cũng như sử dụng những vật liệu thi công rẻ tiền, dễ vận chuyển tới công trường và phương pháp thi công đơn giản.

Cơ chế cải tạo đất bằng top-base:

- Phân bố đều ứng suất trong nền- tập trung ứng suất gần đáy móng - Hạn chế biến dạng ngang

- Khắc phục cơ chế phá hoại do trượt cục bộ thành phá hoại do trượt sâu.

Ứng dụng hệ kết cấu cầu treo cho nhà cao tầng ở Việt Nam

Kết cấu cầu treo là một trong những kết cấu được dùng phổ biến khi thiết kế cầu nhịp lớn do những ưu điểm của nó. Hệ kết cấu cầu treo điển hình gồm hai tháp cao ở hai đầu, sàn cầu bê tông cốt thép hoặc thép, hai dây cáp lớn căng ngang nối hai đỉnh tháp và các dây cáp nhỏ treo sàn bê tông cốt thép vào hai dây cáp lớn. Dạng kết cấu này có ưu điểm là các cấu kiện chính chỉ chịu lực đơn giản: tháp chịu nén là chính, các dây cáp lớn và nhỏ chỉ chịu kéo, sàn cầu chịu mô men uốn tương đối nhỏ.

Năm 1968, kiến trúc sư Gunnar Birkerts đã ứng dụng kết cấu cầu treo cho thiết kế tòa nhà Ngân hàng dự trữ liên bang của bang Minnesota ở Mỹ. Tòa nhà được xây dựng xong năm 1973, được giới kiến trúc đánh giá cao, được coi là một thành tựu kiến trúc và dành được một số giải thưởng kiến trúc uy tín năm 1974. Tòa nhà này sử dụng kết cấu hai dây cáp treo gắn vào hai tháp ở hai đầu vượt qua nhịp 100m. Tòa nhà thông hai tầng dưới cùng để cho

người đi bộ qua. Bên trên là 11 tầng kết cấu khung thép. Phần ngầm bên dưới chiếm hai phần ba không gian của tòa nhà là các hầm chứa và văn phòng. Lõi thang máy gắn vào phía đông của tòa nhà. Năm 2000, tòa nhà được cải tạo lại thành 15 tầng, cao 67m và được sử dụng tốt đến ngày nay.

2.5. Giảm chi phí máy móc và thiết bị:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI-XÂY DỰNG VIETRACIMEX HÀ NỘI (Trang 95 - 98)